Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di chúc không hợp lệ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào Luật sư! Tôi rất muốn luật sư tư vấn về các nội dung sau:
Gia đình tôi có 3 gia nhà được ông bà làm từ rất lâu rồi, đến năm 1995 ba gian nhà thờ xuống cấp, bố tôi, vợ tôi và tôi đã cùng góp công của để sửa chữa (Nhưng lại không có chứng từ chứng minh sự góp công của để sửa chữa)

Đồng thời gia đình tôi có 3 gian nhà dưới và 2 gian nhà bếp, công trình phụ được xây dựng năm 1983, các thành phần tham gia bố, me, hai chị gái và tôi cùng xây dựng lên, tất cả nó đều nằm trên mảnh đất mang tên bố tôi, từ năm 1995 và đến năm 2003 lại cấp lại một lần nữa cũng mang tên bố tôi. Năm 1985 mẹ tôi chết, năm 2001 bố tôi lấy vợ hai có đăng ký và có 1 người con trai sinh 2002 Tôi xin hỏi:

1. Di chúc không có chữ ký của người lập di chúc có hiệu lực pháp luật không?

2. Ba gian nhà thờ đã thờ 5 đời có được để làm nhà thờ không hay cũng phải chia theo đồng thừa kế.

3. Theo luật thừa kế thì tôi và hai chị gái tôi được hưởng như thế nào?

4. Vợ hai và đứa con đó được hưởng những gì ?

Tôi nhờ Luật sư cho lời khuyên giúp đỡ tư vấn giúp tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục xin giấy phép.

>> Luật sư tư vấn quy định của pháp luật về di chúc, gọi:

Trả Lời:

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Xin giấy phép đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Di chúc không có chữ ký của người lập di chúc có hiệu lực pháp luật không?

Tại Điều 628 có quy định về các loại di cức bằng văn bản như sau:

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Tại 2 Điều 633 và Điều 634 quy định về trường hợp di chúc bằng văn bản có người làm chứng và không có người làm chứng đều quy định là phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Điều 633 quy địnhNgười lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.” và Điều 634 cũng quy định “Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.”

Như vậy về cơ bản khi di chúc không có chữ ký của người lập di chúc thì di chúc đó không có hiệu lực.

2. Ba gian nhà thờ đã thờ 5 đời có được để lại thờ cúng không hay phải chia cho các đồng thừa kế?

Theo quy định của pháp luật về di sản thừa kế thì 3 gian nhà thờ đã thờ 5 đời này nếu ba mẹ bạn được bàn giao lại để trông coi thờ cũng thì sẽ phải giữ nguyên để thờ. Nghĩa là ông bà bạn trước khi mất bàn giao lại cho ba mẹ bạn và có nói rõ là nhà này là để thờ cúng tổ tiên, không cho với mục đích thừa kế mà là để các đời sau thay nhau thờ cúng và đây là tài sản chung của các đồng thừa kế không được phép chia thừa kế hay trao đổi mua bán.

Trong trường hợp ba mẹ bạn được thừa kế 3 gian nhà thờ này thì bây giờ ba mẹ bạn mất mà không để lại di chúc bàn giao việc trông coi thì ngôi nhà này được coi là tài sản để chia thừa kế và buộc phải chia cho các đồng thừa kế.

3. Theo luật thừa kế thì tôi và chị gái tôi được hưởng như thế nào?

Theo quy định về thừa kế theo pháp luật thì bạn và hai chị gái bạn sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật ngang nhau về tài sản ba mẹ bạn để lại. Trong trường hợp này mẹ bạn đã mất mà không để lại di chúc thì di sản thừa thừa kế để lại của mẹ bạn sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm có ông bà ngoại bạn, bạn, hai chị gái bạn và bố bạn. Như vậy bạn và hai chị của bạn sẽ được hưởng bằng nhau phần tài sản của mẹ bạn.

Điều 651 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

4. Mẹ hai và đứa con chung được hưởng những gì?

Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì mẹ hai của bạn sẽ được hưởng một nửa tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân với bố bạn. Còn khi bố bạn mất thì mẹ hai và đứa con chung mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản thừa kế của bố bạn để lại bằng với phần của bạn và hai chị gái của bạn theo quy định về hàng thừa kế thứ nhất.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *