Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Số lượng các vụ tranh chấp lao động xảy ra ngày càng nhiều, và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các chủ thể tham gia . Thông thường tranh chấp lao động phát sinh nhằm bảo về quyền lợi cho người lao động, người sử dụng lao động chính là quyền lợi cơ bản trong quan hệ lao động

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 7,8,9 tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể

“7. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

8. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

9. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.”

  • Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao đông tập thể

-Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động giữa một cá nhân hoặc một nhóm người lao động với người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ đơn lẻ của từng cá nhân, trong quá trình tranh chấp không có sự liên kết giữa những người lao động tham gia tranh chấp và tổ chức công đoàn chỉ tham gia với tư cách là người đại diện bảo vệ người lao động.

-Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ thống nhất của tập thể, quá trình tranh chấp thể hiện tính tổ chức cao của tập thể người lao động và có sự tham gia của tổ chức công đoàn với tư cách là một bên của tranh chấp. ( tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về nghĩa vụ)

* Các tiêu chí phân biệt Dựa vào hai khái niệm trên, việc phân biệt hai loại tranh chấp dựa vào các tiêu chí sau:

 – Dấu hiệu chủ thể: Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động xảy ra giữa cá nhân NLĐ hoặc một nhóm NLĐ với NSDLĐ. Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ. Tập thể NLĐ thường bao gồm mọi NLĐ trong một đơn vị sử dụng lao động hoặc một bộ phận của đơn vị sử dụng lao động. Như vậy, trong trường hợp tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa một cá nhân NLĐ với NSDLĐ thì có thể dễ dàng phân biệt nó với tranh chấp lao động tập thể. Tuy nhiên, nếu tranh chấp lao động cá nhân có sự tham gia của một nhóm người lao động thì việc phân biệt tranh chấp lao động cá nhân với tranh chấp lao động tập thể là khó khăn hơn. Khi này, ta phải kết hợp các tiêu chí khác nữa mới có thể phân biệt hai loại tranh chấp này.

– Dấu hiệu về nội dung: Đây là tiêu chí quan trọng nhất phân biệt hai loại tranh chấp. Nội dung của tranh chấp lao động cá nhân chỉ liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân hoặc của một nhóm NLĐ. Mục đích mà các bên hướng tới luôn mang tính cá nhân. Vì vậy, nếu một vụ tranh chấp có nhiều NLĐ tham gia nhưng mỗi người chỉ quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì vẫn coi đó là tranh chấp lao động cá nhân. Trong khi đó, nội dung của tranh chấp lao động tập thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cả tập thể NLĐ. Đích nhắm tới của các bên bao giờ cũng mang tính chất tập thể. Quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên mong muốn thường là quyền và nghĩa vụ chung của cả một đơn vị sử dụng lao động hoặc một bộ phận của đơn vị sử dụng lao động đó. Ví dụ: Tập thể NLĐ trong một xí nghiệp yêu cầu NSDLĐ cải thiện điều kiện lao động trong xí nghiệp đó, NSDLĐ yêu cầu tập thể người lao động thực hiện đầy đủ các cam kết trong thỏa ước lao động tập thể. Ta có thể thấy rõ ý nghĩa của tiêu chí nội dung trong việc phân biệt 2 loại tranh chấp qua ví dụ sau đây: Trong một đơn vị sử dụng lao động, NSDLĐ có hành vi đánh đập, lăng mạ và xúc phạm một NLĐ. Trước sự kiện đó, tập thể NLĐ bất bình, phản ứng với NSDLĐ, yêu cầu họ phải xin lỗi NLĐ bị xúc phạm và phải bồi thường bằng một khoản tiền. Trong vụ tranh chấp này, tuy có tập thể lao động tham gia tranh chấp nhưng nó vẫn được xác định là tranh chấp lao động cá nhân vì yêu sách mà tập thể người lao động đưa ra liên quan đến lợi ích cá nhân, tức là nội dung tranh chấp mang tính cá nhân. Ngược lại, cũng tình huống như trên, nếu tập thể người lao động cũng bất bình, phản ứng NSDLĐ nhưng họ đưa ra yêu sách là cấm người sử dụng lao động có hành vi hành hạ ngược đãi người lao động trong toàn bộ đơn vị thì phải coi đây là tranh chấp lao động tập thể vì nội dung tranh chấp liên quan đến quyền của tập thể.

 – Dấu hiệu về tính chất tranh chấp: Tranh chấp lao động cá nhân thường mang tính chất đơn lẻ. Trong tranh chấp lao động cá nhân không có sự liên kết của nhiều người. Nếu có nhiều người cùng tham gia tranh chấp mà mối liên hệ của họ rời rạc không có sự kết dính thì vẫn là tranh chấp lao động cá nhân. Ngược lại, trong tranh chấp lao động tập thể, tính tổ chức bao giờ cũng là yếu tố hàng đầu. Giữa những NLĐ tham gia tranh chấp có sự liên kết chặt chẽ với nhau và sự liên kết này tạo nên sức mạnh của cả tập thể, là áp lực đối với người sử dụng lao động. Do đó, tranh chấp lao động tập thể thường ở quy mô lớn và mang tính đoàn kết cao.

Về vai trò của tổ chức công đoàn: Tiêu chí này chỉ có ý nghĩa trong những đơn vị sử dụng lao động có tổ chức công đoàn hoặc có ban chấp hành công đoàn lâm thời. Trong tranh chấp lao động cá nhân, tổ chức công đoàn tham gia vào tranh chấp với tư cách là người đại diện bảo vệ NLĐ. Tức là công đoàn chỉ là chủ thể thứ 3 đứng ngoài tranh chấp, không phải là một bên của tranh chấp. Tổ chức công đoàn chỉ đứng ra đề nghị NSDLĐ xem xét và giải quyết những yêu cầu của người lao động với tư cách là người đại diện, bảo vệ cho họ. Ngược lại, trong tranh chấp lao động tập thể, tổ chức công đoàn trực tiếp tham gia tranh chấp, là một bên của tranh chấp, đại diện cho tập thể người lao động làm việc với người sử dụng lao động. Đồng thời, tổ chức công đoàn còn có vài trò to lớn trong vận động và tổ chức người lao động nhừm tạo nên sức mạnh của cả tập thể người lao động

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *