Phân biệt tội danh Cướp – Cướp giật – Trộm cắp theo Bộ Luật hình sự mới nhất

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện nay, người dân chưa phân biệt rõ ràng các tội danh có cấu hình tội phạm tương đối giống nhau như trộm cắp, cướp, cướp giật. Luật sư tư vấn và giải đáp về sự khác nhau giữa các tội danh này, cách định tội danh và mức hình phạt với từng tội danh:

Mục lục bài viết

1. Phân biệt tội danh Cướp – Cướp giật – Trộm cắp tài sản

Thời gian sắp tới, thời tiết sẽ có nhiều thay đổi, nhiệt độ tăng cao khiến cho người ra đường thường chú ý tới các phương án che nắng để ra đường mà quên đi tài sản mà mình mang như túi xách, balo hoặc ở tại nhà nhưng đóng kín cửa trong phòng điều hòa. Đó là những dấu hiệu của sự chủ quan, vô tình tạo điều kiện cho tội phạm trộm cắp, cướp, cướp giật. Vậy, chúng ta sẽ phân biệt những tội danh này như thế nào, hãy cùng Xin giấy phép tìm hiểu với các bạn!

Phân biệt tội danh Cướp - Cướp giật - Trộm cắp theo Bộ Luật hình sự mới nhất

, gọi ngay:

Trả lời:

Trước kia, các tội danh này được quy định tại (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009) hiện nay áp dụng (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xin giấy phép phân biệt sực khác nhau cơ bản của ba tội danh này như sau:

Cướp Cướp giật Trộm cắp
Điều luật Điều 133 Bộ Luật Hình sự 1999 Điều 136 Bộ Luật Hình sự 1999 Điều 138 Bộ Luật Hình sự 1999
Mục đích Chiếm đoạt tài sản Chiếm đoạt tài sản Chiếm đoạt tài sản
Đặc trưng

Tội phạm dùng vũ lực hoặc

đe dọa dùng vũ lực để đạt được

mục đích của mình

Tội phạm lợi dụng sơ hở, với

thủ đoạn nhanh chóng, ngay

tức khắc để đạt được mục đích

Tội phạm có hành vi lén lút,

không dùng vũ lực, hoặc các

thủ đoạn uy hiếp.

Người bị hại

Người bị hại biết mình bị mất tài sản

nhưng hoản sợ không thể chống cự

Người bị hại biết mình bị mất

tài sản nhưng không kịp phản ứng

Người bị hại không biết mình bị

mất tài sản khi nào

Khung hình phạt từ 3 năm tù đến tử hình từ 1 năm tù đến chung thân từ cải tạo không giam giữ đến chung thân

Giá trị thiệt hại

tối thiểu

không quy định không quy định từ 2 triệu đồng trở lên

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Phân biệt tội danh Cướp – Cướp giật – Trộm cắp. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự về phân biệt tội cướp và cướp giật, gọi: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Trách nhiệm hình sự khi phạm tội cướp giật tài sản ?

Thưa luật sư! Bạn em có lấy xe máy của mẹ và cùng 1 em trai nữa chưa đến 18 tuổi lấy biển số xe máy của người ta lắp vào xe mình rồi đi giật túi sách của người khác. Bạn ấy đã có 1 tiền án do sử dụng chất ma túy. Cho e hỏi bạn ấy sẽ chịu trách nhiệm hình sự ra sao? Và có bị đưa đi trại khác thụ án không ?

Em xin cảm ơn!

Trách nhiệm hình sự khi phạm tội cướp giật tài sản ?

Luật sư tư vấn luật hình sự về tội cướp giật tài sản, gọi:

Luật sư tư vấn:

Hành vi cướp giật túi xách của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 136 như sau:

Điều 136. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.”

Việc đã từng bị kết án là căn cứ tăng hình phạt đối với bạn của bạn.

Về nơi chấp hành án hình sự:

Quy định về việc thi hành án phạt tù tại Điều 21 như sau:

Điều 21. Quyết định thi hành án phạt tù

1. Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung. Trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, quyết định thi hành án phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, người bị kết án phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó làm việc.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù và hình phạt bổ sung, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định thi hành án cho cá nhân, cơ quan sau đây:

a) Người chấp hành án;

b) Viện kiểm sát cùng cấp;

c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;

d) Trại tạm giam nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam;

đ) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại;

e) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.”

Như vậy, trong trường hợp này, cơ quan công cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú là nơi bạn của bạn thụ lý án.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Giật điện thoại, túi xách là vi phạm tội cướp tài sản hay tội cướp giật tài sản?

Thưa luật sư, Luật sư cho em hỏi tình huống như sau: A 22 tuổi, M 21 tuổi, hai người yêu nhau được 2 năm. Trong thời gian yêu nhau, A và M nhiều lần có hành vi quan hệ tình dục, A cũng nhiều lần dùng điện thoại chụp ảnh, quay video làm kỷ niệm, M biết nhưng không phản đối Khi chia tay nhau.

M yêu cầu A xoá bỏ toàn bộ ảnh, phim và những gì liên quan đến kỷ niệm của hai người. Khoảng 1 tháng sau ngày chia tay, A hẹn gặp M để nói chuyện. Khi gặp M, A đòi M cho quan hệ tình dục, M không đồng ý liền bị A doạ đưa ảnh khoả thân của M lên mạng internet, M lo lắng và đành chấp nhận. Sau đó A đe doạ và yêu cầu M phải gửi vào tài khoản cho hắn 40 triệu đồng “coi như mua đứt số phim, ảnh”. M sợ hãi đành chấp nhận làm theo yêu cầu của A. Một lần A gặp M ở dọc đường yêu cầu M vào nhà nghỉ với hắn, M không đồng ý liền bị A đánh đập, giật điện thoại, túi xách của M và bỏ đi. Điện thoại, túi xách của M có tổng trị giá 7 triệu đồng.

M tố cáo hành vi phạm tội của A trước cơ quan công an và A đã bị bắt. Cho mình hỏi, hành vi giật điện thoại, túi xách trong tình huống trên phạm tội cướp tài sản hay cướp giật tài sản?

Cảm ơn!

Giật điện thoại, túi xách là vi phạm tội cướp tài sản hay tội cướp giật tài sản?

Trả lời:

Hành vi giật túi xách, điện thoại sẽ bị truy cứu theo tội cướp tài sản quy định tại điều 133 ().

Vì ở đây A đã có hành vi sử dụng vũ lực đối với M sau đó mới chiếm đoạt tài sản. Như vậy, A đã cấu thành tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999 có sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về cấu thành của tội cướp tài sản

Quy định về tội cướp tài sản là

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.

Tuy nhiên khi thực hiện hành vi giật điện thoại, túi xách của M và bỏ đi thì việc này được thực hiện khi một lần A gặp M ở dọc đường yêu cầu M vào nhà nghỉ với hắn. Đối chiếu với quy định tại Khoản 1 Điều 136 Tội cướp giật tài sản của Bộ luật hính sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 là Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm

Tuy nhiên cần xem xét hành vi này xuất phát từ việc dùng thủ đoạn này là do M sợ hãi đành chấp nhận làm theo yêu cầu của A.

Vi vậy, hành vi của A là hành vi vi phạm pháp luật nếu có bằng chứng chứng minh. Và theo bạn cung cấp thì thì hành vi trên đã bị bắt, và bạn chỉ băn khoản là hành vi đó là phạm tội cướp tài sản hay cướp giật tài sản.Theo tình huống bạn cung cấp thì đây thuộc về tội cướp tài sản thưa bạn.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Định danh tội phạm về tội cướp tài sản hay tôi cướp giật tài sản ?

Kính chào Luật sư! Mong luật sư tư vấn giúp em câu hỏi: Hai anh em A và B thực hiện việc chiếm đoạt tài sản để có tiền chơi cờ bạc. A vừa tròn 16 tuổi cùng anh trai là B trên 18 tuổi, sử dụng xe máy do B điều khiển, A nhanh chóng lấy túi đựng tiền của chị K đi xe đạp với số tiền 40 triệu đồng, chị K biết việc A lấy túi tiền nhưng hành động của A nhanh quá mà chị K không kịp phản ứng để giữ lại túi tiền nên đành chịu.

Khi chị K hô mọi người bắt giữ A, B thì anh C ra ngăn chặn. A ngồi sau xe máy đã dùng chân đạp vào người C làm ngã C xuống đường và hai anh em chạy thoát. Một tuần sau A, B bị công an bắt giữ. Câu hỏi:

a. Hãy xác định tội danh và khung hình phạt mà A, B có thể bị xét xử theo các tình tiết trong tình huống nêu trên.

b. Giả định việc A đạp C dẫn đến C ngã đập đầu xuống đường làm bằng bê tông nên dẫn đến C chết thì tội danh của A và B có thay đổi không?

Cảm ơn luật sư!

Dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 136 về tội cướp giật tài sản thì:

“Điều 136. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.”

Theo đó, để xét xem hành vi mà A, B thực hiện có cấu thành tội cướp giật tài sản hay không thì cần phải xét cấu thành tội phạm của tội này như sau:

1. Chủ thể

Pháp luật quy định chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này như sau:

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 136 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp trên, A đã đủ 16 tuổi, B 18 tuổi. Như vậy, cả hai đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội cướp giật tài sản.

2. Khách thể

Hành vi cướp giật tài sản xâm phạm quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân. Trong trường hợp này, hành vi của A và B đã xâm phạm đến quyền sở hữu của chị K đối với túi tiền, và sức khỏe của anh C.

3. Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi giật tài sản (nhanh chóng, công khai), có thể kết hợp với các thủ đoạn như lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản…

Lưu ý: trong quá trình thực hiện hành vi giật, nếu người chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản chống cự để giành lại tài sản, mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực với người đó để chiếm bằng được tài sản thì hành vi cướp giật tài sản sẽ trở thành hành vi cướp tài sản.

Trong trường hợp này, A và B đi xe máy và có hành vi giật túi tiền của chị K. Lúc này chị K cũng không kịp có hành vi phản kháng nào, A, B chỉ có hành vi nhanh chóng giật túi tiền của chị K mà không có hành vi dùng vũ lực với chị K.

Chạy trốn là một đặc trưng của tội cướp giật tài sản, trong tình huống trên, A và B sau khi cướp giật được tài sản của chị K đã có hành vi bỏ trốn, nhưng sau đó vì anh C ngăn chặn thì đã có hành vi đạp anh C để tiếp tục chạy trốn – đây là hành vi hành hung để tẩu thoát.

– Hậu quả: người phạm tội giật được tài sản.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

A và B thực hiện hành vi cướp giật tài sản trên với lỗi cố ý trực tiếp và với mục đích chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, qua những phân tích trên, hành vi mà A và B thực hiện đủ điều kiện để cấu thành tội cướp giật tài sản. Cụ thể, A và B đã có các tình tiết tăng nặng định khung được quy định tại khoản 2 của điều luật là tại điểm a, điểm đ và điểm g của khoản 2 Điều 136 Bộ luật hình sự.

2. Giả sử việc A đạp C dẫn đến C ngã đập đầu xuống đường làm bằng bê tông nên dẫn đến C chết thì tội danh của A và B có thay đổi không?

Trong trường hợp A đạp C dẫn đến hậu quả làm C chết không làm thay đổi tội danh của A và B. Mà hành vi A, B thực hiện vẫn là tội cướp giật tài sản, tuy nhiên, sẽ chuyển qua khoản 4 của Điều luật như sau:

“4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”

Vì hành vi đạp C chỉ mang tính chất nhằm mục đích tẩu thoát đối với hành vi cướp giật, mà không phải là cố ý làm cho C bị thương hay làm C chết.Đây chỉ được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chứ không cấu thành tội mới. Giả sử nếu C có việc ngăn chặn A, B, sau đó C giằng lại được túi tiền và A có hành vi đạp C, khiến C chết để cướp lại túi tiền, thì hành vi này mới cấu thành tội cướp tài sản.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

Trân trọng ./.

Bộ phận Tư vấn Luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *