Phân biệt chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, luật sư cho em hỏi về đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần ? phân biệt cho em về việc chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần của công ty cổ phần ? Cảm ơn luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

2.1. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần.

Điều 110 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về công ty cổ phần:

“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Công ty cổ phần là mô hình đặc trưng điển hình cho loại hình công ty đối vốn: các thành viên góp vốn vào công ty bằng cách mua cổ phần, tạo thành vốn điều lệ cho công ty bằng mệnh giá các cổ phần mà họ mua, và trở thành cổ đông trong công ty.

– Cổ phần là những phần bằng nhau, được chia nhỏ ra từ vốn điều lệ của công ty

– Cổ phiếu là biểu hiện ra bên ngoài giá trị của cổ phần, một cổ phần có thể bằng một hoặc nhiều cổ phiếu

– Thành viên: công ty cổ phần phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập (cổ đông sáng lập được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014), không giới hạn số lượng thành viên tối đa. Trường hợp công ty cổ phần được chuyển từ hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty nhà nước hoặc được chia/tách/sáp nhập/hợp nhất từ công ty cổ phần khác thì không cần phải có cổ đông sáng lập.

– Chế độ trách nhiệm là hữu hạn

– Được phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn

– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân

– Là mô hình công ty có quy mô lớn nhất, dễ huy động vốn nhất và có đông đảo thành viên nhất.

2.2. Phân biệt chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần ?

Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về chuyển nhượng cổ phần như sau:

“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.

4. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.

6. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

7. Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

Theo quy định trên có thể thấy, chuyển nhượng cổ phần gồm những vấn đề sau:

– Chủ thể: bên bán là cổ đông có cổ phần, bên mua là tổ chức/cá nhân khác

– Hạn chế khi chuyển nhượng cổ phần: Được tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được chuyển nhượng. Khi chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong 03 năm đầu công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì nếu muốn chuyển nhượng cổ phần cho người không phải là cổ đông sáng lập của công ty thì phải có được sự đồng ý của Đại hội cổ đông.

– Về hậu quả pháp lí: Số lượng thành viên của công ty có thể thay đổi, nhưng tổng số vốn của công ty không thay đổi.

Điều 129 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về việc mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông:

“1. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.

2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.”

Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về việc mua lại cổ phần theo quyết định của công ty:

“Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:

1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;

2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;

3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty.

Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên.”

Từ những quy định trên có thể thấy vấn đề mua lại cổ phần của công ty gồm:

– Chủ thể: Bên bán là cổ đông có cổ phần, bên mua là công ty phát hành cổ phần

– Hạn chế khi mua lại cổ phần: Chỉ được yêu cầu công ty mua lại trong trường hợp cổ đông không đồng ý với Nghị quyết của Đại hội cổ đông về tổ chức lại công ty hoặc quyền và nghĩa vụ của thành viên đó.

– Về hậu quả pháp lí: Nếu sau khi công ty mua lại, sau đợt chào bán cổ phần mà không ai mua lại phần cổ phần đó thì vốn góp của công ty sẽ giảm xuống.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *