Những vướng mắc trong việc cải chính hộ tịch năm 2017?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn một vài thắc mắc về giấy khai sinh? làm lại giấy khai sinh? cấp trích lục giấy khai sinh cho con?

Trả lời:

Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục của công ty chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

xin chào luật sư tôi cố vấn đề mong luât sư tư vấn gúp:tôi sinh 10thang10 năm 1993.khi đi làm giấy khai sinh thì bố tôi nhờ một người họ hàng làm giúp nên họ khai nhầm năm sinh 1994.nhưng bố mẹ tôi không biết là khai nhầm nên làm mọi giấy tờ vân theo 10/10/1993 kể cả chứng minh và sổ hộ khẩu tôi vẩn là 10/10/1993.nhưng gần đây có thông tư mơi họ lục lại khai sinh gốc của tôi là sai và không vào khẩu cho tôi 10/10/1993.họ bắt vào khẩu theo giấy khai sinh gốc 10/10/1994.giơ tôi phải làm gì để sửa sang đúng năm sinh của tôi.tôi xin cảm ơn!

Thưa các luật sư cháu có một vài vấn đề cần giải đáp.Do có sự nhầm lẫn,nên người thân của cháu đi đăng kí giấy khai sinh cho cháu là ngày 29/02/1997.Hiện tại các giấy tờ của cháu có nhiều ngày sinh khác nhau.Trong giấy khai sinh và các giấy tờ đi học hay bằng tốt nghiệp đều ghi ngày 29/02/1997;trong thẻ bảo hiểm y tế ghi ngày 01/02/1997;trong bằng lái xe ghi ngày 28/02/1997 và trong chứng minh thư thì ghi tháng 02/1997.Cháu đang rất hoang mang không biết phải làm như thế nào?Rất mong nhận được sự tư vấn của các luật sư ạ!

Căn cứ Điều 7 Nghị định 123/2015/ NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch như sau:

Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Theo đó, đối với trường hợp bạn muốn chỉnh sửa thông tin cá nhân, cụ thể là về ngày, tháng, năm sinh cho con thì bạn phải có đủ căn cứ xác định việc trước đây đăng ký ngày sinh cho con là do sai sót của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của bà nội – người yêu cầu đăng ký hộ tịch. Vì vậy, nếu không có đủ căn cứ để chứng minh trong trường hợp này, bạn không thể thực hiện thủ tục thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên giấy khai sinh của con.

Đồng thời, căn cứ tại Điểm b Khoản 1, điểm b Khoản 2 Điều 7 Luật hộ tịch 2014 như sau:

Điều 7. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch

1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:

b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:

b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;

Như vậy để bạn có thể lên ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện thủ tục thay đổi lại tên và thay đổi lại ngày tháng năm sinh.

Chào luật sư cho e hỏi 1 chút con e sinh ở nhà vào 30 tháng 9 nhưng e ko xin được giấy chứng sinh ở trạm y tế họ hẹn 20 ngày sau như vậy nếu 20 ngày sau e đi làm giấy chứng sinh và giấy khai sinh mà chạm y tế họ gây khó thì e làm sao e xin cảm ơn

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 thì sau 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha mẹ không thực hiện việc đi đăng ký giấy khai sinh cho con thì được coi là đăng ký khai sinh quá hạn

Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

Căn cứ theo điểm b Khoản1, điểm b Khoản 2 Điều 7 Luật hộ tịch 2014 thì thẩm quyền đăng ký giấy khai sinh quá hạn là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh quá hạn cho trẻ em. Đồng thời theo đó, Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh quá hạn. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh quá hạn.

Hồ sơ đăng ký khai sinh quá hạn được lập thành 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

Giấy tờ phải nộp:

– Phiếu cung cấp thông tin đăng ký khai sinh quá hạn (cá nhân tự viết hoặc tham khảo mẫu tại UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký khai sinh)

– Bản chính Giấy chứng sinh do cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế, nhà hộ sinh…) nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng:

+ Văn bản xác nhận của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng).

+ Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Giấy tờ phải xuất trình:

– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có ).

– Bản chính Giấy chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu 

– Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trường hợp không trực tiếp đi nộp thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền.

Xin chào luật sư. Tôi năm nay 33 tuổi. Tôi bị mất giấy khai sinh bản gốc nhưng nghe có luật năm 2016 không cấp lại bảm gốc giấy khai sinh nữa. Luật sư cho tôi hỏi chính xác là bây giờ tôi không thể xin cấp lại bản gốc được nữa phải ko ạ? Vì gần đây cha mẹ tôi đi làm về giấy tờ đất tự dưng đòi giấy khai sinh của tôi. Nên em tính đi làm lại giấy khai sinh gốc vì không biết còn cần khi nào nữa.. Và nếu được làm bản gốc thì có thể làm ở ubnd thường trú hiện tại hay là phải về nơi đăng ký khai sinh trước kia? Nếu trường hợp là ko làm lại đc giấy khai sinh bản gốc thì tôi phải làm bản sao giấy khai sinh cũng ở đâu ,nơi có hộ khẩu thường trú hay là phải về lại nơi khai sinh. Xin trân trọng cảm ơn. Chúc luật sư nhiều sức khỏe

xin chào tôi có 1 người em, mẹ của em bị bắt cóc qua nước khác và khi cô ấy trốn về có dắc theo em nhưng em không có giấy tờ gì cả và muốn làm lại giấy khai sinh và nhập hộ khẩu với mẹ có được không. xin cảm ơn

Thứ nhất là căn cứ Điều 24, Khoản 1 Điều 25 Nghị Định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ Tịch

Điều 24: Điều kiện đăng kí lại khai sinh, kết hôn , khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Theo đó, thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử là Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh.

Thứ hai là, thủ tục xác nhận cha mẹ con 

Căn cứ Điểm b, Khoản 2 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014

Điều 3: Nội dung đăng ký hộ tịch

2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

b) Xác định cha, mẹ, con;

Căn cứ Điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014

Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2015/ND-CP Hướng dẫn Luật hộ tịch

Điều 3. Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch

1. Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, đăng ký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch; người yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.

Hồ sơ đăng ký hộ tịch chỉ cần lập một (01) bộ.

Như vậy, có nghĩa là để ghi tên mẹ của em bạn vào giấy khai sinh của em bạn, thì phải làm thủ tục xác nhận cha mẹ con tại Tòa án Nhân dân và đồng thời, sau khi có quyết định của tòa án thì cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ dựa trên quyệt định đó để ghi tên người mẹ vào giấy khai sinh cho em bạn

E muốn  e phải làm thế nào để công chứng được? giấy khai sinh mất, bản sao co bản photo có công chứng được không? .e mong anh chị trả lời e sớm e cảm ơn anh chị.

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 và Điều 77 Luật Công chứng 2014 như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Điều 77: Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên

1. Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Do đó, có thể hiểu rằng việc đem bản sao đi công chứng là không có đủ cơ sở pháp lý

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *