Những vấn đề cần lưu ý để giải quyết khi chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi chấm dứt quan hệ lao động (trong đó có hợp đồng lao động) thì người sử dụng lao động và người lao động cần phải giải quyết rất nhiều các vấn đề pháp lý kéo theo như: Trợ cấp thôi việc, đăng ký thất nghiệp, bảo hiểm thai sản….xin giấy phép đưa ra một số vấn đề pháp lý để quý khách hàng tham khảo:

1. Tư vấn việc thực hiện chế độ chấm dứt (HĐLĐ) ?

Kính chào Luật sư. Tôi năm nay 56 tuổi. Vừa qua do gia đình có khó khăn nên tôi xin chám dứt HĐLĐ với Công ty là một doanh nghiệp xây dựng đã thoái vốn nhà nước 100%. Tuy nhiên từ đó đến nay đã hơn 2 tháng nhưng công ty vẫn chưa chịu thanh toán tiền chế độ khi chấm dứt HĐLĐ : một năm công tác nửa tháng lương( Đã tính, nhưng chưa trả). Tôi xin phép được hỏi : tôi muốn khiếu nại hoặc kiện công ty thì khiếu nại ở đâu và kiện ở tòa án nào? Thời gian sử lý vụ việc mất bao lâu?. Công ty tôi đóng ở TP. Đà Nẵng. Hiện có nhiều CBCNV công ty nghỉ việc đã lâu cũng chưa được thanh toán chế độ trên. Xin Chân Thanh Cảm ơn.

-Thanhngoc Pham

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 47 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động thì:

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Trong trường hợp đã quá 30 ngày mà công ty vẫn chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền có liên quan cho bạn thì bạn có thể trình bày trước với công đoàn cơ sở, nếu vẫn không được giải quyết thì bạn có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở.

2. Quy định về việc chấm dứt hợp đồng lao động ?

Em xin kính chào thân ái quý Công ty Luật. Hôm nay em có việc muốn nhờ quýCông ty tư vấn dùm em. Em vào làm việc cho 1 Công ty Dịch Vụ Bảo Vệ, Giám đốc kêu em thử việc 1 tháng rồi giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng cho em đảm nhiệm. Nhưng đã hơn 1 tháng giờ Giám đốc lại kêu em làm thêm 1 tháng thử việc nữa hả tính. Nếu giờ em muốn nghỉ việc vậy em có cần viết đơn báo trước 1 tháng không? Công ty nói đây là qui định của Công ty nếu không viết đơn trước 1 tháng xem như tự ý bỏ việc Công ty sẽ không trả lương. Công ty vẫn chưa mua Bảo hiểm gì cho em cả, vì em và Công ty chưa ký kết hợp đồng lao động… Em thành thật xin quý Công ty Luật tư vấn giúp em để em hiểu rõ hơn và hướng dẫn em biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi lao động của em… Em xin nhận nơi đây lòng thành kính biết ơn quý Công ty Luật nhiều.

-Lethanhphu3559

Trả lời:

Khoản 2 điều 37 quy định: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Như vậy đối với trường hợp này bạn và giám đốc công ty đã giao kết hợp đồng bằng lời nói đối với công việc có thời hạn 01 tháng. Do đó, khi chấm dứt hợp đồng lao động bạn chỉ cần báo trước ít nhất 03 ngày làm việc chứ không cần phải báo trước 1 tháng. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, phía công ty có nghĩa vụ thanh toán cho bạn tất cả các khoản có liên quan như tiền lương, trợ cấp,…theo quy định.

3. Công ty không ký hợp đồng lao động và tham gia BHXH cho lao động?

Thưa luật sư! Em có một vấn đề muốn hỏi về thủ tục kiện công ty không trả lương cho nhân viên. Em tên Trang, làm kế toán cho một công ty thương mai. Em làm hết tháng 03-2017 em nghỉ việc vì công ty thường xuyên chậm trễ lương nhân viên, em không có tiền trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày nên em xin nghỉ. Hiên còn 1 tháng lương ( T03/2017) em vẫn chưa lấy được, hỏi giám đốc nhiều lần cứ khất lần khất lượt và có ý định là không trả cho em. Trước khi em nghỉ , em có báo trước 1 tháng và đã bàn giao lại tất cả hồ sơ theo đúng quy định. Em làm việc được 10 tháng nhưng công ty không ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm cho em. Nhưng em cũng không đòi hỏi. Nên bây giờ em muốn kiện họ về việc không thanh toán lương cho em thì cần những gì để kiện được ah Nhờ dùm e Cảm ơn Luật sư rất nhiều

-TRANG NGUYỄN

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã làm việc được 10 tháng mà phía công ty vẫn chưa giao kết hợp đồng hay tham gia bảo hiểm cho bạn. Khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Khoản 3 điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định của pháp luật thì tối đa sau 30 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, công ty phải thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản trợ cấp khác ( nếu có ) cho bạn. Trong trường hợp đã quá thời hạn mà công ty vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ trên thì bạn có thể khởi kiên lên TAND cấp huyện nơi có trụ sở của công ty để được giải quyết.

4. Nghỉ việc ngang có lấy được sổ BHXH không?

Thưa luật sư,do điều kiện sức khỏe em không được ổn định nên muốn chấm dứt hợp đồng lao động ( hợp đồng 12 tháng ) với công ty hiện tại em đang làm. Trường hợp của em là muốn nghỉ ngang không làm 30 ngày,em không làm hư hại tài sản gì của công ty. Như vậy em có phải đền bù hợp đồng cho công ty không,và em có rút được sổ bảo hiểm của mình không ạ ? Mong luật sư giải đáp.

-Hung Nguyen

Trả lời:

Điều 43 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Như vậy trường hợp của bạn thì khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật bạn sẽ phải đền bù 1 nửa tháng tiền lương và 30 ngày lương do vi phạm quy định về thời hạn báo trước.

Sau khi bạn hoàn tất việc thanh toán các khoản đền bù, công ty sẽ hoàn thành thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với bạn, trong đó, phía công ty có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ bảo hiểm cho bạn.

5. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) ?

Em chào anh/chị, Em tên là Sen, Hiện tại đang làm việc ở Hà Nội, em muốn nhờ anh chị tư vấn giúp em đối với trường hợp của bạn em như sau bạn em làm ở cty A được vài năm rồi bây giờ muốn nghỉ Bạn ấy đã xin phép nghỉ trước 1,5 tháng, nhưng bây giờ gặp sếp, sếp lại bảo là để lạc mất cái (vì mục đích ông ấy muốn giữ bạn ấy lại) Bây giờ bạn em viết thêm cái đơn nữa, nhưng lại sơ xuất ghi nhầm ngày viết đơn là ngày hiện tại, và nội dung trong đơn ngày xin nghỉ cũng chính là ngày hiện tại, sếp lại cầm đơn rồi và giữ, không biết có cho nghỉ ko, họ còn soi là viết đơn nghỉ vào chính ngày hôm viết đơn, như thê là vi phạm hợp đồng, muốn nghỉ phải nộp phạt, rồi còn không chốt bảo hiểm, Vậy trong trường hợp này bạn em phải làm sao để nghỉ và không bị phạt và vẫn chốt được bảo hiểm bình thường ạ. Em cảm ơn anh/chị

-Đào Thị Sen

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì do cấp trên của bạn T đã làm mất lá đơn cũ mà hiện bạn T không cách nào chứng minh được việc mình đã viết lá đơn kia cách đây 1,5 tháng. Như vậy, nếu cấp trên của T không xác nhận việc T đã tuân thủ thời hạn báo trước thì để không bị đền bù hợp đồng, bạn T chỉ có thể rút lại đơn, viết lá đơn khác báo trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn và 45 ngày đối với , quy định cụ thể tại khoản 2, 3 điều 37 Bộ luật Lao động 2012 như sau:

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Nếu T bắt buộc phải nghỉ việc vào thời điểm hiện tại thì T sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc, đền bù 1/2 tháng tiền lương và tiền lương những ngày vi phạm về thời hạn báo trước.

Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, phía công ty sẽ có nghĩa vụ chốt sổ và hoàn trả sổ bảo hiểm cho T theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực lao động vui lòng gọi: (nhấn máy lẻ số 6) để được

Rât mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận lao động – Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *