Những tội danh mà hung thủ xả súng ở Điện Biên có thể phải chịu

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Vợ chồng Giám đốc doanh nghiệp bị bắn chết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên đã ra quyết định khởi tố vụ án giết người và tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng để tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của

>> 

Theo anninhthudo.vn Vào khoảng 6h45 sáng 15-8, trong một căn nhà thuộc tổ dân phố 30, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên xảy ra một vụ nổ súng khiến 1 người bị thương nặng và 2 người tử vọng. Danh tính 2 vợ chồng nạn nhân tử vong được xác nhận là ông Nguyễn Tuấn Vụ, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Công ty CP lương thực tỉnh Điện Biên – thuộc Tổng Công ty lương thực miền Bắc và vợ là Nguyễn Thị Lý làm nghề bán xổ số.

Căn cứ Điều 123 “Tội giết người”  và Điều 304 “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”    quy định cụ thể như sau:

 

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

>&gt Xem thêm: 

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

>&gt Xem thêm: 

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

 

*) Định nghĩa: Giết người là hành vi cố ý tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật.

*) Dấu hiệu pháp lý

+) Khách thể

>&gt Xem thêm: 

  • Quan hệ xã hội bị xâm hại: quyền sống của con người (tính mạng)
  • Đối tượng tác động: là con người đang sống và là người khác

+)Mặt khách quan

  • Hành vi khách quan: hành vi tước bỏ tính mạng của người khác một cách trái pháp luật
    • Hành vi tước bỏ tính mạng: bất kỳ hành vi nào mà khi thực hiện nó có khả năng thực tế gây ra cái chết cho nạn nhân. 
    • Việc tước bỏ tính mạng của người khác trái pháp luật: ngoài những trường hợp mà pháp luật cho phép.
  • Hậu quả: nạn nhân chết, lỗi cố ý trực tiếp thì tội giết người có cấu thành phạm tội vật chất mô hình 1, hậu quả có ý nghĩa xác định giai đoạn phạm tội. 
    • Nếu là lỗi cố ý gián tiếp thì tội giết người có cấu thành tội phạm vật chất mô hình 2. Hậu quả có ý nghĩa xác định tội phạm. Hậu quả tới đâu, xử lý tới đó.
  • Mối quan hệ nhân quả:  giữa cái chết của nạn nhân và hành vi phạm tội phải có mối quan hệ nhân quả.

+)Mặt chủ quan

  • Lỗi:  cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
  • Đông cơ, mục đích: động cơ và mục đích ko có dấu hiệu định tội

+) Chủ thể

Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường.

*) Một số tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người

+) Giết nhiều người: giết từ 2 người trở lên, có thể cùng một lần, có thể nhiều lần. Trong trường hợp giết nhiều người, với lỗi cố ý trực tiếp, thì ko cần có hậu quả có từ 2 người chết trở lên; với lỗi cố ý gián tiếp, thì phải có hậu quả từ 2 người chết trở lên.

+) Giết phụ nữ mà biết là có thai: phải thỏa mãn 2 nội dung

  • Đối tượng tác động: là phụ nữ có thai
  • Ý thức của người phạm tội: phải nhận biết được phụ nữ đó đang mang thai.

+) Giết trẻ em: là giết người dưới 16 tuổi. Không phụ thuộc vào việc có biết hay không biết người đó dưới 16 tuổi.

+) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân:

  • Công vụ là gì: nghị quyết 04/1986: công vụ là công việc mà cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện.
  • Người thi hành công vụ: theo nghị quyết 04/1986: có 3 loại người sau đây sẽ được coi là người thi hành công vụ
    • Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. 
    • Công dân bình thường được huy động để phục vụ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội.
    • Những công dân bình thường, không được huy động làm nhiệm vụ, mà họ thực hiện nghĩa vụ công dân. 

+) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

>&gt Xem thêm: 

+) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

+) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

+) Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+) Thực hiện tội phạm một cách man rợ: giết người mà gây ra sự đau đớn tột cùng của nạn nhân trước khi chết. 

+) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

+) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

+) Có tính chất côn đồ: sẵn sàng giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt, thích là giết, không cần lí do. V/d: vào quán uống café, thấy người khác nhìn mình, thì cho rằng là nhìn đểu, nên rút dao ra đâm.

+) Có tổ chức;

+) Tái phạm nguy hiểm;

+) Động cơ đê hèn: dấu hiệu định khung tăng nặng của tội giết người . giết người mang tính phản trắc, bội bạc.

>&gt Xem thêm: 

 

Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

c) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.

4.314 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

đ) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

 

 

*) Khách thể

+) Đối tượng tác động: Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

Vũ khí quân dụng: Pháp lệnh 16/2011

Phương tiện kỹ thuật quân sự: TTLN 01/1995

*) Mặt khách quan

+) Hành vi

  • Tội chế tạo trái phép
  • Tội tàng trữ
  • Tội vận chuyển trái phép
  • Tội sử dụng trái phép
  • Tội mua bán trái phép
  • Tội chiếm đoạt

*)Mặt chủ quan

  • Lỗi:  cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp
  • Đông cơ, mục đích: động cơ và mục đích ko có dấu hiệu định tội

+) Chủ thể

Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường.

*) Một số tình tiết định khung tăng nặng:

+ Có tổ chức;

+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;

+ Tái phạm nguy hiểm.

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

+ Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

+ Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.

 

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *