Những rắc rối xuất phát từ thời hiệu văn bản

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Câu chuyên Cty TNHH Thép Thành Long (Cty Thành Long) bị truy thu hơn 12,1 tỷ đồng tiền thuế NK xảy ra từ đầu năm 2009. TGĐ Cty này đã có đơn gửi Thủ tướng để kêu oan. Song, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cũng đã thực hiện hàng loạt biện pháp để đôn đốc, thu hồi nợ đọng thuế như: ba lần gửi thông báo yêu cầu Cty nộp đủ số thuế nợ và tiền phạt; thành lập đoàn công tác đến trụ sở Cty Thành Long dể thu nợ và ban hành Quyết định số 676/QĐ-HQLS ngày 22/7/2009 về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền

Thời hiệu của một văn bản được coi là vấn đề “rõ như ban ngày”. Thế nhưng, sự việc dưới đây lại không hẳn như vậy.

Nguồn cơn câu chuyện

Vào tháng 11 và 12/2008, Cty Thép Thành Long (Hưng Yên) ký ba hợp đồng nhập khẩu thép hợp kim cán nóng từ Trung Quốc. Số lượng hàng nhập là 28.839 tấn. Cty Thành Long đã mở 17 tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan đường sắt quốc tế ga Đồng Đăng, Lạng Sơn để nhập khẩu số hàng trên và nộp 17,23 tỷ đồng thuế GTGT với thuế NK được xác định là 0%. Lô hàng đầu tiên về VN ngày 10/1/2009. Song, ngày 28/2/200, Cty nhận được quyết định về việc ấn định thuế nhập khẩu cho các tờ khai hải quan mở từ ngày 7/2/2009 đến 13/2/2009 với số thuế phải nộp hơn 6,53 tỷ đồng. Ngày 14/3/2009, Cty Thành Long lại nhận thêm quyết định nữa về việc truy thu thuế nhập khẩu đối với các tờ khai hải quan mở từ ngày 1/1 đến 20/1/2009, số tiền thuế “truy thu” hơn 5,56 tỷ đồng. Tổng cộng, số tiền thuế nhập khẩu Cty bị truy thu là 12.147.649.670 đồng.

Một quyết định – hai thời điểm có hiệu lực

Việc Cty Thành Long bị “truy thu” thuế NK có nguyên nhân chính là hiệu lực thi hành của Quyết định số 123/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng thép hợp kim có hàm lượng Bo 0,0008% thuộc mã số hàng hóa 7227900010 từ 0% lên 5%. Việc thay đổi thuế suất thuế NK bằng một quyết định của Bộ trưởng là thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và phù hợp với Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm đó. Tuy nhiên, rắc rối xẩy ra từ quy định về hiệu lực thi hành của quyết định này.

>>

Quyết định số 123/QĐ-BTC của Bộ Tài chính được ban hành ngày 26/12/2008. Quyết định cũng ghi rõ “Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo”. Nếu chỉ có vậy thì không có gì phải tranh cãi. Ngày 18/1/2009, quyết định trên mới được đăng trên Công báo, do đó, ngày hiệu lực của Quyết định 123/QĐ-BTC, về nguyên tắc pháp lý, phải là từ ngày 2/2/2009. Thế nhưng, quyết định lại quy định thêm “được áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hóa xuất, nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan từ 1/1/2009”. Điều đó có nghĩa là, Quyết định số 123 có hai thời điểm hiệu lực là “sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo” và “áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hoá xuất nhập khẩu đưng ký với cơ quan hải quan từ 1/1/2009”. Đây là hai thời điểm hoàn toàn khác nhau. Bởi lẽ, nếu ngay sau khi ban hành, ngày 26/12/2009, QĐ 123 được đăng Công báo thì ngày có hiệu lực của QĐ phải là 10/1/2009. Nhưng, QĐ lại được áp dụng cho các Tờ khai hàng hoá xuất, nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan từ 1/1/2009!.

Cty Thành Long căn cứ vào quy định “Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo” thì cho rằng, thời điểm Cty mở tờ khai nhập hàng, thuế suất của mặt hàng thép mà Cty NK là 0%. Còn Hải quan Lạng Sơn thì căn cứ vào quy định “Được áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan từ 1/1/2009” để quyết định truy thu thuế nhập khẩu đối với Cty Thành Long với thuế suất 5%. Cái lý của Cty Thành Long là đúng và lập luận của Cơ quan hải quan cũng không sai! Rõ ràng, quy định về hiệu lực của Quyết định số 123/QĐ-BTC có vấn đề không minh bạch. Bởi lẽ, quy định là có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, nhưng hiệu lực thực tế của quyết định lại là sau 5 ngày kể từ ngày ký! Hơn nữa, trong trường hợp này, Tờ khai hải quan đã được đăng ký, kiểm tra, thuế suất đã áp và hàng hóa đã được thông quan với việc Cty đã nộp đủ 17,23 tỷ đồng thuế GTGT.

Câu hỏi tiếp theo không thể không đặt ra là, vì sao khi tiếp nhận các tờ khai hải quan của Cty Thành Long, chính công chức hải quan thuộc Chi cục Hải quan đường sắt quốc tế ga Đồng Đăng, Lạng Sơn vẫn áp thuế suất thuế nhập khẩu 0% cho toàn bộ lô hàng ?

Cty Thành Long có oan trong việc bị truy thu hơn 12,1 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu hay không? Câu hỏi đó rất cần một cơ quan đủ quyền lực và khách quan trả lời. Đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc trong sự kiện này. Nếu thực sự Cty Thành Long có sai phạm thì phải nộp số thuế nhập khẩu đang bị truy thu và cả tiền phạt chậm nộp. Song, nếu ngược lại, khi các lô hàng nhập khẩu của Cty Thành Long chưa chịu sự điều chỉnh của Quyết định 123 nói trên thì nên có những giải quyết nhanh chóng, hợp lý, hợp tình.

SOURCE: BÁO DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – LG. VŨ XUÂN TIỀN – Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty TNHH tư vấn VFAM VN

Trích dẫn từ: http://dddn.com.vn/

(: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích nghiên cứu, giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *