Những quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức theo quy định mới nhất hiện nay:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý: 

 

 

;

2. Nội dung tư vấn:

Tôi hiện đang là công chức cấp xã ( đỗ công chức được 6 năm). Hiện nay tôi có nhu cầu chuyển về làm ở xã khác ( địa phương tôi sinh sống). Xin vp cho tôi biết thủ tục cần thiết tôi phải làm là gì. ( xã tôi đang làm và định chuyển là cùng huyện). Tôi xin chân thành cảm ơn!

Khoản 10 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 giải thích từ ngữ như sau: Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

Điều 50 Luật này cũng quy định về Điều động công chức:

1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.

Điều 35 quy định về Điều động công chức này như sau:

Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;

2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;

3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 38 Nghị định này quy định về Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.

2. Trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.

Như vậy, bạn không được tự ý chuyển nơi công tác mới dù trong cùng thành phố Hà Nội. Khi muốn chuyển thì bạn phải xin phép người đứng đầu cơ quan nơi bạn đang công tác và nơi bạn muốn chuyển đến. Nếu như yêu cầu khi bạn trúng tuyển phải làm việc đủ số năm thì bạn cần tuân thủ, nếu không thì vẫn có thể xin chuyển nơi công tác khác.

Đồng thời nếu được luân chuyển thì bạn phải tuân thủ theo quy định tại điều 39 Nghị định 24/2010/NĐ-CP về Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái như sau:

1. Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 29 Nghị định này và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển.

2. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.

3. Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.

4. Công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

– Về thủ tục luân chuyển công tác hiện nay thực hiện theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức,viên chức của mỗi tỉnh nhưng bắt buộc phải có các nội dung: 

+ ;

+ Bản sao văn bằng chứng chỉ, quyết định tuyển dụng công tác, quyết định lương hiện hưởng, văn bản đồng ý của cơ quan ban đang công tác và cơ quan dự kiến chuyển đến.

– Về thẩm quyền tiếp nhận thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện nơi bạn sẽ chuyển đến công tác.

Thưa luật sư: Tôi đang làm hợp đồng tại một cơ quan nhà nước, hiện tôi đang bi kỹ luật khiển trách, sắp tới tỉnh tôi mở thi công chức, luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi có được đi thi công chức hay không

Căn cứ Điều 36 Luật cán bộ,công chức 2008 quy định về điều kiện đăng tuyển dụng công chức như sau:

Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
 
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
 
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
 
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
 
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
 
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
 
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
 
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
 
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
 
a) Không cư trú tại Việt Nam;
 
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
 
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Căn cứ vào quy định pháp luật như trên thì trường hợp của bạn hiện đang bị kỷ luật khiển trách nằm vào đối tượng không được phép thi tuyển nên bạn vẫn không có quyền đăng kí thăm gia thi tuyển vào đợt tuyển này. 

Kính chào văn phong Xin giấy phép, Tôi là Trần Đại Duyệt, xin hỏi: Căn cứ nào của pháp luật để yêu cầu lãnh đạo cơ quan (Đây là cơ quan quản lý nhà nước) hàng năm phải khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. xin cám ơn.

 Căn cứ điều 152 bộ luật lao động 2012. 

Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động

1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Căn cứ vào quy định trên, người sử dụng lao động bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Tuy nhiên đối tượng áp dụng của bộ luật lao động 2012 không có áp dụng cho đối tượng là cán bộ, công chức viên chức. 

Như vậy, quy định tại điều 152 Bộ luật lao động 2012 không áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 

Mặt khác,theo quy định luật cán bộ công chức 2008, quy định về khám sức khỏe chỉ áp dụng đối với khâu tuyển dụng, còn trong quá trình làm việc không có quy định bắt buộc. 

Từ các phân tích trên có thể hiểu quy định khám sức khỏe định kỳ hằng năm đối với cán bộ, công chức là không bắt buộc, chỉ bắt buộc tại khâu tuyển dụng. 

Tôi công tác tại TT Dạy nghề từ tháng 7//2006 đến nay theo hợp đồng lao đông của trung tâm. Tháng 5 đến tháng 11/2015 tôi có nghỉ sinh theo chế độ. Vậy, xin hỏi tháng 6/2016 tôi có đủ điều kiện để xét đặc cách viên chức không? thời gian công tác của tôi là 9 năm 11 tháng nhưng trong đó có cả thời gian nghỉ sinh thi có được tính để xét đặc cách khay không?

Theo quy định tại Điều 14  về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã có những quy định cụ thể về trường hợp đặc cách như sau:

“1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại Điều 4 Nghị định này và yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức xem xét, quyết định xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Mục 4 Chương này đối với các trường hợp sau:

a) Người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 03 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng;

b) Những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng, trừ các trường hợp mà vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp cần tuyển dụng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;

c) Những người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.

2. Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thủ tục đối với các trường hợp xét tuyển đặc cách quy định tại Điều này”.

Ngoài ra, theo  Thông tư hướng dẫn về tuyển dụng, kí kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo bồi dưỡng đối với viên chức tại Điều 7 đã có quy định chi tiết hướng dẫn cụ thể Điều 14 của Nghị định 29/2012/NĐ-CP về điều kiện được xét đặc cách như sau:

“1. Căn cứ nhu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17Nghị định số 29/2012/NĐ-CP đối với các trường hợp sau:

a) Người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CPhiện đang công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển; có thời gian liên tục từ đủ 36 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc); trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

b) Người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì phải công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển, trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian này;

c) Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng của đơn vị sự nghiệp công lập trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống.

2. Việc xác định tốt nghiệp đại học loại giỏi được căn cứ vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp; trường hợp bằng tốt nghiệp không xếp loại thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức báo cáo cụ thể kết quả học tập toàn khóa và kết quả bảo vệ tốt nghiệp để cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phải có văn bản trả lời”.

 Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn công tác tại TT Dạy nghề từ tháng 7//2006 đến nay theo hợp đồng lao đông của trung tâm đã được hơn 36 tháng ( đã trừ thời gian nghỉ sinh).Theo qui định pháp luật hiện hành thì để đạt đủ thời gian công tác để được xét đặc cách viên chức là từ 36 tháng trở lên và đã trừ thời gian tập sự hay thử việc.Do đó thời gian bạn công tác thực tế đã trừ thời gian nghỉ sinh và thử việc mà vẫn đủ 36 tháng thì bạn sẽ đạt điều kiện về thời gian công tác theo qui định của pháp luật để đuợc xét đặt cách .Tuy nhiên để được xét đặt cách thì trong quá trinh bạn công tác còn phải không được không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Ngoài ra bạn còn phải được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.Nếu bạn đã đạt đủ các yêu cầu trên thì bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để được xét đặc cách viên chức.

Chào luật sư, hiện tôi là viên chức đang công tác tại Đài phát thanh 1 huyện ở Hải Dương (đã được gần 10 năm), đang hưởng lương Trung cấp, mã ngạch là 17.178. Vừa rồi tôi vừa học xong Đại học tại chức, giờ nếu chuyển sang chức danh nghề nghiệp hưởng lương Đại học thì phải thi hay chỉ xét thôi ạ? (Tôi thấy cách đây vài năm thì là xét nhưng giờ thấy một số người nói là phải thi nhưng tôi chưa tìm được văn bản pháp luật nào quy định cụ thể là phải thi). Xin luật sư giải đáp giúp . Xin chân thành cảm ơn. 

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về việc thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức thì: “ Khi chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng phải thực hiện thông qua việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp.”

Theo quy định của Thông tư 12/2012/TT-BNV:

“Điều 3. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

1. Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.

2. Việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải thực hiện theo các quy định của Quy chế tổ chức thi và xét thăng hạng; Nội quy thi tuyển, thi và xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

3. Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp và điều kiện cụ thể của đơn vị, ngành, lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định hình thức thi hoặc hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP.”

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Chương 3 Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức: Việc xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng đối với viên chức phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Viên chức được bố trí sang vị trí việc làm mới có yêu cầu chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khác cùng hạng với chức danh nghề nghiệp đang đảm nhiệm;

b) Viên chức đáp ứng đúng tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp mới.Trong trường hợp của bạn, hiện bạn là viên chức đang công tác tại Đài phát thanh 1 huyện ở Hải Dương (đã được gần 10 năm), đang hưởng lương Trung cấp, mã ngạch là 17.178. Mã ngạch 17.178 thuộc ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự (Căn cứ theo Quyết định 78/2004/QĐ-BNV về Danh mục các ngạch công chức, viên chức). Nếu bạn đảm bảo về điều kiện theo yêu cầu thì sẽ được xét chuyển theo các tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp hưởng lương đại học.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật Lao động – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *