Những đặc điểm của chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn theo quy định của pháp luật

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bài viết phân tích về nội dung “Những đặc điểm của chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn theo quy định của pháp luật” để phục vụ các bạn nghiên cứu và tham khảo:

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ CHỈ DẪN GÂY NHẦM LẪN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

 

Theo pháp luật Việt Nam khái niệm chỉ dẫn thương mại lần đầu tiên được quy định tại về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp:

“Chỉ dẫn thương mại” là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại, hàng hóa, dịch vụ, gồm nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa,…” (khoản 1 Điều 4 Nghị định 54/2000).

Và đã được pháp điển hóa trong . Hiện nay, điều chỉnh pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng chỉ dẫn gây nhầm lẫn được quy định  tại Luật cạnh tranh năm 2004 và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Điều 40 quy định:

“1. Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

2. Cấm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn bao gồm hai dạng hành vi sau:

+ Hành vi sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn đia lý,… làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

+ Hành vi có các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

 Theo quy định nói trên, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn có những đặc điểm sau đây:

 Thứ nhất, về chủ thể: Chủ thể hực hiện hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn phải là các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ta cần phân biệt rõ ràng khái niệm “doanh nghiệp” của Luật cạnh tranh năm 2004 và Luật Doanh nghiệp năm 2005 là không đồng nhất.Theo đó, “doanh nghiệp” trong Luật Cạnh tranh 2004 không chỉ bao gồm các tổ chức kinh danh như quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, mà còn bao gồm các cá nhân kinh doanh, trong đó gồm có cá nhân đăng ký kinh doanh và các nhân không đăng ký kinh doanh.

 Thứ hai, về đối tượng: Là các chỉ dẫn thương mại của sản phẩm, dịch vụ. Luật Cạnh tranh không quy định khái niệm chỉ dẫn thương mại mà chỉ liệt kê một số đối tượng được coi là chỉ dẫn thương mại, bao gồm: Tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và những dấu hiệu khác theo quy định của Chính phủ. Chỉ dẫn thương mại là cơ sở quan trọng để khách hàng nhận biết sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể và là những dấu hiệu để phân biệt chúng trong những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Về giá trị kinh tế, các đối tượng nói trên là kết quả đầu tư của doanh nghiệp trong việc xây dựng danh tiếng cho sản phẩm của mình.

 Thứ ba, về cách thức thực hiện: Là hành vi sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì,… nhằm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ để cạnh tranh không lành mạnh hoặc kinh doanh hành hóa, dịch vụ có chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

Đối với hành vi sử dụng các chỉ dẫn chứa đựng những thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý,… làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh, doanh nghiệp được giả định vi phạm đã sử dụng các chỉ dẫn thương mại có nội dung trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Như vậy, để xác định hành vi, cần phải làm rõ những vấn đề sau đây:

+ Xác định chỉ dẫn bị vi phạm: Tùy từng vụ việc, chỉ dẫn bị vi phạm có thể là tên thương mại, bao bì, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, chỉ dẫn địa lý của sản phẩm, của doanh nghiệp đang được pháp luật bảo hộ. Việc sử dụng tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, bao bì, xuất xứ địa lý,… của doanh nghiệp vi phạm đã gây nhầm lẫn cho khách hàng. Theo Luật Cạnh tranh, khả năng gây nhầm lẫn được hiểu là khả năng làm sai lệch nhận thức của khách hàng làm cho họ không phân biệt được đâu là sản phẩm chính hiệu và đâu là sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

+ Về hình thức, doanh nghiệp vi phạm đã sử dụng các chỉ dẫn giống hệt hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác đang (hoặc chưa) được bảo hộ. Khi các chỉ dẫn giống hệt nhau thì việc xác định sự nhầm lẫn sẽ dễ dàng. Nhưng nếu các chỉ dẫn thương mại không hoàn toàn giống nhau, có nghĩa là vẫn tồn tại một mức độ khác biệt nhất định, thì pháp luật phải xác định sự khác biệt đến mức độ nào có thể gây nhầm lẫn và có thể không tạo ra sự nhầm lẫn. Về vần đề này, Luật cạnh tranh vẫn chưa định lượng mức độ sai số có trong các thông tin của chỉ dẫn làm nên sự nhầm lẫn. Còn hành vi kinh doanh sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn thì chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp tham gia vào việc phân phối các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam mới có quy định các dấu hiệu nhận dạng đối với một số chỉ dẫn về tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bao bì. Còn các chỉ dẫn khác được quy định trong Luật cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ như: biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh chưa có văn bản nào giải thích hướng dẫn:

+ Tên thương mại: được hiểu là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại thông thường đều được thể hiện cụ thể, rõ ràng có thể là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ: Vinaconex, Vietnam airline, Mekong airline… Tên thương mại có thể trùng hoàn toàn hoặc trùng một phần với nhãn hiệu hàng hoá, ví dụ SJC (tên thương mại và nhãn hiệu vàng SJC của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn). Tuy nhiên, cần phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa. Ví dụ: Honda và các nhãn hiệu Leed, Future, Wave… hay xuất xứ hàng hóa, ví dụ nước mắm Phú Quốc, Phan Thiết… Tên thương mại khác với nhãn hiệu sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm là công cụ để đánh dấu từng sản phẩm riêng lẻ được gắn liền với sản phẩm đó, chỉ cho người tiêu dùng biết người sản xuất, ngày sản xuất, tính năng công dụng của sản phẩm.

+ Chỉ dẫn địa lý (xuất xứ hàng hoá): là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá, theo đó, mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo, ưu việt, bao gồm cả yếu tố tự nhiên, con người hoặc cả hai yếu tố đó, nó không phải là nhãn hiệu và tên thương mại. Chỉ dẫn địa lý là tên địa lý (địa danh) của một nước, hoặc một địa phương, hoặc một khu vực. Ví dụ: Việt Nam, Trung quốc, Nhật Bản , Nha Trang, Phan Thiết… Chỉ dẫn địa lý thường được gắn với những mặt hàng có tính chất hoặc chất lượng đặc thù mà tính chất và chất lượng đặc thù này do các yếu tố độc đáo về địa lý, về con người của địa phương đó tạo nên.

+ Bao bì là vỏ bọc bao ngoài hàng hoá được gắn trực tiếp vào hàng hoá và được bán cùng với hàng hoá. Bao bì gồm bao bì chứa đựng và bao bì ngoài. Theo đó, bao bì chứa đựng là bao bì trực tiếp chứa đựng hàng hoá, tạo ra hình, khối cho hàng hoá, hoặc bọc kín theo hình, khối của hàng hoá. Bao bì ngoài là bao bì dùng chứa đựng một hoặc một số bao bì chứa đựng hàng hoá.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ – (sưu tầm & Biên tập)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *