Con ngoài giá thú có được chia di sản thừa kế theo pháp luật không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi và chồng kết hôn và có 2 con chung dưới 18 tuổi. Trước khi kết hôn, chồng tôi có 1 con riêng. Năm ngoái chồng tôi bị tai nạn qua đời, mới đây tôi tìm thấy di chúc anh ấy để lại toàn bộ tài sản cho con riêng. Luật sư cho tôi hỏi theo pháp luật con ngoài giá thú có được chia tài sản thừa kế không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự 2015

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, cần khẳng định pháp luật dân sự Việt Nam không có sự phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha, mẹ. Vì vậy, dù là có là con trong giá thú hay con ngoài giá thú thì vẫn được pháp luật bảo vệ quyền hưởng di sản thừa kế. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về hàng thừa kế theo pháp luật thì các con (kể cả trong giá thú và ngoài giá thú) đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, không có sự phân biệt. Và do cùng nằm trong một hàng thừa kế nên sẽ được hưởng phần di sản thừa kế theo pháp luật ngang bằng nhau.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ vào quy định trên, người con ngoài giá thú vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế mà chồng bạn để lại. Việc chồng bạn lập di chúc để lại di sản cho người con này là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ hai, mặc dù chồng bạn lập di chúc để lại toàn bộ di sản cho người con ngoài gia thú. Tuy nhiên, bạn và 02 người con chưa thành niên vẫn được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015.

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

+ Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Như vậy, bạn và 02 người con chưa thành niên là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Cho dù di chúc mà chồng bạn để lại không có nội dung để lại di sản thừa kế cho bạn và 02 người con nhưng theo pháp luật bạn và 02 con vẫn được hưởng di sản mà chồng bạn để lại với mức ít nhất bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Do vậy, bạn có hể làm đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú cuối cùng của chồng bạn để khởi kiện phân chia di sản thừa kế đòi lại quyền lợi cho bạn và các con. Thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế theo Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thì: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”. Bạn cần lưu ý thời hạn này để đảm bảo quyền lợi của mình và các con.

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *