Như thế nào là cấu thành tội phạm tăng nặng

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Em trai tôi có thực hiện hành vi giật đồ của người đi đường nhưng là lần đầu tiên thực hiện hành vi này. Trong lúc dự phiên tòa, tôi có nghe thông tin là em tôi cấu thành tội phạm tăng nặng do số tài sản khi thực hiện hành vi giật đồ là 62.500.000 đồng, như vậy có đúng không.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của loại tội nhất định phải có những nội dung biểu hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố: khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Các loại tội phạm có cách biểu hiện loại tội phạm, phương thức phạm tội, công cụ phạm tội,… nhưng tất cả các trường hợp phạm tội của tội phạm nhất định giống nhau ở cả bốn yếu tố. Những biểu hiện giống nhau đó được coi là những dấu hiệu chung có tính đặc trưng của tội phạm nhất định. Khi quy tội phạm trong luật các nhà làm luật phải sử dụng các dấu hiệu này để mô tả tội phạm, và sự mô tả này được gọi là cấu thành tội phạm.

Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Tùy theo mục đích mà các nhà làm luật hướng đến mà cấu thành tội phạm được chia làm cách là dựa vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh và phân loại theo đặc điểm cấu trúc của tội phạm. Để phù hợp với yêu cầu của đề bài em chỉ phân tích phân loại của cấu thành tội phạm thứ nhất tức là theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh. Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa cấu thành tội phạm thành ba loại:

– Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.

 – Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn xem them dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể ( so với trường hợp bình thường ).

– Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể ( so với trường hợp bình thường ).

>&gt Xem thêm: 

Để làm rõ về tính nguy hiểm cho xã hội trong hành vi cướp giật tài sản của em trai chị làm rõ tại khoản 1 Điều 171 và khoản 2 Điều 171 

 Khoản 1 Điều 171  quy định:

“ Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm ” 

Theo điều khoản này quy định dấu hiệu định tội là người nào cướp giật tài sản của người khác, xét theo ba loại cấu thành tội phạm thì đây thuộc loại cấu thành tội phạm cơ bản vì trong khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định dấu hiệu định tội của loại tội phạm. Loại tội phạm mà em trai của chị thực hiện là tội cướp giật tài sản nhưng lại có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015 bởi vì tài sản K trộm cắp có giá trị là 62.500.000 triệu đồng, với số tiền này hành vi của em trai của chị gây ra có thiệt hại nghiêm trọng hơn so với hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Trường hợp phạm tội của em trai của chị được quy định trong điểm c khoản 2 Điều 136 :

“ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đến dưới hai trăm triệu đồng”.

Khi hành vi phạm tội đã thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng thì khung hình phạt sẽ chuyển từ khung hình phạt bình thường sang khung hình phạt tăng nặng. Tội cướp giật tài sản thỏa mãn khung hình phạt bình thường khi người phạm tội thực hiện hành vi được quy định trong khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015 thì sẽ bị phạt tù từ một đến năm năm. Cướp giật tài sản mà thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng trong khoản 2 Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015 thì sẽ bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

 Vì vậy có thể khẳng định hành vi phạm tội của em trai chị thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng theo điểm c khoản 2 Điều 136

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *