Không có bằng lái xe khi tham gia giao thông bị xử phạt thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn mức xử phạt vi phạm đường ngược chiều và không có giấy phép lái xe theo quy định của luật giao thông đường bộ và phân tích một số lỗi vi phạm giao thông phổ biến và mức phạt, thẩm quyền của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Mục lục bài viết

1. Không có bằng lái xe khi tham gia giao thông bị xử phạt thế nào ?

Thưa luật sư, Cho em hỏi là đối với trường hợp em bị bắt xe do bạn em chở khi không có bằng lái xe và em ngồi sau không có đội mũ BH thì bị phạt bao nhiêu ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Khi người điều khiển xe gắn máy không có giấy phép lái xe thì sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.00 đồng. Khoản 5 Điều 21 (văn bản thay thế: ) quy định như sau:

“Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.” (khoản 7 quy định về xe mô tô có dung tích xi lanh 175 cm3 trở lên)
Với hành vi người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm k khoản 3 Điều 6 nghị định 171/2013/NĐ-CP. Theo đó người vi phạm sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Như vậy, tổng mức phạt trong trường hợp của bạn là từ 900.000 đồng đến 1.400.000 đồng.

Thưa luật sư, cho Em hỏi Em bị những lỗi sau thì theo luật giao thông đường bộ Em phải nộp Kho bạc bao nhiêu tiền:
1. Người điều khiển xe máy và người ngồi sau ko đội mũ bảo hiểm.
2. Không có bằng lái xe.
3. Không có bảo Hiểm xe.
4. Lạng lách đánh võng trên đường. Mong Luật Sư giải đáp cho em sớm. Em xin cảm ơn!

Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về những lỗi vi phạm này như sau:

1. Điểm i và điểm k khoản 3 Điều 6 nghị định 171/2013 quy định về hành vi người điều khiển xe mô tô và người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm, mức phạt đối với mỗi lỗi là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Vậy, khi cả người điều khiển và người ngồi sau đều không đội mũ bảo hiểm thì mức phạt là từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
2. Với lỗi không có bằng lái xe khi điều khiển xe mô tô thì khoản 5 Điều 21 Nghị định 171 quy định mức phạt là từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng: “5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.” (khoản 7 quy định về xe mô tô có dung tích xi lanh 175 cm3 trở lên)
3. Khi người điều khiển xe mô tô không có bảo hiểm(giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự) thì điểm a khoản 2 điều 21 Nghị định 171 quy định mức phạt là từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.
4. Đối với hành vi lạng lách đánh bóng trên đường trong, ngoài đô thị thì sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (điểm b khoản 7, điều 6 nghị định 171/2013/NĐ-CP
Khi người điều khiển xe vi phạm nhiều lỗi thì mức phạt là tổng mức phạt của các lỗi cộng lại.

Xin chào luật sư, Tôi xin tư vấn về vụ việc như sau: Khi tôi đang điều khiển chiếc xe air blade thì có một chiếc xe máy chạy ngược chiều mất tai lái gây ra tai nạn, nhưng được biết là bên kia không có bằng lái xe. Cả hai đều được chở vào bệnh viện cấp cứu. Tôi thì bị phần mềm nên được cho về nhà điều trị, người kia thì do sợ quá nên hạ canxi phải ở lại bệnh viện ngày hôm sau mới về. Bây giờ bên kia không chịu bồi thường thiệt hại tài sản của tôi. Tôi phải làm thế nào.?

Điều 604 (văn bản mới: ) quy định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Như vậy, khi bên gây thiệt hại có lỗi, và thực tế có thiệt hại xảy ra thì sẽ phải bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, anh không có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông, bên kia đã có hành vi vi phạm và gây ra thiệt hại cho anh. Vậy nên bên kia sẽ phải bồi thường. Điều 605 quy định:

Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Khoản 6 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định: tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền của tòa án.
Như vậy, anh được bồi thường toàn bộ các chi phí. Nếu bên kia không chịu bồi thường, thì anh có thể khởi kiện dân sự tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên gây thiệt hại đang sinh sống hoặc làm việc, nếu không biết nơi đang sinh sống hoặc làm việc thì là nơi sinh sống hoặc làm việc cuối cùng, nếu không biết nơi sinh sống hoặc làm việc cuối cùng thì anh có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi mình đang sinh sống hoặc làm việc.

Chào luật sư, e có câu hỏi xin luật sư giải đáp giúp em. Em bị cảnh sát giao thông tạm giữ xe máy vì 2 người không đội mũ bảo hiểm,không có bằng lái, không mang chứng minh nhân dân, không có giấy đăng ký mô tô. Em bị tạm giữ xe 5 ngày. Nhưng vì lý do cá nhân nên 1 tháng nay em vẫn chưa lấy xe ra. Vậy cho em hỏi mức phạt của em sẽ hết bao nhiêu tiền . Em xin cảm ơn!

Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì những hành hành vi vi phạm của bạn sẽ bị xử phạt như sau:

– Người điều khiển và người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì mỗi người bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Quy định tại Điểm i, điểm k khoản 3 Điều 6
– Không có giấy phép lái xe xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Khoản 5 Điều 21
– Lỗi không mang theo chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền thì bị phạt cảnh cáo từ 100.000 đến 200.000 đồng. Điều này được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 9 nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội.
– Khi không có đăng ký xe thì sẽ bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng, quy định tại Điểm a khoản 3 điều 17
Điều 75 quy định về việc tạm giữ phương tiện giao thông như sau:

Điều 75. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 (bảy) ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6;
c) Điểm d Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 Điều 8 trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện;
đ) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 16;
e) Khoản 3 Điều 17;
g) Điểm a, Điểm đ Khoản 1 Điều 19;
h) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21.
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, ngời vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.
Bạn vi phạm khoản 3 Điều 17 nên cảnh sát hoàn toàn có căn cứ để tạm giữ phương tiện của bạn.
Bạn cần mang chứng minh nhân dân, giấy tờ xe hoặc giấy tờ khác có căn cứ để đến nhận lại xe. Bạn phải nộp các khoản tiền bao gồm: tổng mức nộp phạt với các hành vi vi phạm trên, chi phí quản lý, gửi giữ xe từ khi bị tạm giữ đến khi lấy xe, số tiền lãi do nộp quá hạn các khoản trên. Cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. (Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
Điều 17 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, sau khi bị tạm giữ xe đến nay là 1 tháng bạn chưa đến lấy lại xe thì bạn vẫn còn thời giạn để đến lấy lại xe.

Cho em hỏi , em điều khiển xe máy vượt tốc độ 50/40 lại không có giấy phép lái xe, không mang giấy đăng kí xe. Vậy em bị phạt bao nhiêu tiền ạ. Hiện tại xe em đang bị giữ, nếu không có giấy phép lái xe có được lấy xe lại không ? Em xin cảm ơn!

Khi người điều khiển xe không có giấy phép lái xe thì sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng, quy định tại Khoản 5 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Không mang theo đăng ký xe thì sẽ bị phạt từ 80.000 đến 120.000 theo quy định tại Điểm b khoản 2 điều 21 nghị định 171/2013/NĐ-CP
Bạn đã điều khiển xe vượt quá tốc độ cho phép 10km/h nên theo điểm c khoản 3 điều 6 nghị định này thì bạn sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng
Điều 16 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu. Theo đó:
1. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:

a) Kiểm tra quyết định trả lại hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện đó; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận;

b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

c) Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện đó cho cơ quan điều tra, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc hội đồng bán đấu giá hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành hai bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ một bản;

d) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức chuyển giao cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.”
Khi bạn không có giấy phép lái xe, tức là bạn không đủ điều kiện để điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nhưng chiếc xe tài sản của công dân, có giấy đăng ký xe, có chủ sở hữu hợp pháp, cơ quan có thẩm quyền không thể tịch thu chiếc xe. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có thể đến lấy lại xe và phải xuất trình giấy tờ tùy thân và các giấy tờ khác. Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu giao xe cho bạn là người không đủ điều kiện để tham gia giao thông thì chủ sở hữu đó cũng bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm đ khoản 3 điều 30 nghị định 171/2013/NĐ-CP, theo đó chủ phương tiện sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng. Nếu người điều khiển xe tự ý đi xe thì có thể xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản.

Kính gửi: Văn phòng Xin giấy phép Vừa qua em tôi 19 tuổi khi tham gia giao thông (xe máy) tự gây tai nạn cho bản thân không gây hậu quả cho bất cứ ai khác. Hôm đó có uống rượu bia, tai nạn quá nặng và không có ai đi cùng nên xe của em tôi được CSGT đến làm việc chở xe về đồn. Giấy tờ hiện tại của xe đầy đủ bao gồm Đăng ký xe, bảo hiểm xe. Tuy nhiên em tôi không có giấy phép lái xe. Vậy theo quy định của pháp luật thì em tôi bị phạt những lỗi nào và số tiền bao nhiêu? Rất mong nhận được sự tư vấn sớm nhất. Xin cảm ơn!

Người điều khiển xe đã vi phạm rất nhiều lỗi quy định tại nghị định 171/2013/NĐ-CP, theo đó, các hành vi vi phạm bị xử lý như sau:

– Khoản 5 Điều 21 quy định người điều khiển xe không có giấy phép lái xe thì bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng
– Người điều khiển xe có nồng đồ còn trong người có thể bị phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc bị phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
– Ngoài ra, chủ phương tiện hoặc người có quyền đối với phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông. quy định tại điểm đ khoản 3 điều 30 nghị định 171/2013/NĐ-CP, theo đó, người giao xe cho em trai bạn có thể bị xử phạt từ 800.000 đến 1.000.000 đồng. Nếu em bạn tự ý lấy xe đi thì có thể bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản.

Thưa luật sư cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Trên tuyến đường liên xã, em của tôi chạy xe. Công ăn thổi phạt. Nhưng em của tôi đội mũ bảo hiểm đầy đủ, không chạy quá tốc độ. Biểu hiện bình thường, không nồng độ cồn, nhưng không có giấy phép lái xe, Vậy công an xã có quyền dừng xe không.?
– Em của tôi đậu xe trên lề. Không chạy xe. Nhưng chìa khóa vẫn còn trên xe, máy không nổ. Nhưng CAGT lại dừng lại kiểm tra giấy tờ. Và phạt em của tôi? Vậy có đúng với pháp luật hay không, thưa luật sư? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Về cơ bản thì em của bạn không đủ điều kiện để tham gia giao thông, tuy nhiên việc công an xã tiến hành dừng xe khi người điều khiển xe không có dấu hiệu vi phạm là sai quy định pháp luật. Điều 7 thông tư 47/2011/TT-BCA quy định về nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát khác và công an xã như sau: “Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.”
Như vậy, khi có dấu hiệu các lỗi như trên và họ tham gia kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch, nếu không có cảnh sát giao thông đi cùng thì kế hoạch phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì công an xã mới có thể tiến hành dừng phương tiện giao thông và xử lý vi phạm. Trong trường hợp này công an xã đã vượt quá quyền hạn của mình. Lúc này thì chủ phương tiện tham gia giao thông không có nghĩa vụ phải dừng lại và xuất trình giấy tờ do hành vi vượt quá thẩm quyền của công an xã. Bạn có thể khiếu nại đến chính cơ quan đã có hành vi vượt quá quyền hạn này yêu cầu được giải thích và xử lý đúng theo quy định pháp luật.

quy định về việc phương tiện dừng, đỗ xe như sau:

Điều 18. Dừng, đỗ xe trên đường bộ.
1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Điều 19. Dừng, đỗ xe trên đường phố.

Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:

1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình;bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện,trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

Nếu em của bạn không vi phạm những quy định trên về dừng, đỗ xe thì có thể chứng minh với người ra quyết định xử phạt với mình.
Nếu cảnh sát giao thông vẫn tiến hành lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính thì bạn có thể viết đơn khiếu nại đến chính người ra quyết định xử phạt mình hoặc thủ trưởng cơ quan ra quyết định xử phạt để yêu cầu giải quyết lại vụ việc.

Thưa luật sư,em có một vấn đề thắc mắc cần luật sư tư vấn giúp như sau: Một lần khi em tham gia giao thông trên đường đang chạy với vận tốc chừng 20-30kmh thì có một chú kia qua đường nhưng không có đèn tính hiệu và trong người có hơi men nữa, xe em bị hư nặng nhưng chú ấy vẫn không bồi thường cho em, công an đến và đưa xe 2 người về đồn, xin cho e hỏi là bây giờ em có chứng minh nhân dân và giấy đăng ký xe nhưng do chị em đứng tên và em không có giấy phép lái xe vậy em có bị phạt không và bị phạt bao nhiêu, mong nhận được sự trợ giúp của luật sư, em xin chân thành cảm ơn!

Trong trường hợp này thì bạn hoàn toàn không có lỗi trong vụ tai nạn trên, mà lỗi hoàn toàn thuộc về phía bên kia, bạn có thể đối chứng, chứng minh với cơ quan có thẩm quyền. Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Như vậy, bên vi phạm sẽ phải bồi thường cho bạn trên nguyên tắc: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. “
Còn về vấn đề bạn chưa có bằng lái xe nhưng vẫn điều khiển phương tiện là hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP , mức phạt sẽ từ 800.000 đến 1.200.000 đồng.
Ngoài ra, chị gái bạn cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi “Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông.” quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 30 nghị định 171/2013/NĐ-CP, mức phạt sẽ từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.

Thưa luật sư, em muốn hỏi câu hỏi với nội dung như sau: vừa qua em bị rơi chiếc ví có chứng minh nhân dân và bằng lái xe. hôm qua em có mang hồ sơ bằng lái để đi làm lại trên đường đi bị công an giao thông bắt và lập biên bản em với hai lỗi là không có đăng kí xe và không có giấy phép lái xe khi em có trình bày là bằng lái bị mất và đang đi làm lại và có đưa hồ sơ gốc cho công an xem nhưng tại sao họ không chấp nhận vậy lỗi của em bị xử phạt như thế nào ạ và họ hẹn em thứ 6 tuần sau đến giải quyết vậy em đến sớm hơn được không ạ, em xin cảm ơn!

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 thì một điều kiện của người tham gia giao thông bắt buộc phải có là đủ độ tuổi luật định, có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe do cơ quan có thẩm quyền cấp. Đây là điều kiện bắt buộc phải có khi tham gia giao thông nên kể cả khi bạn bị mất bằng lái và đang trên đường đi cấp lại thì bạn vẫn bị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 5 Điều 21 nghị định 171/2013/NĐ-CP thì mức phạt của bạn với lỗi không có giấy phép lái xe là từ 800.000 đến 1.200.000 đồng.

Với lỗi không có đăng ký xe thì sẽ bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 17 nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Nếu bạn có vấn đề gì cần giải quyết về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền thì bạn hoàn toàn có thể đến yêu cầu giải quyết.

Luật sư cho em hỏi. cảnh sát cơ động thường xuyên đi vào trong đường làng ( thôn thịnh vạn ) bắt lỗi vi phạm không đội mũ bảo hiểm tối ngày hôm nay khoảng 22h ngày 29 tháng 3 cảnh sát cơ động có bắt lỗi em không đội mũ bảo hiểm không mang giấy phép lái xe va đăng ký xe yêu cầu nộp phạt nhanh là 200.000 đồng. vậy em xinh hỏi luật sư cscđ xử phạt như thế có đúng không ạ cscđ và csgt có được quyền bắt người trong đường thôn ( làng) không ạ em cảm ơn!

Theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ thì người người điều khiển phương tiện luôn phải đáp ứng được một số điều kiện bắt buộc khi tham gia giao thông, không ngoại trừ đường trong thôn, làng. Và khi tham gia giao thông, người điều khiển phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu không vẫn bị coi là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và phải bị xử lý theo quy định.

Điều 9 quy định như sau:

“Điều 9. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ:
a) Chỉ đạo, điều hành việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông;
b) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:
a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.”
Điều này được hướng dẫn tại Thông tư số 47/2011/TT-BCA thì cảnh sát cơ động khi tham gia kiểm soát trật tự an toàn giao thông thì phải theo kế hoạch, nếu không có cảnh sát giao thông đi cùng thì kế hoạch phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Vậy nên, khi lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động thực hiện công việc thường xuyên tại đường làng thì bạn có thể yêu cầu hộ đưa ra những giấy tờ liên quan đến kế hoạch tuần tra trật tự, an toàn giao thông tại nơi họ đang làm nhiệm vụ. Nếu họ không có giấy tờ hợp lệ thì họ không có quyền kiểm soát trật tự an toàn giao thông tại đó.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>&gt Xem thêm: 

2. Quy định của luật giao thông về giấy phép lái xe ?

Chào luật sư, Tôi quốc tịch Việt Nam, hiện sống tại Pháp. Với công ước giấy phép lái xe quốc tế IDP của Việt Nam, bây giờ, tôi học lái xe tại Việt Nam và đổi bằng lái xe quốc tế tôi có quyền lái xe tại Pháp không? Chân thành cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Việc sử dụng IDP được quy định tại . Điều 10 quy định như sau:

“Điều 10. Sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp
1. Người có IDP do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia; tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại.
2. IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.”
Công ước 1968 về giao thông đường bộ có 85 quốc gia là thành viên, trong đó, pháp cũng là thành viên của công ước này nên bạn có thể sử dụng IDP tại pháp, khi tham gia điều khiển phương tiện thì bạn phải mang theo IDP, giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và phải tuân thủ pháp luật giao thông của nước Pháp.

Chào Luật Sư. Em chạy xe 2 bánh chạy quá tóc độ quy định 11km tại Cần Thơ. Từ ngày bị giữ giấy phép đến nay là 2-3 năm. Công an gửi thư thông báo về 1 lần, nội dung bức thư và giấy xử phạt vi phạm của em đã mất. em ko nhớ rõ ngày vi phạm nửa. giờ em muốn lấy lại bằng lái giấy ghép lái xe a1 ấy phải làm như thế nào và đến đâu. nếu làm lại giấy phép lái xe tại công an Sóc trăng có được không. Giấy phép lái xe bị tạm giữ được cấp bằng nhựa. Xin luật sự trả lời giúp, em xin cảm ơn!

Với hành vi vượt quá tốc độ quy định 11km thì theo điểm a khoản 5 điều 6 nghị định 171/2013/NĐ-CP thì mức phạt áp dụng là từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

Khoản 2 Điều 75 nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: “Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”

Điều 17 quy định như sau:

“Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Vì vậy, bạn nên liên hệ với cơ quan đã ra quyết định tạm giữ Giấy phép lái xe để được hướng dẫn giải quyết trực tiếp.
Bạn sẽ phải nộp phạt về hành vi vi phạm và tiền lãi chậm nộp phạt, cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp

Thưa luật sư, cho tôi hỏi: Em trai tôi sinh năm 1994 nhưng chưa có giấy phép lái xe .trên đường đi đúng theo chiều của mình và gặp em sinh 2000 chưa đủ tuổi lai xe đi ngang qua đường và gây tai nạn và cả hai đều bị thương nặng phải vào bệnh viên cấp cứu vây trong trường hợp này thi bên nào phải chịu trách nhiêm.

Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Như vậy, căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại là bên gây thiệt hại có lỗi trong vụ tai nạn và phải có thiệt hại thực tế xảy ra.

Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Bạn phải chứng minh được thiêt hại là do lỗi của bên kia.
Điều 606 quy định:

Điều 606. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Việc em bạn không có giấy phép lái xe mà vẫn điều khiển xe thì sẽ bị xử phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng (khoản 5 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP).
Người giao xe cho em trai bạn đi cũng sẽ bị xử phạt về hành vi Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông, mức phạt là từ 800.000 đến 1.000.000 đồng. Nếu em trai bạn tự ý đi xe mà không được sự cho phép của chủ xe hoặc người có quyền thì em bạn có thể bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản.

Em làm giấy phép lái xe từ tháng 11- 2014, mấy ngày trước em có tham gia giao thông và đi quá tốc độ 46/40 km. và bị thu bằng lái xe. Nhưng xe mà em điều khiển lại không có giấy tờ do mua lại của người thân đã đi nước ngoài. vậy làm thế nào để em có thể lấy lại giấy phép lái xe và nếu không lấy lại được thì làm cách nào để em có thể có bằng lái. em xin cám ơn!

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì việc bạn vượt quá tốc độ cho phép 6km/h thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Không có Giấy tờ xe sẽ bị phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng, theo điểm a khoản 3 điều 17

Điều 24 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định:

Điều 24. Giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người

1. Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh

a) Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

– Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm heo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, hồ sơ gồm:

– Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Đăng ký sang tên, di chuyển xe đi tỉnh khác:

a) Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

– 02 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu của người bán cuối cùng.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, hồ sơ gồm:

– 02 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Đăng ký sang tên xe tỉnh khác chuyển đến:

a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) và Phiếu sang tên di chuyển, kèm theo hồ sơ gốc của xe.

c) Chứng từ nộp lệ phí trước bạ theo quy định.

4. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe

a) Trường hợp đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh

Cơ quan đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ đăng ký sang tên xe, kiểm tra đủ thủ tục quy định, viết giấy hẹn cho người sử dụng xe:

– Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng thì trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe; giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì thu lại biển số cũ để đổi sang biển 5 số theo quy định).

– Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe thì giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày chờ cơ quan đăng ký xe trả kết quả.

Cơ quan đăng ký xe gửi thông báo đến người đứng tên trong đăng ký xe biết và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đăng ký xe, tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe. Sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo và niêm yết công khai, cơ quan đăng ký xe giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe; giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì thu lại biển số cũ để đổi sang biển 5 số theo quy định).

b) Trường hợp làm thủ tục sang tên, di chuyển xe đi tỉnh khác:

Cơ quan đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đúng thủ tục quy định và giải quyết như sau:

– Trường hợp hồ sơ sang tên, di chuyển xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng thì trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải giải quyết thủ tục sang tên, di chuyển xe cho người sử dụng xe.

– Trường hợp hồ sơ sang tên, di chuyển xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định thì viết giấy hẹn và thực hiện các thủ tục sang tên, di chuyển xe cho người sử dụng xe. Giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày chờ cơ quan đăng ký xe giải quyết thủ tục sang tên, di chuyển xe.

Cơ quan đăng ký xe gửi thông báo đến người đứng tên trong đăng ký xe và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan đăng ký xe, tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe. Sau 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo và niêm yết công khai, cơ quan đăng ký xe giải quyết sang tên, di chuyển xe theo quy định, ghi kết quả xác minh và ký xác nhận vào giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe.

– Trả cho người đang sử dụng xe: 01 phiếu sang tên di chuyển và 01 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo hồ sơ gốc của xe để làm thủ tục đăng ký xe ở nơi chuyển đến.

– Lưu 01 phiếu sang tên, di chuyển và 01 giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe, thông báo, niêm yết và kết quả xác minh.

Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hướng dẫn cụ thể việc cấp giấy hẹn quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

c) Trường hợp đăng ký sang tên xe tỉnh khác chuyển đến

Cơ quan đăng ký xe (nơi người đang sử dụng xe đăng ký thường trú) tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đủ thủ tục quy định, kiểm tra thực tế xe phù hợp với hồ sơ sang tên, di chuyển xe thì trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải hoàn thành việc cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe.

5. Trách nhiệm của người đang sử dụng xe

a) Kê khai giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) và đến cơ quan Công an cấp xã nơi mình đăng ký thường trú để lấy xác nhận về địa chỉ đăng ký thường trú của mình. Trường hợp người đang sử dụng xe là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân thì lấy xác nhận của đơn vị công tác kèm theo giấy giới thiệu của đơn vị.

b) Nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan thuế.

c) Nộp hồ sơ đăng ký xe cho cơ quan đăng ký xe. Trường hợp xe đã đăng ký tại tỉnh khác thì phải đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để nộp hồ sơ; sau khi rút hồ sơ gốc thì đến cơ quan đăng ký xe, nơi mình đăng ký thường trú để nộp hồ sơ đăng ký xe.

6. Trách nhiệm của Công an cấp xã

a) Tiếp nhận giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký của người đang sử dụng xe.

b) Kiểm tra, xác minh địa chỉ đăng ký thường trú của người đang sử dụng xe. Sau khi kiểm tra xác minh, nếu đúng thì xác nhận địa chỉ đăng ký thường trú của người đang sử dụng xe. Thời gian giải quyết không quá 3 ngày làm việc.”

Bạn có thể tiến hành đăng ký xe theo quy định trên, hoặc viết giấy cam kết trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc của xe, có xác nhận của công an cấp xã đến cơ quan đang giữ giấy phép lái xe và yêu cầu cơ quan giải quyết.

Xin chào luật sư ! Luật sư có thể tư vấn cho tôi về vấn đề này: tôi bị giữa giấy phép lái xe vào năm 2013, nhưng do điều kiện làm việc nên chưa thể đóng tiền phạt và lấy lại giấy phép đc. Hiện nay tôi còn đóng phạt và lấy lại giấy phép của mình được ko? Cảm ơn!

Điều 17 Nghị định 115:

Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, bạn phải liên hệ với cơ quan đã giữ giấy phép lái xe của bạn để họ có thể kiểm tra giúp bạn về việc xử lý giấy phép lái xe đó và nộp phạt theo quy định của pháp luật.

Chào luật sư ! Em có vấn đề này mong được giúp đỡ ! Em vi phạm lỗi vượt quá tốc độ cho phép là 60/40, em bị công an thành phố sóc trăng giữ giấy phép lái xe, nhưng da 1 năm rồi vì em phải đi học xa hôm nay mới về được, giờ em muốn xuống lấy ra vậy có được không,nhưng em đã làm mất biên ban phạt rồi như vậy có lấy ra đươc không ạ ,mong luật sư giúp đỡ, xin chân thành cảm ơn !

Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về hành vi điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ cho phép 20km/h thì sẽ bị phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với ô tô, từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với xe máy.

Điều 17 nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trường hợp bạn đã làm mất biên bản giữ bằng lái thì bạn cần liên lạc với người ra quyết định tạm giữ Giấy phép của bạn để kiểm tra họ kiểm tra lại sổ sách để giải quyết cho bạn. Sau đó bạn nên làm đơn gửi cơ quan nhà nước đang quản lý Giấy phép lái xe của bạn để được nhận lại Giấy tờ xe.

Luật sư cho em hỏi. Em điều khiển xe đứng tên trên giấy tờ là của mẹ em, nhưng em bị cảnh sát giao thông bắt em vì tội không giấy phép lái xe. Vậy khi em lên đóng tiền phạt thì có cần phải dẫn mẹ em theo không Luật sư.

Khoản 5 Điều 21 quy định: “5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.”

Nếu cảnh sát giao thông giữ bằng lái xe, giấy phép lái xe mang tên mẹ bạn thì mẹ bạn phải là người đến lấy lại, còn người nộp phạt là người có hành vi vi phạm nên bạn là người đi nộp phạt và không cần mẹ bạn đi cùng. Nếu bạn là người chưa đủ điều kiện mà mẹ bạn vẫn giao xe cho bạn đi thì mẹ bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.

Cho em hỏi trước đây em làm việc tại hà nội, 1 lần tham gia giao thông vi phạm và bị tạm giữ giấy phép lái xe mô tô. Vì lí do công việc em không kịp nộp phạt, bây giờ em đã làm mất phiếu phạt em cần liên hệ ở đâu để lấy lại bằng hoặc em có thể học mới không.

Điều 17 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP quy định: “Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Căn cứ Điều 17 Nghị định 115/2013/NĐ-CP và Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính. Có thể chia 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: Nếu người ra quyết định đang trong thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng thì bạn liên lạc với người ra quyết định tạm giữ Giấy phép của bạn. Khi đó, bạn nêu lý do bị mất biên bản giữ Giấy phép để họ giải quyết cho bạn.

+ Trường hợp 2: Nếu người ra quyết định tạm giữ đã thông báo ít nhất 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ. Người ra quyết định tạm giữ đã chuyển cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng tài sản (điểm b, d khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

Trường hợp bạn đã làm mất biên bản giữ bằng lái thì bạn cần liên lạc với người ra quyết định tạm giữ Giấy phép của bạn để kiểm tra họ kiểm tra lại sổ sách để giải quyết cho bạn. Sau đó bạn nên làm đơn gửi cơ quan nhà nước đang quản lý Giấy phép lái xe của bạn để được nhận lại Giấy tờ xe.

cho em hỏi là e bị cảnh sát giao thông giữ giấy phép lái xe cách đây đã gần 1 năm nhưng tới giờ e mới đi lấy. vậy cho em hỏi giờ e đi lấy có gặp vấn đề gì không ạ…

Điều 17 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP quy định: “Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Căn cứ Điều 17 Nghị định 115/2013/NĐ-CP và Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính. Có thể chia 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: Nếu người ra quyết định đang trong thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng thì bạn liên lạc với người ra quyết định tạm giữ Giấy phép của bạn. Khi đó, bạn nêu lý do bị mất biên bản giữ Giấy phép để họ giải quyết cho bạn.

+ Trường hợp 2: Nếu người ra quyết định tạm giữ đã thông báo ít nhất 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ. Người ra quyết định tạm giữ đã chuyển cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng tài sản (điểm b, d khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

Trường hợp bạn đã làm mất biên bản giữ bằng lái thì bạn cần liên lạc với người ra quyết định tạm giữ Giấy phép của bạn để kiểm tra họ kiểm tra lại sổ sách để giải quyết cho bạn. Sau đó bạn nên làm đơn gửi cơ quan nhà nước đang quản lý Giấy phép lái xe của bạn để được nhận lại Giấy tờ xe.

Em đã đánh rơi tất cả các giấy tờ như chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe. Bây giờ khi điều khiển xe máy em có thể sử dụng đơn cớ mất để sử dụng như giấy tờ thứ 2 khi tham gia giao thông được không.

Theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ thì giấy phép lái xe là giấy tờ bắt buộc phải có của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, vậy nên bạn bắt buộc phải trình báo về việc mất và xin cấp lại giấy phép lái xe, nếu không bạn vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không có giấy phép lái xe, mức phạt là từ 800.000 đến 1.200.000 đồng.

Bạn cũng phải trình báo về việc mất chứng minh nhân dân và tiến hành xin cấp lại chứng minh nhân dân, nếu người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra mà bạn không xuất trình được thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>&gt Xem thêm: 

3. Bị mất giấy hẹn thì có lấy giấy phép lái xe không ?

Thưa luật sư, em bị phạt lỗi đi ngược chiều em đã đóng tiền phạt và công an giao thông đưa em lại giấy hẹn 2 tháng sau lại lấy giấy phép lái xe a1 nhưng em về và đã bị mất bốp và mất đi giấy hẹn vậy bây giờ em phải làm sao để lấy được giấy phép ? Cảm ơn!

– Huỳnh Văn Tứ

Luật sư trả lời:

Bằng lái xe là điều kiện cần thiết khi tham gia gia thông. Việc vi phạm luật giao thông và bị xử phạt thu giữ giấy phép lái xe a1 có giấy hẹn 2 tháng sau đến lấy lại nhưng bạn lại làm mất giấy hẹn đó thì bạn vẫn có thể lấy lại được giấy phép của mình.

Bằng cách, khi đến hẹn 2 tháng như đã định trước trong giấy hẹn, bạn đến nhận lại giấy phép kèm theo đó cần mang theo một số giấy tờ tùy thân như: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, đăng ký xe và một số giấy tờ liên quan,…để đối chiếu, chứng minh rằng bạn đã được cấp giấy phép lái xe, giấy phép đó là của bạn.

Ngoài ra có thể trình bày rõ thời gian lúc bị thu giữ giấy phép.

Để cơ quan và các cán bộ có thẩm quyền xem xét và chấp nhận để bạn lấy lại giấy phép lái xe của mình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

>&gt Xem thêm: 

4. Mức xử phạt vi phạm đường ngược chiều và không có giấy phép lái xe ?

Chào Luật sư Minh Khuê! Nhờ Luật sư tư vấn giúp cháu trường hợp dưới đây với ạ. Nếu đi xe máy vào đường ngược chiều mà không có bằng lái xe máy. Vậy khi bị giam giữ xe thì mức xử phạt là bao nhiêu vậy ạ.? Cháu xin cảm ơn !

Trả lời:

Theo quy định tại điều 6 thì những lỗi trên bị áp dụng mức xử phạt như sau:

Căn cứ vào Điểm i, Khoản 4, Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

“Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định”.

Theo quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì: Người điều khiển xe mô tô, xe máy không mang theo giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng; không có giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000; không có giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Luật sư cho e hỏi,e bị bắt giữ xe máy,mà e mất cavet xe mất,có giấy hẹn lấy cavet xe.Cho e hỏi có giấy hẹn cavet đó với bằng lái xe có thể lấy được xe máy ra không ạ.,

VIệc xử lý phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:

Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

2. Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.”

Như vậy, Hành vi của bạn bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Sau khi thi hành xong quyết định xử phạt bạn sẽ được trả lại phương tiện trong trường hợp sau:

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Cho em hỏi em bị công an cơ động hà nội chỗ hồ tây bắt vì tội lượn lách và bị phạt 7.200.000 đồng và bị tước bằng lái xe từ năm 2012 bây giờ em muốn thi lại được không ?

Theo quy định tại thì thủ tục cấp lại giấy phép lái xe được quy định như sau:

Điều 48. Cấp lại giấy phép lái xe

2. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Hệ thống thông tin giấy phép lái xe, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe..”

Như vậy, giấy phép lái xe của bạn đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ bạn sẽ không thể thi lại.

Xin chào Xin giấy phép. Xin cho em hỏi bằng lái xe hạng B2 được điều khiển xe tải có tổng trọng lượng xe và hàng hoá mà xe đó được phép chở dưới 3.500kg hay chỉ tính trọng tải hàng mà xe đó được phép chở. Xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT thì:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe gồm trọng lượng (khối lượng) bản thân xe cộng với trọng lượng (khối lượng) của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).”

Như vậy, tổng trọng lượng xe bao gồm trọng lượng xe cộng với trọng lượng của người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe

Cho tôi hỏi là anh trai toi chưa có bằng lái xe nhưng anh ấy lái xe container tông chết một người ,anh ấy đã ra đầu thú và bồi thường tiền mai táng cho gia đình người bị hại .anh ấy là bồ đội đã suất ngũ thì bị phạt bao nhiêu nam tù ?

Khi người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định pháp luật giao thông gây tai nạn với hậu quả chết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Việc đầu thú, tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả được coi là tình tiết giảm nhẹ cho anh bạn. Đây là cơ sở để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Thưa luật sư.. tôi hiện nay chưa có bằng lái xe khi lưu thông trên đường tôi đội mũ bảo hiểm giấy tờ xe đầy khi lưu thông trên đường có bị phạt không? Và những trường hợp nào thì mình bị yêu cầu dừng xe. Mong luật sư nêu rõ từng mục ạ.. Xin cảm ơn luật sư rất nhiều…!

Trường hợp lưu thông mà không có giấy phép lái xe bị xử phạt như sau:

” Không có giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000; không có giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.”

Điều 14 Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định về các trường hợp được dừng phương tiện như sau:

“1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;

d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;

đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;

b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>&gt Xem thêm: 

5. Không mang giấy phép lái xe khi điều khiển ô tô bị xử phạt bao nhiêu ?

Thưa luật sư: Em điều khiển xe ô tô mà không mang theo giấy phép lái xe,vậy mức phạt vậy bao nhiêu ?. Em xin cảm ơn !

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ vào khoản 3 Điều 21 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông quy định về mức phạt khi không mang theo giấy phép lại xe đối với oto như sau :

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy phép lái xe;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).

Theo đó đối với hành vi không mang theo giấy đăng kí xe khi điều khiển xe ôt thì sẽ bị xử phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật Giao thông –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *