Nhân viên thử việc có được trả lương không ? Mức lương thử việc

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chủ sử dụng lao động thỏa thuận thử việc không lương thì có hợp pháp, đúng luật không ? Mức lương của hợp đồng thử việc được quy định như thế nào ? và một số vướng mắc pháp lý khác liên quan của người lao động sẽ được Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Nhân viên thử việc có được trả lương không?

Thưa luật sư, luật sư tư vấn giúp em về việc trả lương cho nhân viên thử việc với ạ! Em là sinh viên mới ra trường, thấy thông tin tuyển dụng của 1 công ty tư nhân, em đến phỏng vấn và đã được công ty tuyển dụng.

Trong thời gian thử việc là 2 tháng, em cảm thấy công việc không phù hợp nên đã nộp đơn xin thôi việc và được chị quản lý trực tiếp của em – và là vợ của giám đốc đồng ý cho nghỉ ngay ngày hôm đó và bảo đến ngày 15 thì em tới công ty nhận lương. Nhưng đến tối về, anh giám đốc có gọi điện cho em, lấy lý do là em nghỉ đột xuất, không báo trước cho công ty trước 1 tháng theo quy định của công ty (trong khi em mới làm được có hơn 1 tháng) nên công ty sẽ không trả lương.

Vậy em muốn hỏi là: Trong trường hợp này em có quyền đòi lương không ạ! Mà công ty lại không hề cho nhân viên ký thì liệu có căn cứ gì không?

Em xin chân thành cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn xử lý trường hợp không trả lương theo luật, gọi:

Trả lời:

Điều 26 quy định về vấn đề thử việc như sau:

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Đồng thời, Điều 27 Bộ luật Lao động 2012 có quy định cụ thể về thời gian thử việc. Theo đó, thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây: Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác;

Về việc , Khoản 2 Điều 29 Bộ luật lao động 2012 có quy định.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Căn cứ vào các quy định trên thì việc cảm thấy công việc không phù hợp và nộp đơn thôi việc khi đang trong thời gian thử việc là đúng với quy định của pháp luật. Do bộ luật lao động 2012 không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng thử việc nên các bên có thể giao kết hợp đồng bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi. Do đó, mặc dù công ty không kí hợp đồng bằng văn bản với bạn nhưng trên thực tế hai bên đã có thỏa thuận và tbạn đã thử việc tại công ty hơn một tháng, như vậy hợp đồng thử việc đã được giao kết và hai bên có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật.

Về tiền lương trong thời gian thử việc, Điều 28 Bộ luật lao động 2012 quy định:

“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”

Như vậy, khi chấm dứt thỏa thuận thử việc, bạn sẽ được công ty trả lương tương ứng với số ngày bạn đã làm việc thực tế. Mức lương do hai bên đã thỏa thuận và ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó. Do đó, trong trường hợp công ty bạn lấy lý do là bạn nghỉ đột xuất, không báo trước cho công ty trước 1 tháng theo quy định của công ty (trong khi bạn mới làm được có hơn 1 tháng) nên công ty sẽ không trả lương là trái quy định pháp luật. Bạn có thể làm đơn yêu cầu phía công ty trả lương cho bạn. Nếu phía công ty vẫn tiếp tục kéo dài thời gian không trả lương cho bạn thì bạn có thể làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân Huyện về việc yêu cầu công ty trả tiền lương cho bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>&gt Xem thêm: 

2. Xử lý thế nào khi công ty không làm đúng như thỏa thuận thử việc ?

Thưa Luật sư, hiện tại em đang làm 1 công ty xây dựng và đã ký hợp đồng lao động nhưng sau khi thử việc 3 tháng. Tuy nhiện hiện nay em thấy phía công ty không làm đúng theo như hộp đồng đã ký và còn cố tình ép buộc em phải làm theo như vậy. Và sau khi hết hợp đồng lao động đó em yêu cầu làm lại hợp đồng lao động mới.

Khi công ty làm hợp đồng lao động mới thì không có gì thay đổi so với hợp đồng lao động đã ký trước đó. Vì vậy em cần phải làm gì ?

Chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi:

Trả lời:

Điều 27 quy định về thời gian thử việc như sau:

“Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thời gian thử việc tối đa 2 tháng. Ở đây công ty bạn đã ký hợp đồng thử việc 3 tháng là trái quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, sau khi kết thúc thời gian thử việc thì công ty phải tuân thủ quy định tại điều 29 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”.

hướng dẫn điều này như sau:

“Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử

1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao độngvới người lao động.

2. Khi kết thúc thời gian thử việc đốivới người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phảithông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trườnghợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngayhợp đồng lao động với người lao động.”.

Nếu bạn làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng với người lao động.

Khi ký hợp đồng lao động mới thì một trong những điểm khác giữa hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động là mức tiền lương. Lương trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó, cũng có nghĩa là lương của công việc chính thức phải cao hơn lương thử việc.

Bên cạnh đó, nếu là hợp đồng lao động chính thức thì bắt buộc có những nội dung theo quy định tại điều 23, Bộ luật lao động 2012 cụ thể là:

“Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.

3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.

4. Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.”.

Do đó, nếu nhận thấy những điều khoản bất lợi cho mình thì bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận với công ty yêu cầu sửa đổi bổ sung. Nếu những thỏa thuận của công ty vi phạm quy định của pháp luật thì bạn hoàn toàn có quyền gửi đơn đến Phòng lao động thương binh xã hội hoặc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>&gt Xem thêm: 

3. Tư vấn về thời gian thử việc và quy định về tiền lương

Thưa luật sư, Em có làm việc ở 1 cửa hàng tiện lợi. Trong hợp đồng lao động thử việc của em là 5 tháng rưỡi. Nhưng sau khi e thử việc xong thì lại bắt kí tiếp hợp đồng thử việc chứ không kí hợp đồng chính thức. Em xin nghỉ thì công ty bảo e là thiếu đơn xin việc vs giấy xác nhận hạnh kiểm trong khi lúc đi xin việc thì e có nộp hồ sơ rồi. Giờ công ty giam em 1 tháng lương và bảo em phải bổ sung hồ sơ xin việc đầy đủ thì công ty mới trả 1 tháng lương đang giam của em. Vậy cho e hỏi công ty làm vậy có đúng theo quy định của luật lao động không ?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Về hợp đồng thử việc và thời gian thử việc, có quy định như sau:

“Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Như vậy, người sử dụng lao động của bạn đã vi phạm quy định về thời gian thử việc của Bộ luật Lao động. Thứ nhất, hợp đồng thử việc chỉ được kí một lần cho cùng một công việc. Thứ hai, công việc tại 1 cửa hàng tiện lợi là công việc không yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp hoặc cao đẳng trở lên nên thời gian thử việc không được quá 6 ngày làm việc.

Với hành vi vi phạm pháp luật về lao động như vậy, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo , cụ thể như sau:

Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”

Về vấn đề tiền lương, quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

“Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

Với hành vi giữ tiền của người lao động để đảm bảo thực hiện theo hợp đồng lao động, đây là hành vi vi phạm pháp luật về lao động và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

4. Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước không ?

Luật sư cho em hỏi: Em đang là sinh viên cao đẳng chưa ra trường. Cách đây hơn 1 tháng em có xin vô làm việc tại quầy thuốc. Ở đó không có ký hợp đồng thử việc với em mà chỉ nói bằng miệng là em phải thử việc 2 tháng ở đó. Sau 1 tháng thử việc em nghỉ không báo trước vì em thấy áp lực và thấy không hài lòng với công việc này.

Em cũng không hề nhận gì ngoài kiến thức được học 3 ngày đầu tại chỗ làm. Em làm việc nguyên ngày từ 7h sáng đến 7h30 tối. Việc em xin nghỉ mà không báo trước trong thời gian thử việc như vậy là đúng hay sai ạ ?

Em xin cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Đối với thử việc, khi chấm dứt trong thời hạn của hợp đồng thử việc Bộ luật lao động có quy định như sau:

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Vì thế, trường hợp này việc bạn chấm dứt hợp đồng không báo trước là hành vi không trái quy định của luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi tới số: để được giải đáp. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

5. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi kết thúc thời gian thử việc ?

Thưa luật sư: Em làm việc tại công ty từ ngày 31/12/2015 đến 2/1/2016 do nhà có việc bận nên em xin nghỉ, và công ty không trả lương cho em với lí do em không báo trước 30 ngày.Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Em hỏi thì phía công ty nói đó là quy định của công ty, nhưng khi em vào thì không hề được bất kỳ ai phổ biến về quy định này ?

Em mong luật sư giải đáp giúp em với ạ!. Em xin cảm ơn !

>>

Luật sư tư vấn:

quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”

Theo đó trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng công ty phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho bạn. Đối với trường hợp công ty đưa ra lý do là bạn không thông báo trước 30 ngày có thể hiểu là bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật do không tuân thủ về thời hạn báo trước. Pháp luật quy định về trách nhiệm của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Theo đó nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật do không thực hiện nghĩa vụ báo trước thì sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước và không đươc hưởng trợ cấp thôi việc. Còn về tiền lương thì công ty vẫn phải có trách nhiệm thanh tóan đầy đủ cho bạn.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật lao dộng – Công ty luật Minh KHuê

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *