Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin luật sư giải đáp thắc mắc là nếu Việt Nam dành cho Nhật Bản mức bảo hộ sở hữu trí tuệ cao hơn Việt Nam dành cho Mỹ vì Mỹ và Việt Nam không ký kết với nhau thoả thuận MFN liên quan đến sở hữu trí tuệ thì trong trường hợp này Việt Nam có vi phạm nguyên tắc MFN không ? Cảm ơn. Người gửi : Khuất Thị Thu Thuỷ

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ vào khái niệm được đưa ra bởi Giáo trình Luật Thương mại quốc tế ( Trường Đại học luật Hà Nội) thì có thể đưa ra khái niệm về nguyên tác đối xử tối hệ quốc như sau: “Nguyên tắc tối hệ quốc là dựa trên cam kết thương mại, một nước dành cho nước đối tác ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho nước thứ ba khác trong tương lai”. Có nghĩa là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác dựa trên cam kết thương mại.

Do đó, khi mà Việt Nam dành cho Nhật Bản mức bảo hộ sở hữu trí tuệ cao hơn Việt Nam dành cho Mỹ và vì Mỹ không ký kết (cam kết) thương mại với Việt Nam nên thoả thuận MFN liên quan đến sở hữu trí tuệ thì trong trường hợp này Việt Nam không vi phạm nguyên tắc MFN.

Về vấn đề này, chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin liên quan đến MFN như sau:

Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Điều I của Hiệp định CATT (mặc dù bản thân thuật ngữ “tối huệ quốc”không được sử dụng trong điều này). Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo rằng sản phẩm nhập khẩu cùng loại sẽ được đối xử bình đẳng và không phân biệt tại nước nhập khẩu.

Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tăc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự “đối xử ưu đãi nhất”. Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác (Trường hợp Mỹ không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT và WTO).

Mặc dù đây là nguyên tắc quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng tự do hóa thương mại nhưng GATT/ WTO vẫn công nhậ một số ngoại lệ: 

– Chế độ ưu đãi đặc biệt

– Hội nhập kinh tế khu vực

– Các biện pháp đặc biệt đối với các nước đang phát triển 

– Các ngoại lệ khác ( biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức, trật tự công cộng, bảo vệ sinh mạng và cuộc sống của con người, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên….)

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *