Hàng xóm bịt lối đi không cho ra đường lớn phải làm thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, Nhà tôi và nhà bà A nằm liền kề với nhau, nhà tôi không có đường đi qua đường lớn, nay nhà bà A đã bán cho người khác, nhưng nhà bà B này sau khi mua của bà A xong thì bà B không cho tôi đi nhờ để đi qua đường lớn,

Mục lục bài viết

Thưa Luật sư, Nhà tôi và nhà bà A nằm liền kề với nhau, nhà tôi không có đường đi qua đường lớn, nay nhà bà A đã bán cho người khác, nhưng nhà bà B này sau khi mua của bà A xong thì bà B không cho tôi đi nhờ để đi qua đường lớn, tôi đã nhiều lần nói xin đi nhờ nhưng bà ấy chửi rủa tôi, nói xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của tôi. Cho tôi hỏi tôi có thể làm gì trong trường hợp này thì mới đúng luật? Xin cám ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Bất động sản không có lối đi có quyền như thế nào?

Theo thì chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

=> Như vậy có nghĩa là bạn có quyền làm đơn đề nghị lên uỷ ban nhân dân cấp xã để được hoà giải nếu như hai bên không thể tự thương lượng với nhau được.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị
  • Chứng minh thư nhân dân của chủ đất (bạn) (bản sao công chứng)
  • Sổ hộ khẩu của chủ đất (bạn)(bản sao công chứng)
  • Chứng cứ chứng minh kèm theo về việc bất động sản không có lối đi qua (video, hình ảnh, ghi âm….)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(Về việc giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua )

Kính gửi: – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân…..

-……………………..

Tôi tên là: NGUYỄN VĂN A

Ngày sinh: …/…./199xxx

Số chứng minh thư nhân dân số/căn cước công dân:…………………….. ngày cấp………. nơi cấp…….

Hộ khẩu thường trú:………….

Chỗ ở hiện tại:……….

Hôm nay tôi làm đơn này xin trình bày với quý cơ quan một việc như sau:

Tôi được công nhận quyền sở hữu đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số… tại…. được cấp ngày tháng năm….

Ngày… tháng…. năm…. tôi…..

Ngày… tháng …. năm….. bà B đã…….

Tôi được biết……

Vì vậy, bằng đơn kiến nghị này, tôi kính đề nghị quý cơ quan xem xét và giải quyết cho tôi về vấn đề này.

Kính đề nghị quý cơ quan xem xét, giải quyết!

Tôi xin chân thành cám ơn!

NGƯỜI VIẾT ĐƠN

(Ký, ghi rõ họ, tên)

2.2 Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩ, bị xử phạt như thế nào?

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi cá nhân đều được bảo vệ, theo đó, nếu như phía bên bà B có hành vi phúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo thì, theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; Do đó, bạn có thể làm đơn trình báo lên công an xã/phường/thị trấn nơi bạn đang cư trú để xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.

2.3 Mức bồi thường về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác là như thế nào?

Khi bà B có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn, bạn có thể yêu cầu bồi thường. Cụ thể theo thì thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Thiệt hại khác.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo như trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đồng thời, mức lương cơ sở do Nhà nước quy định hiện nay là 1.490.000 đồng nên do đó nếu như các bên không thoả thuận được thì mức độ bồi thường sẽ được tính bằng 10×1.490.000=14.900.000 đồng.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *