Người xuất khẩu lao động được hưởng quyền lợi gì khi công ty môi giới đóng cửa ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư. Cho tôi hỏi: Tôi được công ty môi giới lao động đưa qua singapore làm việc và ký hợp đồng với công ty môi giới là 2 năm. Nhưng khi làm việc ở singapore được gần 6 tháng thì cônng ty đóng cửa. Tôi phải về nước. Vậy cho tôi hỏi khi về nước tôi được hưởng quyền lợi gì và đền bù hợp đồng lao động từ công ty môi giới như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư. Người gửi: N.H.A

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của Xin giấy phép.

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư lao động trực tuyến của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Chuyên viên hỗ trợ:

Theo thông tin bạn cung cấp, trước tiên chúng ta xác định bạn có hai mối quan hệ:

Thứ nhất, mối quan hệ với công ty môi giới thông qua hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

Thứ hai, mối quan hệ với công ty nước ngoài (công ty singapore) thông qua .

Từ những dữ kiện bạn đưa ra, chúng tôi thấy rằng công ty môi giới và bạn (bên dịch vụ và bên thuê dịch vụ) đã kí với nhau hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng 2006. Và hợp đồng có thời hạn 2 năm.

Điều 6. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:

1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Sau khi đã qua singapore làm việc được 6 tháng thì doanh nghiệp bên singapore đóng cửa do đó bạn phải về nước. Ở đây ta xác định sự việc này không phải do lỗi của bên làm dịch vụ gây ra. Chúng tôi xin chia làm hai trường hợp như sau:

+ TH1: Nếu trong hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai bên có thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp đơn vị nước ngoài sử dụng người lao động Việt Nam mà bị giải thể hoặc phá sản thì thực hiện theo các thỏa thuận trong hợp đồng.

+ TH2: Nếu trong trường hợp không có thỏa thuận về vấn đề này, thì chúng ta lại phải xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, anh không có quyền yêu cầu công ty môi giới bồi thường thiệt hại cho mình theo nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì lỗi gây ra ở đây không phải do phía công ty môi giới gây ra.

Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Trong trường hợp của anh thì hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai bên vẫn còn thời hạn (có thời hạn 2 năm) do đó việc tiếp tục thực hiện phần còn lại của hợp đồng hay không sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau và đi tới quyết định. Hoặc anh có thể chấm dứt hợp đồng với công ty trong trường hợp hai bên thỏa thuận chấp nhận việc chấm dứt hợp đồng.

Điều 422. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

7. Trường hợp khác do luật quy định.”

Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên hợp đồng đã giao kết giữa bạn và công ty môi giới để xác định lỗi từ phía bên nào để thực hiện bồi thường.

Ngoài ra, pháp luật lao động của mỗi nước cũng đưa ra các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong tường hợp công ty bị chấm dứt hoạt động. Trường hợp của bạn, bạn cũng nên xem xét lại hợp đồng lao động ký với công ty bên Singapore đồng thời đối chiếu với pháp luật lao động bên Singapore để xác định quyền lợi mà bạn được hưởng khi chủ sử dụng lao động chấm dứt hoạt động.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *