Người về hưu tính tiền phép năm như thế nào ? Điều kiện nghỉ phép năm ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trước khi nghỉ hưu thì có được giải quyết chế độ phép năm không ? Cách tính lương ngày nghỉ phép năm ? Điều kiện nghỉ phép năm ? và một số vướng mắc pháp lý về chế độ nghỉ phép năm sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Người về hưu tính tiền như thế nào ?

Trong cơ quan tôi có một cán bộ đã tới , ngày nhận quyết định nghỉ hưu là 01/7/2016. Vậy tới cuối năm cơ quan thanh toán tiến phép năm của người cán bộ đó như thế nào ?

Xin tư vấn giúp, xin cám ơn.

Người về hưu tính tiền phép năm như thế nào ?

Luật sư tư vấn:

có quy định :Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Điều 111 quy định:

“Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”

Dù bạn đã có quyết định nghỉ hưu thì căn cứ tính phép năm của bạn không có gì khác với đối tượng chưa hưởng hưu.

Thời gian được coi là để tính số ngày nghỉ hằng năm được hướng dẫn chi tiết tại Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP như sau:

“1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.

2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.

7. Thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.

11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.”

Điều 114 Bộ luật lao động quy định về Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ như sau:

“1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền”

Tiền lương làm căn cứ để trả nghỉ hằng năm được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định:

“Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương”

Tiền lương làm căn cứ để ngày chưa được hướng dẫn bởi Khoản 3, Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP

“Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;

b) Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.

4. Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.”

>> Bài viết tham khảo thêm:

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Người về hưu tính tiền phép năm như thế nào ? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Tư vấn về số ?

Thưa Luật sư, tôi vào làm tại 1 cơ quan nhà nước khoảng cuối tháng 4/2015. Đến tháng 7/2015 ký hợp đồng chính thức, thời hạn 1 năm. Theo như cơ quan thông báo, nếu tôi làm đến hết năm 2016 thì tổng số năm của tôi là 08 ngày. Theo tôi tìm hiểu thì nếu tôi làm việc đủ 12 tháng thì được tính phép năm, và tôi nghĩ những ngày phép của năm đầu tiên làm việc (từ 24/4/2015 đến 30/6/2016) sẽ được tính.

Xin các luật sư cho biết cách hiểu của tôi có đúng không và cách tính phép của đơn vị tôi là 08 ngày có đúng không?

Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn về số ngày nghỉ phép năm ?

Trả lời:

Điều 111 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”.

Bên cạnh đó, Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động:

“Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm
1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội. “.

Như vậy, bạn làm việc từ tháng 4/2015 đến hết năm 2016 thì bạn đã có hơn 1 năm để tính số ngày nghỉ hàng năm. Do đó, bạn được hưởng nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc (nếu bạn làm công việc trong điều kiện bình thường) và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Chuyển công tác, bậc lương, phụ cấp thâm niên và phép năm được tính thế nào ?

Năm 2009, tôi được tuyển dụng công chức vào ngành Toà án. Đến năm 2014, tôi làm đơn xin chuyển công tác (do chuyển nơi ở) vào công ty cổ phần vốn nhà nước. Tôi được 2 cơ quan chấp thuận, chánh án đã ký quyết định chuyển công tác và tổng giám đốc công ty cổ phần ký quyết định tiếp nhận và bố trí công việc. Vậy xin hỏi luật sự tôi có được tiếp tục hưởng chế độ liên tiếp hay không?

Ví dụ thời gian nâng bậc lương, thâm niên, phép năm …. (vì bên công ty mới có chế độ mỗi năm làm việc được 1% thâm niên). Tôi làm được 2 năm thì công ty tính cho tôi 2% thâm niên như vậy có đúng hay không? tôi công tác bên cơ quan cũ được 5 năm có được tính dồn vào thâm niên bên cơ quan mới hay không?

Xin cảm ơn Luật sư!

Chuyển công tác, bậc lương, phụ cấp thâm niên và phép năm được tính thế nào ?

, Gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Về việc xếp lương ở công ty chuyển đến

Điểm c, Khoản 3, Mục II Thông tư số 79/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty Nhà nước vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như sau:

“3- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát (sau đây gọi chung là ngạch công chức, viên chức). Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.

c) Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.

Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.

Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).

Trường hợp chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.”

Theo đó, trường hợp bạn chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch công chức bạn đang giữ, thì đơn vị mới tiếp tục trả lương theo Văn bản chấm dứt hợp đồng làm việc ở đơn vị cũ về bậc lương, chế độ phụ cấp thâm niên, kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau từ đơn vị cũ.

Nếu bạn chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức bạn đang giữ thì phải chuyển ngạch.

Về mức phụ cấp thâm niên nghề:

Theo quy định tại Điều 2, Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm:

“Điều 2. Mức phụ cấp

1. Mức % phụ cấp thâm niên nghề được tính như sau:

Cán bộ, công chức quy định tại Điều 1 Thông tư này có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.”

Tại Điều 3, Thông tư này quy định:

Điều 3. Thời gian làm việc tính hưởng phụ cấp

1. Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề được xác định bằng tổng thời gian sau:

a) Thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng (nếu có thời gian gián đoạn mà thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn);

b) Thời gian làm việc được hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);

c) Thời gian theo luật định của các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này mà trước khi đi đang được hưởng phụ cấp thâm niên nghề.”

Như vậy, bạn làm việc tại công ty mới được 2 năm và công ty đó tính cho bạn 2% thâm niên nghề là đúng theo quy định của pháp luật. Thời gian bạn làm việc tại cơ quan cũ được 5 năm thì cũng được cộng dồn để tính hưởng phụ cấp thâm niên tại công ty mới.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Ngày phép năm trả lương thế nào ?

Hiện nay em có 14 ngày phép năm trong năm em mới nghỉ 7 ngày như vậy NSDLĐ sẽ trả tiền mặt cho em nhưng em muốn hỏi 7 ngày còn lại đó DN trả lấy lương căn bản trả hay là lương tổng thu nhập của em. Lương căn bản của em là 6.200.000 còn tổng thu nhập của em là 7.800.000đ vậy cho em hỏi em sẽ được tính ở khoản nào ạ?

Em cám ơn nhiều.

Ngày phép năm trả lương thế nào ?

Luật sư tư vấn:

Khoản 3 Điều 26 quy định:

“…3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;
b) Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc…”

Như vậy, tiền lương tính ngày nghỉ phép năm của bạn là tiền lương theo hợp đồng lao động.

> Bài viết tham khảo thêm:

5. Trường hợp nào công ty phải trả tiền phép năm ?

Thưa luật sư, tôi tên C, ở TP Cần Thơ. Tôi có một thắc mắc về ngày nghỉ phép năm như sau : tôi công tác tại công công ty từ tháng 3/2014 đến nay, do vì bận việc riêng nên tôi xin thôi việc kể từ ngày 1/2/2016. Trước khi thôi việc tôi có làm đơn năm 12 ngày từ ngày 20-1 đến 31-1-2016.

Phòng nhân sự thông báo rằng năm 2016 tôi chưa làm việc nên không giải quyết phép năm. Nhưng theo tôi, tôi đã làm đủ 12 tháng trong năm 2015 nên tôi được hưởng 12 ngày phép theo luật lao động. Vậy xin luật sư tư vấn dùm tôi, phòng nhân sự không giải quyết phép năm như vậy có đúng không ? Tôi phải gặp cơ quan nào để bảo về quyền lợi người lao động ?

Rất mong hồi âm sớm từ luật sư !!! Tôi xin chân thành cảm ơn và chúc luật sự sức khỏe và thành công.

Trường hợp nào công ty phải trả tiền phép năm ?

Trả lời:

Về việc phòng nhân sự không giải quyết phép năm:

Khoản 1 Điều 111 quy định: “Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a. 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b. 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c. 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

Do đó, bạn căn cứ vào trường hợp của mình để biết mình được phép nghỉ hàng năm bao nhiêu ngày. Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2012, người lao động khi nghỉ hàng năm được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ và tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường do hai bên thỏa thuận. Như vậy, khi nghỉ hàng năm, bạn được tạm ứng những khoản tiền trên.

Tuy nhiên, sau khi nghỉ hàng năm, vào ngày 1/2/2016, bạn xin thôi việc. Điều 114 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

” 1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ;

2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.”

Khoản 2 Điều 114 Bộ luật Lao động quy định trường hợp người lao động có dưới 12 tháng làm việc tức là dưới 12 tháng làm việc trong một năm làm việc cho người sử dụng lao động vì đây là nghỉ hàng năm, số ngày nghỉ tính cho từng năm. Với trường hợp của bạn, bạn làm việc dưới 12 tháng trong năm 2016 nên thời gian nghỉ hàng năm được tính như sau theo Điều 7 Nghị định số 45/2013/NĐ – CP: “lấy số ngày nghỉ hàng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hàng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị”. Thực tế, bạn không có số ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên và bạn xin nghỉ phép năm từ 20/1 – 31/1/2016 nên bạn được tính là đã làm việc 01 tháng và do đó, số ngày nghỉ hàng năm bạn được nghỉ 1 ngày.

Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Khoản 5 Điều 195 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải do hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội”. Nên bạn phải thương lượng với người sử dụng lao động trước, nếu không được và bạn vẫn muốn đòi quyền lợi thì bạn gửi đơn đến hòa giải viên lao động (người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm để hòa giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của pháp luật) theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động 2012. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Nếu hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các biên bản trong hòa giải thành hoặc hết thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải thì bạn có quyền gửi đơn đến Tòa án nhân dân.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Không nghỉ phép năm có được thanh toán bằng tiền hay không ?

Chào luật sư cho em hỏi một năm có 12 ngày phép tương đương với 12 tháng mà mình làm ở đơn vị sự nghiệp công lập khi mình làm mà không nghỉ phép thì có được hưởng lương từ mấy ngày nghỉ phép mà mình không nghỉ hay không? và căn cứ theo điều nào và nghị định nào ?

Mong luật sư giải đáp.

Không nghỉ phép năm có được thanh toán bằng tiền hay không?

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 114 về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ:

1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Như vậy, theo quy định Điều 114 bạn sẽ được thanh toán bằng tiền những ngày bạn chưa nghỉ phép năm.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 26 có quy định về tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ hằng năm như sau:

3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 Bộ luật Lao động năm 2012 được quy định như sau:

a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;

b) Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.

4. Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty Luật TNHH Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *