Người lao động có thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội với công ty thì bị xử phạt như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào công ty Luật TNHH Minh Khuê, tôi có yêu cầu mong công ty tư vấn giúp tôi: Người lao động có thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội với công ty thì bị xử phạt như thế nào? Mong sớm nhận được tư vấn của công ty, tôi xin cảm ơn!

Mục lục bài viết

1. Thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội có bị xử phạt như thế nào ?

Xin chào công ty Luật TNHH Minh Khuê, tôi có yêu cầu mong công ty tư vấn giúp tôi: Người lao động có thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội với công ty thì bị xử phạt như thế nào?

Mong sớm nhận được tư vấn của công ty, tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 2 quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo đó, người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo , , theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.

Pháp luật Việt Nam quy định như vậy nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích tối thiểu cho người lao động. Tuy nhiên, một số người lao động chưa nhận thức được những quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội. Do đó, có rất nhiều trường hợp người lao động đã thỏa thuận với người sử dụng lao động để không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 :

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, hoặc tham gia không đúng mức quy định.”

Như vậy, trong trường hợp, người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định thì người lao động sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong trường hợp, người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền sẽ buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Mức đóng Bảo Hiểm Xã Hội theo quy định mới ?

Luật sư tư vấn:

Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất như sau:

+ Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.

+ Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%

+ Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%

+ Kinh phí công đoàn: 2% – doanh nghiệp đóng tất.

Bảng tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm như sau:

Loại bảo hiểm Doanh nghiệp đóng Người LĐ đóng Tổng cộng
BHXH 18% 8% 26%
BHYT 3% 1.5% 4,5%
BHTN 1% 1% 2%
KPCĐ 2% 2%
Tổng phải nộp 34,5%

– Mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN:

+ Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là hệ số tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương cơ sở và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là 20 lần mức lương cơ sở.

+ Đối với người lao động hưởng tiền lương theo quy định của người sử dụng lao động (DN) thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.

– Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.

– Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

+ Lương đóng bảo hiểm là do doanh nghiệp thỏa thuận với nhân viên và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Kế toán căn cứ vào đây để tính lương cơ bản, được thể hiện trên hợp đồng lao động.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Chuyển hình thức đóng bảo hiện xã hội bắt buộc sang hình thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 thì người lao động làm việc tại một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi thôi việc theo đúng quy định của pháp luật sẽ được người sử dụng lao động làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động và giải quyết các chế độ cho người lao động; Đồng thời làm thủ tục chuyển sổ bảo hiểm xã hội của người lao động sang nơi làm việc khác hoặc giao cho người lao động:

“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”

Trong trường hợp của anh: Anh năm nay 55 tuổi làm giáo viên và có 16 năm làm việc tại khu vực có hệ số 0,7 (16 năm tham gia bảo hiểm xã hội), nhưng anh lại chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Như vậy, căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì anh chưa có đầy đủ các điều kiện để được hưởng lương hưu. Trường hợp này anh cần phải tham gia bảo hiểm xã hội dưới hình thức bảo hiểm tự nguyện thêm 4 năm (chuyển từ hình thức đóng bắt buộc sang tự nguyện).

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *