Người lao động chết có được bồi thường khi làm tại công ty mà không có hợp đồng lao động không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người lao động bị chết trong quá trình lao động tại công ty mà không có hợp đồng lao động thì được xử lý như thế nào ? Có được coi là tai nạn lao động hay không ? Luật sư tư vấn và giải đáp những quy định pháp lý liên quan đến tai nạn lao động:

Mục lục bài viết

1. Người lao động chết có được bồi thường khi làm tại công ty mà không có không?

Kính gửi công ty Xin giấy phép, Tôi có một vài vấn đề cần tư vấn. Mong luật sư giải đáp giúp gia đình tôi. Ngày chủ nhật vào khoảng 10h, ông chủ công ty có mang ra 3 cái thùng phi bảo bố tôi cắt hộ để sử dụng cho công trình xây dựng trong Quảng Ninh. Có 2 thùng phi thì mở được nắp , bố tôi đã gia công xong.

Còn lại 1 thùng phi do nắp phi bị rỉ nên ko mở được, bố tôi đã dùng đầu hàn để chấm lỗ thông hơi nhưng thùng phi đó bị nổ, làm bố tôi bị thương nặng. Sau đó cấp cứu nhưng bố tôi không qua khỏi. Hiện tại gia đình tôi rất đau lòng vì sự việc xảy ra. .Bố tôi bị tử vong trong khi đang làm việc cho công ty như vậy mà phía công ty chỉ đưa cho nhà tôi 25 triệu tiền mai táng. Và 10 triệu tiền công mà bố tôi đã làm. Ngoài ra không có đền bù gì thêm và cũng không nhận sai, mà chỉ nói rắng hỗ trợ nhà tôi tiền mai táng chứ ko phải là bồi thường. Tôi muốn hỏi như vậy gia đình tôi có quyền được bồi thường không và bên sử dụng lao động phải bồi thường bao nhiêu. Hiện tại bên công ty không chịu nhận trách nhiệm bồi thường. Nói rằng do lỗi của bố tôi nên bố tôi tự chịu. Bố tôi làm cho công ty đó không có hợp đồng lao động,bố tôi đã về hưu được 10 năm ?

Mong nhận được hồi đáp của quý công ty! Trân trọng!

Người gửi:T.H

Người lao động chết có được bồi thường khi làm tại công ty mà không có hợp đồng lao động không?

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới xin giấy phép, với thông tin câu hỏi bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật về lao động, trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ). HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 2 bản, người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản. HĐLĐ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp.

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động.

– Công việc và địa điểm làm việc.

– Thời hạn của HĐLĐ.

– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

– Chế độ nâng bậc, nâng lương.

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

– Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế.

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động với người bị tai nạn lao động

Điều 144 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động (TNLĐ) như sau:

– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

– Trả đủ tiền lương theo HĐLĐ cho người lao động bị TNLĐ phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

– Bồi thường cho người lao động bị TNLĐ theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này

Quyền của người lao động bị tai nạn lao động.

.Điều 145 Bộ luật Lao động quy định quyền của người lao động bị TNLĐ như sau:

– Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ TNLĐ theo quy định của Luật BHXH.

– Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng BHXH cho cơ quan BHXH, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ TNLĐ theo quy định của Luật BHXH.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

Người lao động bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

– Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.

– Ít nhất 30 tháng tiền lương theo HĐLĐ cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do TNLĐ.

– Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.

Căn cứ vào những điều luật trên thì trường hợp bố bạn được nhận vào làm việc tại một Công ty đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng mà chưa được ký HĐLĐ bằng văn bản, chưa được Công ty đóng BHXH, đó là các hành vi vi phạm pháp luật, Công ty có thể bị xử phạt và buộc phải khắc phục hậu quả theo quy định tại .

Theo thông tin bạn cung cấp khi bố bạn bị TNLĐ không qua khỏi thì công ty có trách nhiệm thanh toán toàn phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu cho đến khi bố bạn không qua khỏi và phải trả đủ tiền lương trong thời gian bố bạn làm việc và thời gian nghỉ điều trị nếu có .Trường hợp bố bạn tham gia bảo hiểm bắt buộc thì được hưởng chế độ TNLĐ theo luật bảo hiểm xã hội trường hợp bố bạn bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động không mua bảo hiểm xã hội thì công ty đó phải trả toàn bộ số tiền tương đương với chế độ TNLĐ theo luật bảo hiểm xã hội .Ngoài ra do TNLĐ bố bạn đã tử vong nên công ty có trách nhiệm bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho nhân thân người tai nạn bị chết nếu lỗi do bên công ty trường hợp do lỗi của bố bạn thì gia đình bạn cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% với mức do lỗi của công ty .

Nếu Công ty không thực hiện đúng quy định đó,gia đình bạn có thể trực tiếp hoặc thông qua cơ sở để yêu cầu Giám đốc Công ty thực hiện đúng; hoặc có đơn gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi Công ty có trụ sở chính yêu cầu cử hòa giải viên để hòa giải tranh chấp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

2. Tư vấn về quyền lợi người lao động khi bị tai nạn lao động?

Thưa luật sư, Xin hỏi Em trên đường đi làm về bi tai nạn giao thông và bị gãy xương đùi, vỡ xương chậu và đi giám định suy giảm khả năng lao động 70%. Nghỉ việc ở nhà một năm mới có thể đi làm lại được? Xin hỏi về bên sở lao động phải chi trả như thế nào khi người lao động bi tai nạn lao động ? Cảm ơn!

Tư vấn về quyền lợi người lao động khi bị tai nạn lao động?

Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật lao động, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

* Thứ nhất: Về quyền lợi khi bị tai nạn lao động:

Khoản 2 điều 12 quy định:

“Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở…”

Như vậy, tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi bạn đi từ nơi làm việc về nơi ở được coi là tai nạn lao động. Bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

– Được quỹ BHYT chi trả các chi phí khám, chữa bệnh…

“Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;

c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các khoản 9, 13, 14, 17 và 20 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.”

– Được NSDLĐ thanh toán các chi phí không nằm trong danh mục do BHYT trả, được trả lương, bồi thường…

Điều 144, 145 quy định:

“Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

“Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng , bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với , bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

– Được BHXH trợ cấp:

Căn cứ vào kết quả giám định suy giảm khả năng lao động (70%) trợ cấp hàng tháng theo quy định tại điều 43 :

Điều 43. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”

* Thứ hai: Về điều trị tại bệnh viện tư:

Theo quy định tại .

*Thứ ba: Về phẫu thuật lại tháo nẹp, kinh phí điều trị,..

Đây là thời gian điều trị vì vậy quỹ BHYT, NSDLĐ, BHXH sẽ thực hiện thanh toán, trợ cấp cho bạn.

* Thứ tư: Về nghỉ phục hồi sức khỏe:

Trong thời gian phục hồi sức khỏe, bạn chưa đi làm được bạn sẽ được hưởng % một ngày theo mức lương tối thiểu chung, cụ thể quy định tại điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội:

“Điều 48. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm nội dung:

3. Chế độ được hưởng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ?

Kính gởi luật sư- Luật minh khuê, tôi có đứa cháu trên đường đi làm lúc 6h45 sáng thì bị tai nạn giao thông. bên gây tai nạn lái xe tải nhưng chạy qua luôn sát lề cỏ bên trái và đụng vào xe cháu tôi điều khiển. Trên xe lúc đó có 2 người, người ngồi sau chết 2 ngày sau khi điều trị ở bệnh viện. Cháu tôi đến bây giờ theo bác sĩ xác định là bị mù 2 mắt vĩnh viễn; bể nát xương hàm, dập gan, mật; dập não. hiện nay thì cháu tôi tuy đã tỉnh nhưng chưa được tĩnh táo lắm. gia đình người ngồi sau bị chết đã thỏa thuận xong với bên gây tai nạn. còn riêng cháu tôi đang thỏa thuận, nhưng có một số vấn đề chưa rõ nên nhờ luật sư giúp đỡ dùm:

– Cháu tôi có được hưởng tai nạn lao động không? (cháu tôi đang làm công nhân trong 1 doanh nghiệp) ?
– Khi làm tai nạn lao động có cần biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an không? (vì đang thỏa thuận thì bên gây tai nạn yêu cầu bên cháu tôi không được lấy biên bản tai nạn giao thông, vì nếu lấy biên bản tai nạn giao thông thì bên công an phải truy tố và người gây tai nạn phải ở tù). Tôi không biết có đúng không? chuyện đã xui rủi rồi, bên cháu tôi cũng không muốn bên kia phải ở tù. nếu cháu tôi bải nại thì bên gây tai nạn có ở tù không?
– Trình tự làm tai nạn lao động như thế nào?
Rất mong quý luật sư giúp đở dùm. tôi thành thật biết ơn!

Chế độ được hưởng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ?

Trả Lời:

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Xin giấy phép đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại điểm c-khoản 1-Điều 43-, được coi là tai nạn lao động khi tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và từ nơi ở đến nơi làm việ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Như vậy, nếu vào khoảng thời gian 6h45p và trên tuyến đường trên là thời gian, địa điểm cháu bạn phải đi qua để tới nơi làm việc mà mọi ngày đều đi thì sẽ được coi là tai nạn lao động và đương nhiên sẽ được hưởng chế độ tại nạn lao động theo Luật BHXH 2014.

Điều 104. Luật BHXH 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Như vậy, để hưởng chế độ tai nạn lao động bắt buộc phải có biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường.

– Trách nhiệm của người sử dụng lao động:

+ Thanh toán chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục chi trả của quỹ BHYT đối với NLĐ tham gia BHYT. Trường hợp NLĐ không được tham gia BHYT thì đơn vị chịu trách nghiệm chi trả toàn bộ chi phí trong quá trình điều trị TNLĐ cho NLĐ

+ Trả đủ tiền lương cho NLĐ trong thời gian điều trị cho TNLĐ

+ Trợ cấp cho NLĐ khi bị TNLĐ mà không phải do lỗi của người sử dụng lao động: NLĐ đượ chưởng trợ cấp tối thiểu bằng 40% mức tiền lương theo hợp đồng lao động.

– Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm:

+ Trợ cấp hàng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”

Theo quy định trên, cần phải xác định chính xác tỷ lệ (%) suy giảm khả năng lao động để xác định chính xác mức tiền trợ cấp hàng tháng cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả cho trường hợp của bạn

+ Trợ cấp phục vụ: Trường hợp NLĐ bị suy giảm sức khỏe từ 81% trở lên mà bị liệt, mù 2 mắt. Thì được ngoài các mức hưởng theo quy định hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng tiền lương tối thiểu chung.

+ Cấp các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình: NLĐ bị TNLĐ mà bị tổn thương các chức năng trong cơ thể mà bị ảnh hương đến sinh hoatj thì được cấp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

Thời điểm hưởng trợ cấp:

– Tính từ tháng NLĐ điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

– Trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động, thười điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

Nếu để xảy ra hậu quả chết người thì người điều khiển phương tiện giao thông phải chịu trách nhiệm về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Mặc dù bên bị hại không yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan tiến hành tố tụng vẫn truy cứu bởi không thuộc trường hợp truy cứu TNHS theo yêu cầu.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Xem thêm:

4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động ?

Thưa luật sư, Luật sư có thể cho em biết về luật tai nạn lao động không ạ. Chả là công ty em làm bao bì và mới lấy máy móc mới đang trong thời gian vận hành thử đã xảy ra tai nạn do người lao động trong giờ làm việc đã táy máy mà không được cử ra máy đó làm. Đã xảy ra tai nạn với lại bên em đã làm giấy kiểm định vết thương lên tới 10% vậy bên em đền bù thế nào cho người bị tai nạn lao động?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 145 :

“Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Như vậy, theo quy định này thì nếu tai nạn của người lao động là tai nạn lao động thì mặc dù người lao động có lỗi trong việc để xảy ra tai nạn lao động thì người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Bồi thường khi bị tai nạn lao động?

Xin chào Công ty Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề muốn được giải đáp: Em bị tai nạn lao động đứt lìa 1 đốt của ngón trỏ trái và dập 1 đốt áp út,vậy trong thời gian nghi dưỡng.

Em sẽ được nhận tiền lương là bao nhiêu % so với lương thực lãnh hàng tháng. (em làm đến nay đã 8 năm nhưng công ty không đóng bảo hiểm xã hội)

Xin trân trọng cảm ơn!

Bồi thường khi bị tai nạn lao động?

:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Khoản 2 điều 144 quy định:

“Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.”

Như vậy, trong thời gian nghỉ việc để điều trị do tai nạn lao động bạn vẫn được trả đủ lương hàng tháng theo hợp đồng lao động.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

>> Xem thêm:

6. Chế độ tai nạn lao động cho người lao động?

Thưa luật sư, Cho mình hỏi. NLD tham gia BHXH từ 1/2000. 2/2013-5/2013 NLD nằm viện do bị tai nạn lao động. 6/2013 có kết luận bị suy giảm khả năng lao động 29%. 8/2015 điều trị vết thương cũ tái phát, sau đó giám định lại mức suy giảm khả năng lao động là 50%. Diễn biến lương +,1/2013-1/2014: hệ số lương 3,0 +,từ 2/2014: hệ số lương 3,3 Giải quyết chế độ tai nạn cho NLD trên?

Cảm ơn!

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì người lao động bị tai nạn lao động:

Một là quyền lợi do người sử dụng lao động chi trả:

Căn cứ Điều 144, Điều 145 :

“Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Như vậy, người lao động được người sử dụng lao động chi trả tiền khi nằm điều trị không thuộc danh mục bảo hiểm y tế chi trả, bồi thường tùy theo nguyên nhân lỗi của tai nạn lao động

Hai là quyền lợi do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả:

Thứ nhất với mức suy giảm khả năng lao động là 29%:Người lao động được hưởng tiền:

Giám định thương tật: Căn cứ khoản 1 Điều 45 :

“Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;”

Trợ cấp thương tật một lần:

Căn cứ Điều 46 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 46. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”

+Trợ cấp thương tật dựa trên khả năng suy giảm lao động:

Như vậy, trợ cấp thương tật được tính như sau:

Suy giảm 5% khả năng lao động bằng 5 lần mức lương cơ sở

Giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở mà trong trường hợp này người lao động bị suy giảm thêm 24% nên người lao động hưởng thêm: 24 x 0,5 lần mức lương cơ sở

Nên tổng mức trợ cấp một lần dựa trên khả năng suy giảm bằng (5 + 24 x 0,5) mức lương cơ sở

+Trợ cấp dựa trên số năm đóng bảo hiểm xã hội:

Từ 1 năm đóng bảo hiểm xã hội bằng 0,5 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Thêm 1 năm đóng bảo hiểm xã hội được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

Thứ hai quyền lợi được hưởng khi suy giảm khả năng lao động là 50%:

Hưởng tiền trong thời gian điều trị tái phát lại vết thương:

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 :

“Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:

a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.”

Về thời gian hưởng: Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.”

Mức hưởng theo khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.”

Hưởng tiền giám định khả năng suy giảm lao động khi tái phát chấn thương:

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 45 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.”

Hưởng tiền trợ cấp thương tật hàng tháng:

Căn cứ Điều 47 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”

Như vậy:

Trợ cấp thương tật dựa trên khả năng suy giảm lao động:

Suy giảm từ 31% khả năng lao động thì bằng 30% mức lương cơ sở

Thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở mà trong trường hợp này người lao động bị suy giảm thêm 19% khả năng lao đông nên mức hưởng thêm bằng (19 x 2%) mức lương cơ sở

Trợ cấp thương tật dựa trên thời gian đóng bảo hiểm xã hội:

Có từ 01 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng 0.5 % tháng lương liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị

Thêm từ 01 năm đóng bảo hiểm xã hội thì hưởng thêm 0,3% tháng lương liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị

Ngoài ra còn được hưởng Bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 (Sửa đổi, bổ sung năm 2014):

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *