Người “Bảo kê” tại chợ đầu mối Long Biên sẽ bị xử phạt thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, thời gian vừa qua cộng đồng mạng trên khắp cả nước luôn bức xúc về hoạt động “bảo kê” công khai tại chợ đầu mối X – HN. Vụ việc này đã được cơ quan chức năng tiến hành khởi tố và điều tra. Vậy những người bảo kê này sẽ bị trừng phạt như thế nào? Mong luật sư tư vấn

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– 

2. Luật sư tư vấn:

Theo số cơ quan báo chí đã liên tục phản ánh về hoạt động “bảo kê” diễn ra công khai tại đầu mối X-HN. Theo phản ánh, để có thể kinh doanh buôn bán tại chợ, mỗi người phải nộp tiền “bảo kê” là 2xx.xxx đồng – 35x.xxx đồng/lượt. Những tiểu thương không nộp tiền sẽ không được buôn bán, còn những ai có dấu hiệu không hợp tác, phản kháng thì sẽ bị các đối tượng nói chuyện bằng “nắm đấm”, đe dọa, uy hiếp tinh thần và tìm mọi cách phá rối, không thể buôn bán.

Như quan sát tại các đoạn video được đăng tải công khai trên mạng xã hội về hoạt động này, thì những người thực hiện công việc “bảo kê” là những người đàn ông đứng tuổi đã cố ý uy hiếp tinh thần của những tiểu thương tại chợ bằng những thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực (đây là hành vi có thể được thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù là được thực hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra tức khắc) hoặc thủ đoạn khác (như hủy hoại tài sản…) làm cho người khác lo sợ mà phải giao tài sản cho mình. Hành vi này được thực hiện một cách công khai, trắng trợn đem lại sự nguy hiểm cho người khác và sẽ bị pháp luật trừng trị.

Từ đó, xét dưới góc độ pháp lý thì hành vi “bảo kê” trên đã đáp ứng phần nào các dấu hiệu cơ bản của tội phạm với tội danh Cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì tội danh cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm và phạt tiền đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu toàn bộ tài sản. Với hình phạt cụ thể, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ của người thực hiện hành vi để đưa ra kết luận cuối cùng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *