Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán ?

xin giấy phép, xin tư vấn và hỗ trợ khách hàng về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, các nghiệp vụ kinh doanh công ty chứng khoán được phép thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán như sau:

Mục lục bài viết

1. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Nhân viên của công ty chứng khoán cần đảm bảo các nghiệp vụ kinh doanh như thế nào theo quy định của luật chứng khoán ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Xin giấy phép, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp xin tư vấn với bạn như sau:

Theo quy định của thì công ty chứng khoán được tiến hành các nghiệp vụ sau:

” Điều 60. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán

1. Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây:

a) Môi giới chứng khoán;

b) Tự doanh chứng khoán;

c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán;

d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.

2. Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.

3. Ngoài nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán được nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác theo quy định của Bộ Tài chính.”

Theo đó công ty chứng khoán được thực hiện 4 nghiệp vụ kinh doanh là môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Trong đó mỗi nghiệp vụ kinh doanh đều có điều kiện riêng được quy định cụ thể tại nghị định 58/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi . Ví dụ như đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán thì phải có vốn pháp định là 25 tỷ đồng, tự doanh chứng khoán thì phải có vốn pháp định là 100 tỷ đồng, bảo lãnh phát hành chưng khoán thì phải có vốn pháp định là 165 tỷ đồng, tư vấn đầu tư chứng khoán là 10 tỷ đồng.

Môi giới chứng khoán được hiểu là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.

Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng.

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.

Dear Xin giấy phép, Em có liên hệ qua điện thoại để hỏi về Nghiệp vụ Repo CK và cầm cố CK. Nhờ Xin giấy phép tư vấn giúp em: 1. Công ty Chứng Khoán có quyền thực hiện nghiệp vụ cầm cố chứng khoán hay không? Nếu có, cho em cơ sở pháp lý ? 2. Công ty chứng khoán có quyền thưc hiện nghiệp vụ REPO chứng khoán dựa trên những cơ sở pháp lý nào? Vui lòng cho em biết khoảng thời gian nào em có thể nhận được phản hồi của Xin giấy phép cho 2 nội dung trên ạ? Em cám ơn nhiều.

Thứ nhất công ty chứng khoán có được thực hiện nghiệp vụ cầm cố chứng khoán không ?

Cầm cố chứng khoán là việc các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng cho người đầu tư vay tiền để đầu tư chứng khoán, tài sản bảo đảm là chứng khoán. Vì vậy đây thực chất là một dạng quan hệ hợp đồng giữa bên cầm cố là nhà đầu tư và bên nhận cầm cố là ngân hàng. Đây được coi là một biện pháp bảo đảm theo quy định của . Hiện tại hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh về kinh doanh chứng khoán thì không có quy định nào đề cập về nghiệp vụ cầm cố chứng khoán. Hiện tại thì doanh nghiệp có quy định một số hoạt động mà công ty chứng khoán không được thực hiện như sau:

” Điều 73. Quy định về hạn chế đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ

1. Không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định.

2. Không được tiết lộ thông tin về khách hàng, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Không được thực hiện những hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán.

4. Không được cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, trừ trường hợp Bộ Tài chính có quy định khác.

5. Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không được chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp của mình trong thời hạn ba năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập khác trong công ty.”

Repo chứng khoán được hiểu là giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua bán và bán chứng khoán của chính mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng khoán.

Trân trọng!

2. Phải nộp thuế thu nhập chứng khoán như thế nào ?

Dường như thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán không tác động xấu như nhiều người lo ngại trước đây. Điều mà nhiều nhà đầu tư (NĐT) băn khoăn trong một tuần qua, khi loại thuế này bắt đầu có hiệu lực, là chọn cách nào phù hợp và những phát sinh đang được cơ quan hữu quan xử lý ra sao.

Những ngày đầu, đại đa số các NĐT đều chọn phương án đóng thuế theo mức trích 0,1% trên giá chuyển nhượng. Theo ông Võ Hữu Tuấn, Giám đốc chi nhánh Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), cách nộp này ban đầu tạo thuận lợi cho cả công ty lẫn NĐT do NĐT không cần phải lưu lại giấy tờ sổ sách để cuối năm quyết toán thuế. Bên cạnh đó, số lượng NĐT đăng ký mã số thuế ở BVSC vẫn còn rất ít nên công ty tạm tính thuế trên tài khoản của NĐT.

.Lòng vòng thuế thu nhập chứng khoán

Nhà đầu tư còn chọn cách tính thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng mà không chọn 20% vì ngại thủ tục, và hơn nữa, có một số chứng khoán không chứng minh được giá gốc. Anh Võ Anh Hải, NĐT tại SBS cho biết: “Cách tính này giúp xong giao dịch nào giải quyết dứt điểm luôn, không cần lưu lại hồ sơ giấy tờ trong cả năm và thực hiện quyết toán rắc rối vào cuối năm”. Một cán bộ Cục Thuế TP.HCM cũng thừa nhận, nếu chọn hình thức đóng thuế 0,1% trên giá trị chuyển nhượng thì xem ra khá dễ dàng, thuận tiện cho người nộp thuế và cho cả cơ quan thuế. Tại một số công ty chứng khoán (CTCK) mà chúng tôi khảo sát có đến 80% NĐT chọn hình thức đóng thuế trên.

Tuy nhiên, sau vài ngày thì nhiều NĐT đã cân nhắc lại mức nộp thuế. Theo quy định, nếu nộp theo hình thức chịu thuế suất 20% tổng thu nhập (mua bán chứng khoán có lãi) thì cuối năm mới quyết toán, nhưng nhà đầu tư phải tạm nộp theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng. Nếu tính cả năm mà đầu tư lỗ thì nhà đầu tư không phải chịu thuế. Phòng Tuyên truyền Cục Thuế TP.HCM khuyến cáo: Nếu nhà đầu tư nào đã mua cổ phiếu từ trước ngày 1/1/2009 mà giá cổ phiếu đã giảm, có khả năng lỗ thì nên chọn hình thức đóng thuế 20% trên tổng thu nhập chịu thuế.

Cục Thuế TP.HCM cũng lưu ý các trường hợp đăng ký nộp theo phương thức 20% phải có mã số thuế để cơ quan thuế nắm được số thuế công ty chứng khoán đã tạm khấu trừ, trên cơ sở đó cuối năm quyết toán thuế. Cách tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 20% thu nhập ròng phù hợp và thuận lợi hơn đối với NĐT kinh doanh chứng khoán có danh mục đầu tư lớn, giao dịch nhiều, liên tục. Trong trường hợp gặp thiên tai, bệnh tật, thua lỗ…, NĐT nộp thuế theo cách này còn được cơ quan thuế xem xét để giảm trừ. Ông Trần Minh Anh, NĐT tại sàn SSI, cho biết: “Nếu nộp 0,1% trên giá trị chuyển nhượng thì với doanh số giao dịch hàng chục tỷ/năm cũng không phải là nhỏ, chưa kể khi lỗ mình phải chịu. SSI đang tư vấn cho tôi nộp theo mức 20% trên lợi nhuận và tôi thấy có lợi hơn”.

Nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể trong những ngày đầu nên không chỉ người nộp thuế mà các công ty chứng khoán cũng lúng túng. Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK SJC cho biết, các công ty chứng khoán chưa được ủy quyền nhận đăng ký phương án nộp thuế từ cơ quan thuế. Do vậy, trước mắt các công ty này tạm khấu trừ 0,1%, trường hợp NĐT đề xuất phương án nộp 20% trên chênh lệch (giá bán trừ giá mua) thì công ty chứng khoán sẽ ghi nhận lại. Ngoài thủ tục khá nhiêu khê, NĐT muốn nộp thuế theo chênh lệch giữa giá mua và giá bán nhưng lại không biết đăng ký ở đâu. Cục Thuế TP.HCM cho biết, lý do là phương thức 20% đòi hỏi phải có sổ sách kế toán để xác định giá mua, giá bán… trong khi thực tế rất khó xác định lời lỗ, nhất là trường hợp NĐT mua cùng một loại cổ phiếu tại nhiều mức giá khác nhau sau đó bán đi.

Nhận định về hai cách tính thuế trên, TS. Lê Đạt Chí (Đại học Kinh tế TP.HCM) nói: “Cách tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ ấn định 0,1% có đặc điểm là nhanh, thuận lợi, NĐT không phải mất nhiều thời gian kê khai, quyết toán thuế. Cách này tạo sự đơn giản về thủ tục, nhưng chưa thực sự thể hiện đúng bản chất của việc tính thuế Thu nhập cá nhân và có thể gây ảnh hưởng tâm lý nếu NĐT kinh doanh chứng khoán bị lỗ mà vẫn phải tính và nộp thuế”.

Trước những vướng mắc trên, Cục Thuế TP.HCM đề nghị Tổng cục Thuế cho phép NĐT đăng ký cách tính thuế đến ngày 31/3/2010 và nhiều khả năng đề nghị này được chấp thuận. Do hằng năm NĐT chỉ được một lần đăng ký cách tính thuế nên đây có lẽ là khoảng thời gian cần thiết để NĐT cân nhắc chọn cách nào có lợi nhất cho mình.

Trân trọng!

3. Điều kiện cấp chứng chỉ môi giới chứng khoán

Hiện nay, điều kiện cấp chứng chỉ môi giới chứng khoán đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 21 .

Theo đó, chứng chỉ môi giới chứng khoán sẽ được cấp cho cá nhân khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 79 Luật chứng khoán;

b) Có trình độ từ đại học trở lên;

c) Có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán bao gồm chứng chỉ: Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, phân tích và đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán;

d) Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Trường hợp điều chỉnh giấy phép hoạt động chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài ?

Các trường hợp điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam đã được quy định cụ thể tại Khoản 10 Điều 10 Nghị định 86/2016/NĐ-CP.

Theo đó, Giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam sẽ được điều chỉnh trong những trường hợp sau đây: Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh trong trường hợp bổ sung, rút bớt nghiệp vụ kinh doanh của chi nhánh; thay đổi Giám đốc, tên, địa Điểm đặt chi nhánh, địa Điểm đặt trụ sở chính của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, nơi đăng ký kinh doanh của công ty chứng khoán nước ngoài, địa vị pháp lý hoặc các thay đổi liên quan tới việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất của công ty chứng khoán nước ngoài.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *