Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, án phí phúc thẩm

Mức án phí áp dụng cho các vụ án dân sự cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm được xác định như thế nào ? Bên khởi kiện nộp hay bên bị kiện nộp ? và nhiều vướng mắc khác sẽ được Luật sư của Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp

Mục lục bài viết

1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, án phí phúc thẩm

Kính gửi! Luật sư Công ty Xin giấy phép, tôi có một số thắc mắc mong được Luật sư giải đáp. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ai sẽ là người nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, án phí phúc thẩm?

Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!

Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, án phí phúc thẩm

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ vào Điều 24. Các loại án phí trong vụ án dân sự quy định tại cụ thể như sau:

Điều 24. Các loại án phí trong vụ án dân sự

1. Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:

a) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;

b) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;

c) Án phí dân sự phúc thẩm.

2. Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

3. Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

Theo đó, án phí trong vụ án dân sự bao gồm các loại sau: Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch; Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch; Án phí dân sự phúc thẩm.

Căn cứ vào Điều 25, Điều 28 Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, phúc thẩm quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 Nghị quyết quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án cụ thể như sau:

Điều 25. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.

2. Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

3. Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

4. Trường hợp vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mỗi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng chung một yêu cầu độc lập thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.

5. Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Điều 28. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm

Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.

2. Ai sẽ là người chịu án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự phúc thẩm?

Kính gửi! Luật sư Công ty Xin giấy phép, tôi có một số thắc mắc mong được Luật sư giải đáp. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì ai sẽ là người đóng án phí dân sự phúc thẩm? Ai sẽ phải chịu án phí dân sự phúc thẩm ? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!

Ai sẽ là người chịu án phí dân sự phúc thẩm?

Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Các loại án phí trong vụ án dân sự quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 Nghị quyết quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án cụ thể tại Đieùe 24 như đã trích dẫn ở bài viết trên.

Theo đó, án phí trong vụ án dân sự bao gồm các loại sau: Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch; Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch; Án phí dân sự phúc thẩm.

Căn cứ vào Điều 29 quy định về nghĩa vụ chị án phí dân sự sơ thẩm tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 Nghị quyết quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án như sau:

Điều 29. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự phúc thẩm

1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 26, Điều 27 của Nghị quyết này.

3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

4. Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm.

5. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm, về án phí dân sự sơ thẩm, nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau thì các đương sự chịu án phí dân sự sơ thẩm theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xác định lại án phí dân sự sơ thẩm theo nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm.

6. Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm.

7. Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm thì những người khác vẫn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại các khoản 1, 4, 5 và 6 Điều này.

3. Ly hôn đơn phương và quy định mới về án phí dân sự

Xin chào luật sư minh khuê. cho em hỏi vợ chồng em vừa cưới nhau được 1 năm và có một con gái, hiện cháu được gần 6 tháng tuổi. Luật sư cho em hỏi hiện giờ em muốn làm thủ tục ly hôn thì cần có những gì, chi phí mất bao nhiêu? và liệu con gái của em sẽ do mẹ hay bố nuôi? em là mẹ của cháu, muốn nuôi cháu thì cần có những thủ tục gì, em cũng muốn bố cháu chợ cấp mỗi tháng để nuôi cháu thì mức tiền trợ cấp tối đa là bao nhiêu ạ? Cảm ơn!

Ly hôn đơn phương và quy định mới về án phí dân sự

Trả lời:

1. Quyền được nuôi con sau khi ly hôn.

Căn cứ theo khoản 3 điều 81 :

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành và từ thông tin chị cung cấp, con gái chị hiện nay 6 tháng tuổi sẽ được giao cho chị trực tiếp nuôi (trừ trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận khác) nên chị sẽ không cần phải bất kỳ làm một thủ tục gì để dành được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của mình.

2. Mức trợ cấp hàng tháng cho con chưa đến tuổi vị thành niên:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Pháp luật không quy định mức cấp dưỡng cụ thể, và việc người không trực tiếp nuôi con sẽ phải có trách nhiệm cấp dưỡng và mức độ cấp dưỡng sẽ do vợ chồng anh chị thỏa thuận dựa vào thu nhập, khả năng thực tế của chồng chị; nếu không tự thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa giải quyết.

3. Về mức án phí:

Căn cứ theo Danh mục Án phí, lệ phí tòa án kèm theo Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án.

Mức án phí sơ thẩm là 300.000đ (ba trăm ngàn đồng chẵn) nếu không có tranh chấp và có tranh chấp sẽ dựa vào bảng dưới đây

II

Án phí dân sự

1

Án phí dân sự sơ thẩm

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

3.000.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Bài viết tham khảo thêm:

4. Tư vấn về chia tài sản thừa kế theo pháp luật và nghĩa vụ chịu án phí dân sự.

Chào luật sư xin giấy phép!Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Do cha tôi qua đời bất ngờ cách nay đã 20 năm không kịp làm di chúc. Nên đứa em út của gia đình tôi đang ở nhà thờ nên chúng tôi cho cậu ấy đứng tên đất đai và ruộng.

Nhà tôi có 5 anh em,nhưng giờ bà chi 2 làm đơn xin đất ruộng,mà bà chị 2 đòi phải nằm đầu ruộng để dễ bán.Bốn anh em còn lại đồng ý cho ba chi 2 đó nhưng không cho đầu ruộng. Thưa lên tòa thì tòa nói sẽ chia đều tài sản ra,nhưng nếu chia vây thì có tính phi theo luât chia tài sản thừa kế không? Luật sư có cách nào giải quyết giúp chúng tôi khỏi dính vào luật chia tài sản đó không? Thông tin thêm bà chi 2 tôi có dấu hiệu bênh tâm thần nhưng không có giấy.

Mong luât sư giúp tôi. Cảm ơn luật sư nhiều!

 Tư vấn về chia tài sản thừa kế theo pháp luật và nghĩa vụ chịu án phí dân sự ?

Luật sư tư vấn phân chia tài sản thừa kế theo luật dân sự, gọi:

Trả lời:

Tại Điều 623 quy định thời hiệu thừa kế như sau:

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Để khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung thì các anh chị em nhà bạn phải có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc thừa nhận di sản do bố mẹ bạn để lại chưa chia. Khi có văn bản xác nhận có chữ ký của tất cả các đồng thừa kế thì di sản là quyền sử dụng 2000m2 đất do ba mẹ bạn để lại chuyển thành tài sản chung của các thừa kế và tòa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

5. Danh mục án phí dân sự mới nhất

Ngày 30/12/2016 Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành Nghị quyết 326 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, được áp dụng từ ngày 1/1/2017; theo đó án phí dân sự sẽ được tính như sau:

Danh mục án phí dân sự mới nhất

A. DANH MỤC ÁN PHÍ

II

Án phí dân sự

1

Án phí dân sự sơ thẩm

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

3.000.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

1.4

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch

a

Từ 60.000.000 đồng trở xuống

3.000.000 đồng

b

Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% của giá trị tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

1.5

Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá400.000.000 đồng

d

Từ trên 2.000.000.000 đồng

44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt2.000.000.000 đồng

2

Án phí dân sự phúc thẩm

2.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động

300.000 đồng

2.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại

2.000.000 đồng

Mọi vướng mắc pháp lý Hãy gọi ngay: để được luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *