Nghỉ việc không báo trước trong thời gian thử việc có phạm luật hay không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật sư cho em hỏi,tuy đã hết thời gian thử việc (2 tháng) và chưa kí hợp động lao động chính thức nhưng em vẫn đang tiếp tục làm việc cho công ty (hiện tại là sắp qua tháng đầu tiên và công ty cũng chuẩn bị ký hợp đồng), nhưng hiện tại do thấy công việc quá áp lực, năng lực không đáp ứng được yêu cầu của công việc, bản thân thì cảm thấy chán

nản, không muốn tiếp tục công việc này nữa. Như vậy, theo luật sư thì em có được tự ý đơn phương nghỉ việc trong thời gian này không, còn nếu không thì phải thông báo trước ít nhất bao nhiêu ngày, cũng như các yêu cầu kèm theo. Cám ơn luật sư.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Lao động 2012

Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động

Chuyên viên trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận Tư vấn pháp luật Lao động – Công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Trong , tùy thuộc vào nguyện vọng và sự thỏa thuận, các bên có thể ký hoặc không. Vì bạn không cung cấp thông tin đầy đủ giữa bạn và công ty có ký kết hợp đồng thử việc hay không nên chúng tôi đưa ra hai hướng giải quyết như sau:

Thứ nhất, nếu bạn đã ký kết hợp đồng thử việc với công ty, bạn phải tôn trọng các thỏa thuận trong hợp đồng thử việc này về chấm dứt cũng như những nghĩa vụ khi chấm dứt hợp đồng lao động. Pháp luật sẽ tôn trọng ý chí giữa các bên, tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận. Nếu bạn làm trái với hợp đồng thử việc, trong trường hợp này là không thực hiện đúng với thỏa thuận khi , bạn sẽ phải thực hiện bồi thường vi phạm hợp đồng cho công ty, căn cứ vào mức độ tổn thất của công ty do việc vi phạm hợp đồng này gây ra.

Nội dung của hợp đồng thử việc không được trái với các quy định của pháp luật. Chẳng hạn, đối với những lao động làm việc mùa vụ thì tuyệt đối không có . Bạn cũng nên lưu ý thời gian thử việc trong hợp đồng phải phù hợp với tại Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012:

“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Thứ hai, nếu bạn không ký kết hợp đồng thử việc với công ty, thì những điều kiện và nguyên tắc chấm dứt thỏa thuận thử việc phải được thực hiện theo đúng pháp luật. Căn cứ Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 về Kết thúc thời gian thử việc:

“1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Pháp luật về lao động hiện không có quy định về việc người lao động đơn phương , mà chỉ có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong thời gian thử việc tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

“1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.”

Về mặt pháp luật, bạn hoàn toàn có quyền bất kì lúc nào mà không cần bồi thường, không cần báo trước cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên, giữa hai bên nên có những trao đổi trực tiếp để đánh giá, rút kinh nghiệm hoặc thương lượng để phù hợp với nguyện vọng việc làm của các bên. Trước khi nghỉ việc, bạn cũng nên báo trước với người sử dụng lao động để tiện sắp xếp, bàn giao công việc, tránh làm tổn thất đến công ty.

Như vậy, trong thời gian thử việc, giữa bạn và người sử dụng lao động đều có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường, cũng như không cần báo trước. Trong thời gian này,giữa bạn và người sử dụng lao động không có sự ràng buộc về quan hệ lao động chính thức, vậy nên giữa các bên nên có thỏa thuận chặt chẽ, rõ ràng để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Người lao động cũng sẽ có thời gian bổ sung nguồn nhân sự thay thế cho bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *