Nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không ? Hồ sơ và thủ tục hưởng thai sản gồm những gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản, điều kiện hưởng chế độ thai sản… khi nghỉ việc là một trong những vấn đề người lao động đặc biệt quan tâm. Luật sư giải đáp một số câu hỏi cụ thể về vấn đề trên:

Mục lục bài viết

:

1. Căn cứ pháp lý quy định về chế độ thai sản:

 –

– .

 

2. Nghỉ việc có không ?

Câu hỏi: Kính chào công ty Xin giấy phép, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi đã đóng bảo hiểm từ 2/2015. Tháng 11/2017 tôi có thai và đến 5/2018 tôi thì có không ạ? Và trình tự thủ tục hưởng chế độ thai sản thì tôi cần làm những gì?

Tôi xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:  Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến luật sư tư vấn về chế độ thai sản của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:​

Khoản 2, điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Theo quy định trên thì nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bạn sẽ đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản. Theo dữ kiện bạn cung cấp thì thời gian dự tính sinh của bạn là tháng 9/2018. Trong thời gian 12 tháng trước khi sinh bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 8 tháng. Như vậy thì bạn hoàn toàn được hưởng chế độ thai sản mặc dù đã xin nghỉ trước khi sinh

– Trình tự thủ tục hưởng chế độ thai sản:

Bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho bạn.

Theo điều 101 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hồ sồ hưởng chế độ thai sản bao gồm:

– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

– Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

– Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này

>> Xem thêm bài phân tích chi tiết về: 

Nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không ? 

Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội về chế độ thai sản, gọi: 

 

3. Đóng bảo hiểm xã hội được 2 năm rồi xin nghỉ việc thì có được hưởng chế độ thai sản không ?

Câu hỏi: Chào ,  Cho em hỏi là em có đóng bảo hiểm từ tháng 10/2016 đến ngày 22/3/2018 em nghỉ việc tại công ty do trước đó em viết đơn. Hiện tại em đang mang thai được 5 tháng. Vậy đến tháng 7/2018 em sinh thì có được hưởng chế độ thai sản nữa không. Và em phải thực hiện thủ tục như thế nào ạ? Em xin cảm ơn. 

Trả lời:

Lao động nữ tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt , hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Theo quy định trên, khi mang thai mà bạn làm đơn xin chấm d ứt hợp đồng lao động thì để được hưởng chế độ thai sản, bạn phải đáp ứng điều kiện “đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về cách tính thời gian 12 tháng trước khi sinh con như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Cụ thể, xét trường hợp của bạn, bạn đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 3 năm 2018. Thời điểm dự sinh của bạn là tháng 7 năm 2018 nhưng bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động từ tháng 3. Như vậy, khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh của chị sẽ được tính từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Trong khoảng thời gian này, chị đã đóng bảo hiểm xã hội được 9 tháng. Như vậy, chị đã đảm bảo điều kiện theo khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Và đối chiếu với khoản 4 Điều 31 thì khi đã đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản, dù bạn có nghỉ việc thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về gồm có:

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

Trường hợp của bạn, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Bản sao Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;

– Số bảo hiểm xã hội của bạn

Sau đó bạn sẽ trực tiếp nộp hồ sơ trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn cư trú (theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH) để được giải quyết chế độ.

Mặc dù hiện tại, chưa có quy định cụ thể về thời gian nộp đối với lao động nữ đã nghỉ việc nhưng để đám bảo quyền lợi của mình, bạn nên nộp hồ sơ càng sớm càng tốt.

 

4. Chồng đã nghỉ việc thì vợ có được hưởng chế độ thai sản không ?

Câu hỏi: Thưa luật sư, ho tôi hỏi vấn đề như bên dưới: Theo thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH mục 2 Điều 9 Khoản 2a đối với trường hơp chỉ có cha tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh thì được nhận 2 tháng lương cơ sở, (điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con).

Trường hợp của tôi: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội được 5 năm nhưng tôi đã nghỉ việc trước ngày vợ sinh đúng 1 tháng, như vậy tôi hội tụ đủ điều kiện là đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh  nhưng khi đến trung tâm bảo hiểm thì người ta bảo không nhận được vì trong trường hợp đang còn đang làm việc mới nhận được, tôi có hỏi là căn cứ vào đâu để đưa ra điều kiện đang làm việc nhưng họ không trả lời.

Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này bên BHXH trả lời vậy có đúng không. Theo tôi thấy trong thông tư bên dưới không có chỗ nào yêu cầu đang làm việc và trong Điều 38 của luật BHXH cũng không có yêu cầu này ?

 Mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư, chân thành cảm ơn.

 

Trả lời:

Như bạn trình bày: Bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội được 5 năm nhưng bạn đã nghỉ việc trước ngày vợ sinh đúng 1 tháng. Nhưng khi đến trung tâm bảo hiểm thì người ta bảo không nhận được vì trong trường hợp đang còn đang làm việc mới nhận được. Bạn có hỏi là căn cứ vào đâu để đưa ra điều kiện đang làm việc nhưng họ không trả lời. Vậy trường hợp của bạn được pháp luật quy định như sau:

Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 31: Điều kiện hưởng chế độ thai sản.

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do bộ trưởng bộ lao động – thương binh và xã hội ban hành

Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản 

2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau: 

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; 

Từ căn cứ pháp lý trên cho thấy, mặc dù bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội được 5 năm, nhưng bạn đã nghỉ việc trước ngày vợ sinh đúng 1 tháng. Tức tại thời điểm vợ bạn sinh con, bạn không còn tham gia bảo hiểm xã hội nữa nên không thỏa mãn quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Do đó bạn không được hưởng trợ cấp như quy định tại Điều 38 của luật này.

 

5. Hướng dẫn thủ tục hưởng thai sản khi mang thai được 4 tháng thì xin nghỉ việc ?

Luật sư cho em hỏi em tham gia bhxh ngày từ 4/4/2017 đến tháng 3/2018 thì em nghỉ việc ở công ty và ngừng đóng bảo hiểm. Trước khi nghỉ việc e mang bầu 4 tháng và dự sinh vào tháng 8/2018. Vậy e có được hưởng chế độ thai sản không. Nếu được thì thủ tục gồm những gì ạ ?

Cảm ơn!

Trả lời:

 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Đối với trường hợp của mình, bạn đóng bảo hiểm ở công ty từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2018; dự sinh vào tháng 8/2018. Thời gian 12 tháng trước sinh của bạn được tính như sau:

Từ tháng 7/2018 trở về tháng 8/2017 , theo thông tin của bạn thì trong khoảng thời gian này bạn đã đóng được 8 tháng bảo hiểm. Đối chiếu theo quy định điều 31 Luật bảo hiểm xã hội thì bạn đủ điều kiện hưởng thai sản.

Thủ tục hưởng chế độ thai sản gồm:

Nộp hồ sơ đề nghị hưởng thai sản tại cơ quan bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm có:

– Chứng sinh/khai sinh của con

– Sổ bảo hiểm xã hội

Tư vấn trường hợp nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không ? 

 

 

6. Đang đóng bảo hiểm thìnghỉ việc để sinh con thì có được hưởng chế độ thai sản không ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 5 năm 2015 thì tôi nghỉ việc và đang có thai tháng thứ nhất, dự tính tháng 1 năm 2016 thì sinh. Vậy tôi xin luật sư cho tôi biết tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không? Xin chân thành cảm ơn ! (Người gửi: P.T)

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn dự sinh là  tháng 1/ 2016. Như vậy khi đo sẽ áp dụng quy định của Luật BHXH 2016. Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

” Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Do đó tính từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2016 thì bạn chưa đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Do đó để được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật BHXH thì bạn phải tiếp tục đóng BHXH cho đủ 6 tháng thì khi sinh con bạn mới được hưởng chế độ thai sản.

 

7. Nghỉ việc vì lý do sức khỏe khi mang thai thì có được hưởng thai sản không ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Hiện tại tôi mang thai được 2 tháng rồi, nhưng do sức khỏe tôi không thể đi làm được tôi muốn nghỉ việc ở công ty.  Tôi đã đóng bảo hiểm được 3 năm rồi, liệu sau này sinh con tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Trân trọng cảm ơn. Người gửi: L.C

Trả lời:

Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2006 vẫn đang có hiệu lực nhưng kể từ 1/1/2016 thì Luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ có hiệu lực và sẽ thay thế Luật bảo hiểm xã hội 2006. Do đó, việc bạn sinh con trước hay sau thời điểm 1/1/2016 sẽ ảnh hưởng tới việc phải áp dụng luật nào vì bạn chỉ nêu đã mang thai được 2 tháng mà không nêu thời điểm dự sinh là khi nào nên thời điểm sinh con của bạn có thể rơi vào khoảng trước hoặc sau 1/1/2016. Do vậy, để thuận tiện cho bạn, chúng tôi xin chia ra làm 2 trường hợp:

1. Trường hợp 1: Bạn sinh con trước 1/1/2016

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2006:

“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Như vậy, nếu bạn sinh con trước ngày 1/1/2016 thì điều kiện để bạn được hưởng chế độ thai sản là bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Do vậy, nếu trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mà bạn đã đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản.

2. Trường hợp 2: Bạn sinh con từ ngày 1/1/2016 trở đi

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, nếu bạn sinh con từ 1/1/2016 trở đi thì điều kiện để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con là bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. 

Nếu bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Vì bạn không nói chính xác bạn mang thai được 2 tháng tính đến thời điểm nào và ngày dự kiến sinh là ngày nào nên chúng tôi chưa thể xác định được bạn có chắc chắn được hưởng thai sản hay không. Bạn vui lòng tham khảo các quy định trên đây để biết rõ hơn trường hợp của mình.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với , gọi:   để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận bảo hiểm xã hội – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *