Nghỉ tập sự có được hưởng chế độ thai sản không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người tập sự, người học việc khi nào được hưởng chế độ thai sản, khi nào không được hưởng chế độ thai sản. Điều kiện hưởng chế độ thai sản hiện nay là gì ? Luật sư tư vấn và giải đáp một số quy định pháp lý liên quan đến chế độ này:

Mục lục bài viết

1. Nghỉ tập sự có không ?

Xin chào Luật sự ! Em đi làm ở 1 công ty tại Gò Vấp có Thời gian đóng BHXH từ 1/1/2012-1/5/2013 sau đó e nghỉ và rút sổ (trong sổ có ghi thời gian đóng bảo hiểm được 1 năm 4 tháng). E nghỉ khoảng 6 tháng mới đi làm lại 1 cty khác và có thời gian đóng BHXH khoảng 4 tháng. Sau đó nghỉ khoảng 8 tháng và đi được tuyển vào công chức ở Phường và đang trong thời gian tập sự 1 năm. (E nhận quyết định vào giữa tháng 5/2015, và sẽ được hưởng lương nguyên tháng 5). Như vậy trong thời gian tập sự nếu như e có thai và trước khi hết thời gian tập sự thì:

– E có được hưởng lương trong thời gian 6 tháng k?

– Với thời gian đóng BHXH cách khoảng như vậy em có bị mất quyền lợi gì không và có được lãnh cộng dồn không?

– Nghỉ trong thời gian tập sự như vậy có bị ảnh hưởng gì không ? Có bị buộc thôi việc không ?.

Rất mong nhận được sự tư vấn sớm của luật sư !

Người gửi: Hồng Mỹ

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin tư vấn như sau:

Vì bạn hỏi là nếu bạn có thai và nghỉ thai sản trước khi hết thời gian tập sự nên chúng tôi sẽ áp dụng vì khi bạn sinh con thì luật bảo hiểm xã hội 2014 đã có hiệu lực.

Thứ nhất, em có được hưởng lương trong thời gian nghỉ thai sản 6 tháng không.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

” Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.”

Theo đó bạn không được hưởng lương trong thời gian nghỉ thai sản 6 tháng, bạn chỉ được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều 39 trên.

Thứ hai về vấn đề cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo đó thời gian đóng bảo hiểm của bạn hoàn toàn có thể được cộng dồn, và bạn không bị mất bất cứ một quyền lợi gì.

Thứ ba: nghỉ trong thời gian tập sự có bị thôi việc không.

Tại khoản 3, Điều 20 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định như sau:

Điều 20. Chế độ tâp sự

3. Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian ốm đau từ 03 ngày trở lên, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự”

Theo đó thời gian nghỉ thai sản của bạn sẽ không được tính vào thời gian tập sự, và sau khi nghỉ thai sản bạn sẽ phải hoàn thành khoảng thời gian tập sự còn lại.

Trân trọng./.

2. Chế độ thai sản cho lao động nữ đã chấm dứt lao động ?

Kính chào Xin giấy phép, em có một vấn đề liên quan đến trợ cấp thai sản mong các anh/chị tư vấn giúp em như sau: 1. Em làm cho 1 công ty tư nhân, do tình hình kinh tế nên công ty giải thể và cho cán bộ nghỉ việc vào tháng 9/2014, hiện tại em đang mang thai được hơn 4 tháng và dự kiến sinh vào ngày 15/3/2015.

Thời gian này em đang mang thai nên xin việc rất khó, vì vậy em đành phải nghỉ ở nhà chờ ngày sinh em bé và cũng ngưng đóng bảo hiểm từ tháng 9/2014. Vậy em có đủ điều kiện để không ạ? (em đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 11/2012 đến hết tháng 8/2014). Nếu được em phải làm thủ tục như thế nào và nộp ở đâu để được nhận tiền trợ cấp thai sản?

2. Cách tính chế độ thai sản của em là như thế nào ạ? em đang tham gia đóng bảo hiểm với mức 2.970.000đ/tháng.

Em xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: N.D

Chế độ thai sản cho lao động nữ đã chấm dứt lao động ?

:

Điều 28 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy bạn đáp ứng được hai điều kiện nêu trên bạn sẽ làm nộp lên Bảo hiểm xã hội quận/ huyện nơi bạn cư trú để hưởng chế độ thai sản. Hồ sơ bao gồm:

Theo Khoản 2 Điều 9 quy định về hồ sơ giải quyết chế độ thai sản đối với lao động nữ đáng đóng bảo hiểm xã hội sinh con bao gồm:

Sổ bảo hiểm xã hội và Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao)“.

Bạn chuẩn bị hồ sơ theo quy định trên để thực hiện thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Điều 9. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đi khám thai, lao động nữ bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai gồm:

1.1. Sổ bảo hiểm xã hội.

1.2. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (mẫu số C65-HD) hoặc giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao).

2. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con, gồm:

2.1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2.2. Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao) của con. Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).

3. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội nhận nuôi con nuôi, gồm:

3.1. Sổ bảo hiểm xã hội.

3.2. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao).

4. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con, gồm:

4.1. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội của mẹ (để giải quyết trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp cho thời gian người mẹ hưởng khi còn sống);

b) Sổ bảo hiểm xã hội của người cha (để giải quyết trợ cấp cho thời gian hưởng của người cha sau khi người mẹ chết);

c) Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con;

d) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).

4.2. Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội của người mẹ;

b) Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con;

c) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao);

d) Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11A-HSB).

4.3. Trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội của người cha;

b) Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con;

c) Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).

5. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, gồm:

5.1. Hồ sơ như quy định tại các Khoản 2, 3 và các Điểm 4.1, 4.2 Khoản 4 của Điều này.

5.2. Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc đơn của người lao động nhận nuôi con nuôi (mẫu số 11B-HSB).

6. Ngoài hồ sơ đối với các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này có thêm danh sách thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (mẫu số C70a-HD).

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được .

Trân trọng./.

3. Bảo hiểm thất nghiệp và thai sản đối với lao động nữ sinh con ?

Thưa Luật sư, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em đóng bảo hiểm từ tháng 12 năm 2012 tới tháng 8 năm 2014 thì nghỉ việc. Ngày 21/11/2014 thi em sinh em bé. Công ty em nợ tiền bao hiểm nên giờ em mới lấy được sổ bảo hiểm.Vậy cho em hỏi là em có lấy được tiền bảo hiểm thất nghiệp và tiền thai sản không ạ? Và thủ tục hưởng chế độ thai sản như thế nào ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: H.C

Bảo hiểm thất nghiệp và thai sản đối với lao động nữ sinh con ?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty Xin giấy phép. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất: Vấn đề bảo hiểm thai sản

Theo Điều 28 (văn bản thay thế: ) quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Tại Điều 14 nghị định 152/2006 Hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội có quy định:

“1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.”

Trường hợp của bạn trong thời gian 12 tháng trước khi sinh bạn đã đóng đủ 6 tháng BHXH trở lên nên bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Như vậy pháp luật không quy định là nếu bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn phải làm hồ sơ để hưởng ngay sau khi sinh con. Vì vậy sau khi sinh khi muốn được hưởng chế độ thai sản thì chị làm hồ sơ để hưởng chế độ thai sản.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết.

– Đơn xin hưởng chế độ thai sản (theo mẫu).

Về chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì theo quy định của pháp luật điều kiện để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 49 , đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

“1. Chấm dứt hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ , trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện , nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Như vậy trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Như vậy là muốn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì bạn phải làm thủ tục trong thời hạn 3 tháng nên đến thời điểm hiện tại đã quá thời hạn vì vậy bạn không thể làm thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp được.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

4. Tư vấn giải quyết việc bảo hiểm xã hội chậm thanh toán chế độ thai sản ?

Vợ tôi đóng bảo hiểm XH từ tháng 6/2014 – 12/2014 là được 7 tháng sau đó dừng đóng để sinh và sinh vào tháng 2 /2015. Như vậy vợ tôi được hưởng chế độ bảo hiểm như luật chứ ạ ? Chúng tôi đã cung cấp đầy đủ giấy tờ hồ sơ có liên quan cho bên đó và cũng đã có thanh tra đến tại nơi làm việc Công ty vợ tôi đã kiểm tra nhưng họ lại hẹn tháng này qua tháng kia và bảo chưa xem kiểm tra lại hồ sơ.

Như vậy là sao tôi không hiểu ? Đã được 4 tháng kể từ sinh nhưng họ chưa giải quyết cho chúng tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: N.N.T

Tư vấn giải quyết việc bảo hiểm xã hội chậm thanh toán chế độ thai sản ?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

– Vợ của bạn tham gia bảo hiểm từ tháng 6/2014 đến 12/2014, được 7 tháng, như vậy căn cứ thì vợ bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

– Vợ bạn tham gia lao động ở công ty và đã nộp đủ hồ sơ hưởng như vậy công ty chị cũng có trách nhiệm giải quyết chế độ này cho vợ bạn. Luật bảo hiểm xã hội quy định như sau:

“Điều 117. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.”

– Như vậy công ty vợ bạn sẽ trích quỹ từ 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH mà công ty giữ lại hàng tháng theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 92 Luật BHXH để giải quyết chế độ thai sản cho ngưi lao động.

– Hàng tháng hoặc hàng quý người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho cơ quan BHXH quyết toán.Trường hợp công ty của vợ bạn đang nợ BHXH thì tạm thời cơ quan BHXH chưa quyết toán kinh phí ốm đau, thai sản mà công ty đã chi trả cho người lao động. Khi nào công ty nộp đủ số nợ BHXH mới được quyết toán kinh phí ốm đau, thai sản đã giải quyết người lao động và chốt sổ BHXH.

Tóm lại, hiện nạy vợ bạn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản mà chưa được hưởng, vợ bạn hoàn toàn có thể làm đơn lên giám đốc công ty đề nghị công ty giải quyết chế độ thai sản, quyết toán với cơ quan bảo hiểm. Nếu công ty không thực hiệm quyết toán với cơ quan BHXH thì khi người lao động sinh con, công ty phải thanh toán chế độ thai sản cho vợ bạn.

Trân trọng./.

5. Hỏi về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản ?

Thưa Luật sư, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em bắt đầu đi làm và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2014. Tới tháng 5/2015 thì do điều kiện công việc không cho phép em phải chấm dứt hợp đồng lao động. Khi đó em có thai được 4 tháng. Em dự kiến sinh vào tháng 10/2015. Vậy văn phòng cho em hỏi em có được hưởng bảo hiểm hay không ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: T.A

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Xin giấy phép. Với yêu cầu này, Xin giấy phép xin trả lời như sau:

Khoản 1 Mục II quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Theo quy định trên, điều kiện để lao động nữ hưởng chế độ thai sản là phải đóng BHXH từ dủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo dữ kiện bạn hỏi, bạn đã đóng BHXH từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015. Bạn dự định sinh con vào tháng 10/2015. Nếu bạn sinh con trước ngày 15/10/2015 thì 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con của bạn được tính từ 10/2014->09/2015. Nếu trong khoảng thời gian này bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì bạn đủ điều kiện hưởng thai sản. Đối với trường hợp của bạn, trong khoảng thời gian từ 10/2014->09/2015 bạn đã đóng BHXH được 8 tháng (tức trên 6 tháng). Do vậy bạn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản.

Nếu bạn sinh con từ ngày 15/10/2015 thì 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con của bạn được tính từ 11/2014->10/2015, Nếu trong khoảng thời gian này bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên thì bạn đủ điều kiện hưởng thai sản. Trong trường hợp của bạn, trong khoảng thời gian từ 11/2014->10/2015 bạn đã đóng BHXH được 7 tháng (tức trên 6 tháng). Do đó bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Như vậy trong mọi trường hợp bạn đều được hưởng chế độ thai sản.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

6. Công ty có phải trả phần phụ cấp thai sản không ?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Các công ty liên doanh đang treo bảng thông báo cắt bỏ những phần phụ cấp thai sản từ năm 2015, như vậy việc làm của họ có vi phạm Luật lao động không? Và công nhân phải làm như thế nào khi tất cả đều tham gia các khoản mua và đóng các khoản bảo hiểm ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Long.

Công ty cắt bỏ những phần phụ cấp thai sản từ năm 2015 ?

, gọi:

Trả lời:

Kính gửi Quý khách hàng, với câu hỏi của bạn Công ty Luật Minh Khuê xin được hỗ trợ, giải đáp như sau:

Căn cứ theo Điều 157 quy định về chế độ Nghỉ thai sản:

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng chế độ thai sản:

Theo quy định tại Điều 34 và Điều 37 thì người lao động nữ được hưởng Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con; mức hưởng chế độ thai sản; chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi sinh như sau:

– Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

– Người lao động hưởng chế độ thai sản khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

– Trường hợp lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung; phải nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung mức hưởng một ngày bằng 40% mức lương tối thiểu chung.

Như vậy, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn đáp ứng điều kiện đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Trong trường hợp bạn đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản nêu trên, căn cứ theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:

1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:

d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;

đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;

Như vậy, công ty nơi sử dụng bạn làm việc, lao động phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thai sản cho bạn và có trách nhiệm thay mặt bạn thực hiện các thủ tục với cơ quan bảo hiểm xã hội để bạn được hưởng chế độ thai sản theo luật định.

Trong trường hợp quyền lợi không đảm bảo, bạn có quyền khiếu nại theo quy định tại Khoản 7 Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội 2006:

Người lao động có các quyền sau đây:

7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội.

Khoản 1 Điều 130 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:

1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Về thẩm quyền và trình tự thủ tục khiếu nại, Điều 131 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:

1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu về bảo hiểm xã hội là người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại.

Trong trường hợp người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có thẩm quyền giải quyết;

b) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

c) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án;

d) Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”

Trên đây là những giải đáp, tư vấn từ phía Công ty Luật Minh Khuê cho thắc mắc của bạn. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp tới Văn phòng để được hỗ trợ, tư vấn.

Trân Trọng./.

Bộ phận BHXH –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *