Nghỉ ốm đau có tính bị tính vào nghỉ phép năm không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi xin nghỉ ốm thì có bị trừ ngày phép năm hay không ? Nếu có đầy đủ giấy khám sức khỏe ốm đau thì có được nghỉ hay không ? Điều kiện tính phép năm xác định như thế nào thì hợp pháp ? Luật sư tư vấn và giải đáp một số vướng mắc pháp lý liên quan:

Mục lục bài viết

1. Nghỉ ốm đau có tính bị tính vào không ?

Chào luật sư. Em có một vấn đề mong luật sư tư vấn giùm em. Tháng trước trong quá trình làm việc em bị tai nạn lao động gãy 3 ngón tay. Sau khi băng bó ở bệnh viện thì bác sỹ cho em nghỉ 10 ngày để dưỡng thương có hưởng bảo hiểm xã hội. Sau 10 ngày em mang giấy tờ bệnh viện lên công ty làm thủ tục thì được nhận tiền từ bảo hiểm xã hội cho những ngày nghỉ đó. Còn phía công ty thì coi những ngày nghỉ của em là nghỉ nên trừ hết ngày phép năm của em mà không có khoản nào khác.

Vậy luật sư cho em hỏi công ty em làm vậy có đúng không ? Xin chân thành cám ơn luật sư.

Lỗi của Người lao động trong Tai nạn lao động

Luật sư tư vấn luật lao động về chế độ ốm đau, phép năm gọi:

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận – . Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:

Điều 111. Nghỉ hằng năm ( )

“1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Như vậy, nếu bạn có đủ 12 tháng làm việc thì bạn được nghỉ 12 ngày làm việc trong một năm mà vẫn được hưởng nguyên lương.
Còn về chế độ nghỉ khi bản thân bạn ốm đau sẽ được thực hiện theo chế độ ốm đau mà Luật Bảo hiểm xã hội quy định. Cụ thể chế độ ốm đau được quy định cụ thể trong :

Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

-> Tóm lại, việc cơ quan bạn tính nghỉ ốm đau vào phép năm như vậy là trái với quy định của pháp luật, đây là quyền của người lao động. Chế độ nghỉ ốm đau là chế độ khác do Luật Bảo hiểm xã hội quy định, mức lương hưởng chế độ cũng khác, không phải là chế độ nghỉ hằng năm. Do vậy, bạn vẫn được nghỉ hằng năm và hưởng nguyên lương.

Nếu công ty mà không giải quyết thì bạn hoàn toàn có thể khiếu nại lên công ty.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên bao gồm ngày phép năm có được đóng bảo hiểm xã hội?

Chào LS, tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 6/2018, và dự sinh vào 30/11/2018. Nếu đóng bảo hiểm đến tháng 11 là tôi đóng đuwọc 6 tháng thì sẽ , nhưng tôi muốn chắc chắn vì có thể sẽ sinh sớm hơn so với thời gian dự sinh.

Vậy nếu giả sử vào tháng 11 tôi đi làm ít hơn 14 ngày, ví dụ tôi chỉ đi làm 11 ngày và có 4 hưởng nguyên lương thì lúc đó tôi có được đóng bảo hiểm xã hội tháng 11 không ạ ?

Tôi xin cảm ơn!

Hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên bao gồm ngày phép năm có được đóng bảo hiểm xã hội?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 :

“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không

đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc .”

Như vậy, nếu bạn không làm việc và không hưởng lương 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội.

Theo thông tin bạn cung cấp: Bạn dự kiến nghỉ sinh vào 30/11/2018. Trong tháng 11/2018, bạn định đi làm 11 ngày và bạn cũng dự định nghỉ phép hàng năm 4 ngày làm việc.

Theo đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 về thời gian nghỉ hàng năm:

“Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

Như vậy, người lao động được nghỉ phép theo quy định của pháp luật. Trọng thời gian nghỉ phép thì người lao động vẫn được người sử dụng lao động trả lương. Thời gian bạn nghỉ hằng năm, có hưởng lương vẫn được đóng BHXH.

Thứ hai, căn cứ Khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, thời gian nghỉ chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Kết luận:

+) Nếu bạn nghỉ thai sản nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên thì không phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

+) Nếu bạn nghỉ không hưởng lương thì không đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này không tính là tham gia bảo hiểm xã hội.

+) Nếu bạn nghỉ phép năm thì vẫn đóng bảo hiểm xã hội.

Nên trường hợp này của bạn nếu trong tháng 11/2018 bạn làm việc và có hưởng lương trên 14 ngày thì sẽ vẫn được đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Cách tính ngày nghỉ hằng năm của Người lao động ?

Xin chào công ty Xin giấy phép, em vào làm tại công ty là tháng 8/2014, đến nghỉ tết âm lịch thì em được công ty khấu trừ 5 ngày phép vào những ngày nghỉ tết và sang đến năm 2015 đến giờ em vẫn chưa được nghỉ phép năm, có phải công ty sẽ tính 12 ngày phép đủ 12 tháng của năm 2015 và được nghỉ phép năm vào năm 2016 không?

Em xin chân thành cảm ơn!

Cách tính ngày nghỉ hằng năm của Người lao động

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:

Luật sư tư vấn:

quy định:

“Điều 115. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

b) Tết Âm lịch 05 ngày;”

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 8 :

“Điều 8. Nghỉ Tết Âm lịch
1. Thời gian nghỉ Tết Âm lịch theo Khoản 1 Điều 115 của Bộ luật lao động do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.”

Bộ luật lao động quy định ngày nghỉ hằng năm như sau:

“Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”

Bạn cần căn cứ vào tài liệu và quy định trên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Cách tính tiền của năm như thế nào ?

Kính thưa công ty: Tôi muốn hỏi về việc tôi có ngày nghỉ phép năm nhưng không nghỉ hết số ngày đó thì có được nhận tiền từ ngày nghỉ phép đó không và được nhận thì nhận bao nhiêu?

Cách tính tiền ngày nghỉ phép của năm như thế nào ?

Trả lời:

Theo điều 26 quy định như sau:

Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lươngvà khấu trừ tiền lương

1. Tiền lương làm căn cứ để trả chon gười lao động trong thời gian ngừng việc tại Khoản 1 Điều 98 củaBộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thờigian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

2. Tiền lương làm căn cứ để trả chongười lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112;ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng cóhưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động là tiềnlương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân vớisố ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

3. Tiền lương làm căn cứ trả cho ngườilao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

a) Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;

b) Đối với người lao động có thờigian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ .

4. Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằngnăm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trướcthời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưanghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.

5. Tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động trong thời gian tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định tại Khoản 2 Điều 100 hoặc bị tạm đình chỉ công việc quy định tại Điều 129 của Bộ luật Lao độnglà tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc hoặc bị tạm đình chỉ công việc và được tính tương ứngvới các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị địnhnày.

6. Tiền lương làm căn cứ khấu trừ tiềnlương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị tại Khoản 1 Điều 130 của Bộ luật Lao động là tiền lương thực tế người lao động nhận được hằng tháng sau khi trích nộp các khoản bảo hiểmxã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, và nộp (nếu có) theo quy định.

Như vậy, ngày nghỉ phép của bạn được tính ra tiền lương tùy thuộc vào hợp đồng và thời gian làm việc cũng như thâm niên của bạn. Bạn có thể đối chiếu với nội dung trên để tính mức tiền lương của mình.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Cách tính tiền ngày nghỉ phép của năm như thế nào ? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *