Nên hay không nên nghỉ hưu trước tuổi ? Thủ tục nghỉ hưu trước tuổi ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, rất nhiều người lao động đặt ra câu hỏi có nên về hưu sớm hay không ? Trong bài viết này, xin giấy phép phân tích một số quy định pháp lý về nghỉ hưu trước tuổi theo quy định mới nhất hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Nên hay không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi sinh năm 1967, đã và đang công tác tại Nhà Trẻ Kim Đồng,Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tôi đã công tác được 28 năm với 21 năm hưởng ngạch giáo viên và 7 năm hưởng ngạch giáo viên chưa đạt chuẩn (do chưa có bằng trung cấp sư phạm nên tôi bị điều xuống làm cô nuôi cấp dưỡng).

Tính đến hiện tại thì tôi đã đóng bảo hiểm được 28 năm. Cho phép tôi được hỏi một số vấn đề liên quan đến nghị định 108 của Chính Phủ:

1. Phiên họp hội đồng nhà trường ngày 9/5/2015, nhà trường có vận động tôi nghỉ hưu trước tuổi để có thể được hưởng theo chế độ của giáo viên tuy nhiên chỉ được hưởng lương theo kiểu lấy luôn 1 lần mà hàng tháng không có lương hưu. Còn nếu như tôi không chấp nhận nghỉ hưu sớm thì sẽ bị bắt buộc chuyển sang ngạch nhân viên hợp đồng với mức lương hàng tháng chỉ có 1.5 triệu và không có thêm mức hỗ trợ nào khác. Tôi đang rất phân vân. Xin luật sư tư vấn rõ vấn đề này.

2. Trong phần chế độ chính sách mục a có nội dung: Không trừ tỉ lệ lương hưu có nghĩa là gì?

Cảm ơn luật sư!

Nên hay không nghỉ hưu trước tuổi ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Công ty Xin giấy phép, đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyết định vận động nghỉ hưu trước tuổi nhưng chỉ được hưởng lương theo kiểu lấy luôn 1 lần mà hàng tháng không có lương hưu

Căn cứ theo :

“Điều 6. Các trường hợp tinh giản biên chế

1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;”

Do bạn chưa có bằng trung cấp sư phạm và bị điều xuống làm cô nuôi cấp dưỡng nên thuộc vào điểm c nói trên. Như vậy, theo Điều 8 Nghị định có quy định cụ thể như sau:

“Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.”

Do đo, bạn nên nghỉ hưu theo trước tuổi theo nghị định 108/2014/NĐ-CP bởi khi nghỉ hưu trước tuổi theo nghị định 108 ngoài chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật đồng thời còn được hưởng các chế độ theo quy định tại khoản a, b, c nêu trên theo chế độ lấy luôn 1 lần.

Bạn nên kiến nghị với nhà trường về việc nhà trường bảo rằng bác chỉ được hưởng lương theo kiểu lấy luôn 1 lần mà hàng tháng không có lương hưu, ý kiến này là sai và hoàn toàn không đúng về mặt pháp luật. Đối với trường hợp của bác hoàn toàn có thể được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng.

Thứ hai, đối với thắc mắc tại điểm a khoản 1 điều 8 Nghị định 108:

“Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi”

Thông thường, đối với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng sẽ phải trừ đi tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi, cụ thể là mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ lương hưu giảm đi 1%. Tuy nhiên, do bạn nghỉ hưu theo tinh giản biên chế của nên không áp dụng quy định trừ tỷ lệ lương hưu.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

2. Nghỉ hưu rồi có được kí nữa không ?

Kính chào Luật sư Khuê! XIn Luật sư tư vấn cho Đơn vị tôi 1 việc như sau:

Công ty tôi là Công ty TNHH ngoài quốc doanh đang có trường hợp là xin nghỉ hưu trước tuổi. Vậy sau khi trường hợp này ra hội đồng giám định y khoa, có đủ điều kiện để nghỉ hưu và được BHXH chấp nhận cho nghỉ hưu trước tuổi thì có được tiếp tục ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp khác và mang chức doanh kế toán trưởng không ?

Kính mong luật sư tư vấn giúp Xin trân thành cảm ơn Luật sư

Nghỉ hưu rồi có được kí hợp đồng lao động nữa không ?

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ :

“Điều 166. Người lao động cao tuổi

1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.”

“Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi

1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.”

“Điều 187. Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy sau khi được phép nghỉ hưu sớm theo quy định của pháp luật thì người lao động nói chung hay nhân viên giữ chức vụ kế toán trưởng nói riêng vẫn có thể tiếp tục kí hợp đồng lao động với điều kiện được quy định tại Điều 167 LLĐ đó là phải có sử thỏa thuận đồng ý giữa người sử dụng lao động và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc. Pháp luật không có quy định cấm người lao động sau nghỉ hưu tiếp tục làm việc nên dựa trên ý chí của hai bên trong quan hệ lao động mà người lao động sau nghỉ hưu có thể tiếp tục kí hợp đồng lao động.

Trên đây là thư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cám ơn bạn đã lựa chọn và tin tưởng Công ty Xin giấy phép.

Trân trọng./.

3. Viên chức giáo dục có thể được nghỉ hưu sớm theo nghị định 108 không ?

Thưa Luật Minh! Tôi là Nguyễn Hữu P, sinh ngày 06/9/1959. Tôi làm công tác trực tiếp đứng lớp dạy học từ 01/10/1979 hàng năm đều đạt lao động tiên tiến và các danh hiệu khác. Năm 2010 tôi đã phải mổ cột sống nhưng hàng năm có nhiều tháng vẫn đau phải vào viện để phục hồi năng. Hai năm gần đây tôi thấy xuất hiện nhiều cơn đau co thắt ngực, khó thở và chóng mặt mất phương hướng… Tháng 6/2016 tôi khám ở viện tim mạch thì tôi đã bị Xơ Vữa Động Mạch Vành 30% – 40%. Do sức khỏe không đảm bảo nên tôi muốn xin nghỉ để đi chữa bệnh dài hạn (từ đầu tháng 10/2016).

Vậy tôi là viên chức giáo dục có thể được nghỉ hưu sớm theo nghị định 108 không? Nếu tháng 10; 11;12 năm 2016 và tháng 1; 2; 3;… của năm 2017 tôi đi chữa bệnh có giấy xác nhận của cơ sở y tế và hưởng lương bảo hiểm xã hội chi trả.

Sở dĩ tôi hỏi câu hỏi trên là vì: Tôi đã đem toàn bộ hồ sơ khám chữa bệnh của tôi đến hỏi phòng nội vụ nơi tôi công tác và hỏi câu hỏi như trên thì được trả lời là: đối với giáo viên thì muốn nghỉ theo NĐ108 lý do ốm đau thì phải có 2 NĂM HỌC (chứ không phải hai năm dương lịch liền kề) mỗi năm nghỉ ốm đau 60 ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế và hưởng lương bảo hiểm xã hội.

Thưa luật sư! Tôi đã tìm hiểu nhưng không thấy có văn bản hướng dẫn nào như trả lời của phòng nội vụ. Tôi xin được Luật Sư sớm hỗ trợ tư vấn giải đáp thắc mắc tôi nêu ở trên. Xin cảm ơn!.

Viên chức giáo dục có thể được nghỉ hưu sớm theo nghị định 108 không ?

Trả lời:

Điểm g Khoản 1 Điều 6 quy định một trong các trường hợp tinh giảm biên chế là:

“1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.”

bạn sinh ngày 06/9/1959 và công tác trực tiếp đứng lớp dạy học từ 01/10/1979 hàng năm đều đạt lao động tiên tiến và các danh hiệu khác. Năm 2010 tôi đã phải mổ cột sống nhưng hàng năm có nhiều tháng vẫn đau phải vào viện để phục hồi năng. Hai năm gần đây tôi thấy xuất hiện nhiều cơn đau co thắt ngực, khó thở và chóng mặt mất phương hướng… Tháng 6/2016 tôi khám ở viện tim mạch thì tôi đã bị Xơ Vữa Động Mạch Vành 30% – 40%. Do sức khỏe không đảm bảo nên tôi muốn xin nghỉ để đi chữa bệnh dài hạn (từ đầu tháng 10/2016). Tức là của bạn tính từ 01/10/1979 đến đầu tháng 10/2016.

Như vậy bạn có đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi theo Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP và được quy định chi tiết tại Khoản 3 Điều 2 T như sau:

Điều 2. Trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP

Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ; công chức, viên chức) có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc tối thiểu bằng số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành, cụ thể như sau:

3. Những người làm việc trong điều kiện bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 60 ngày.

Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC quy định về thời gian để tính chế độ tinh giảm biên chế như sau:

“Điều 4. Thời gian để tính chế độ

1. Thời gian để tính chế độ là thời gian làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các hội được tính hưởng bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người), nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Nếu thời gian tính chế độ có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là 1/2 năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 1 năm.”

Như vậy, vì thời gian làm việc của giáo viên tính theo năm học nên căn cứ vào các quy định trên thì việc phòng nội nơi bạn công tác trả lời là: đối với giáo viên thì muốn nghỉ theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP lý do ốm đau thì phải có 2 NĂM HỌC (chứ không phải hai năm dương lịch liền kề) mỗi năm nghỉ ốm đau 60 ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế và hưởng lương bảo hiểm xã hội là đúng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Điều kiện nghỉ hưu sớm với nữ ?

Chào luật sư, mẹ tôi hiện đang là giáo viên tại trường THCS. Sắp tới gia đình tôi dự định sẽ sang Mỹ định cư nên quyết định xin nghỉ hưu sớm hơn thời gian nghỉ hưu chính thức 3 tháng (đã báo trước với hiệu trưởng trước 1 tháng). Nhưng khi nộp đơn xin nghỉ lên phòng giáo dục thì lại không được nghỉ với lý do:

– Mẹ tôi có trong danh sách giáo viên nghỉ hưu trong 6 tháng tới (bản thân mẹ tôi cũng chưa từng được thông báo mình có trong danh sách đó và cũng không hề biết người có trong danh sách đó thì không được nghỉ sớm, ngày được thông báo là sau ngày mẹ tôi nộp đơn xin nghỉ)

– Cho nghỉ sớm nhà nước không có tiền thanh toán lương hưu. Vậy luật sư có thể tư vấn giúp tôi là trường hợp của mẹ tôi có được xin nghỉ sớm không? Quyền lợi được hưởng có bị ảnh hưởng gì không? Thông tin thêm: Mẹ tôi sinh ngày 20/12/1961, đã làm trên 33 năm. Ngày hưu theo quy định 1/1/2017?

Xin chân thành cám ơn.

Nghỉ hưu rồi có được kí hợp đồng lao động nữa không ?

Trả lời:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội thì:

“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;
2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành”.

Như vậy, Hiện tại mẹ bạn đã 55 tuổi, đủ điệu kiện về độ tuổi có thể nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên bạn cần xác định 2 yếu tố khác như mẹ bạn đã đóng bảo hiểm trên 20 năm hay chưa? có bị suy giảm sức lao động trên 61% không?. Nếu đáp ứng đủ 2 yếu tố trên, mẹ bạn hoàn toàn có quyền xin về hưu sớm.

Mức lương của người nghỉ hưu sớm được quy định tại Khoản 2 Điều 52 như sau:

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.”

Mẹ bạn nghỉ hưu trước 1 năm nên mức lương sẽ bị giảm 1% so với mức lương hưu quy định tại Điều 50.

Thứ hai, trong trường hợp mẹ bạn không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội thì mẹ bạn sẽ được khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 55:

“a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Ra nước ngoài để định cư.”

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng ./.

5. Quy định về ?

Luật sư tư vấn giúp tôi: Tôi sinh năm 1961, bắt đầu đi dạy từ tháng 9/1983 đến nay. Hiện là công chức nhà nước thuộc Sở GD-ĐT. Trước khi đi dạy tôi có thời gian phục vụ chiến đấu ở chiến trường Tây Nam. Hiện tại đang bệnh tiểu đường, bị tai nạn giao thông năm 2013 nên sức khỏe suy giảm muốn xin nghỉ hưu sớm thì chế độ hưởng như thế nào? có được không?

Xin nhờ tư vấn giúp. Chân thành cám ơn!

Quy định về chế độ nghỉ hưu trước tuổi ?

Luật sư tư vấn luật lao động về chế độ nghỉ hưu trước tuổi, gọi:

Trả lời:

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Xin giấy phép đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo như thông tin quý khách cung cấp, quý khách sinh năm 1961 và bắt đầu giảng dạy từ tháng 9 năm 1983. Như vậy, tới nay số tuổi của quý khách là 55 và số năm giảng dạy là 33.

– Căn cứ quy định tại Điều 54-Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng lương hưu thì các đối tượng theo quy định tại khoản 1-Điều 2- trong đó có cán bộ, công chức, viên chức phải tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm và với số tuổi của quý khách muốn nghỉ hưu trước tuổi thì phải thảo mãn quy định tại điểm b-khoản 1-Điều 54 (làm việc tại nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên từ đủ 15 năm trở lên) hoặc Điều 55-Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 (bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên). Do thông tin quý khách cung cấp chưa đủ nên chúng tôi chỉ đưa ra hướng dẫn mang tính chung nhất.

– Vấn đề thứ hai quý khách thắc mắc là chế độ khi nghỉ hưu trước tuổi:

Theo quy định tại Khoản 1-Điều 56, chế độ của bạn được giải quyết như sau:

+ 15 năm đầu: mức lương hưu hàng tháng bằng 45% mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 62;

+ Sau 15 năm, cứ mỗi năm mức lương tăng thêm 2% nhưng không quá 75% mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội;
Thời điểm hưởng lương hưu của bạn là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc (khoản 1-Điều 59-Luật bảo hiểm xã hội năm 2014).

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn:

Trân trọng./.

6. Tư vấn quy định của luật bảo hiểm xã hội về chế độ nghỉ hưu sớm (về hưu trước tuổi) ?

Xin chào công ty luật Xingiayphep, tôi có vấn đề thắc mắc mong được luật sư tư vấn: tôi là giáo viên trung học cơ sở, ngày sinh 28/8/1961,vào ngành ngày 01/8/1986, dạy lớp liên tục cho đến nay. Bây giờ tôi muốn để chăm sóc mẹ (cụ bị gãy xương ở 2 ngón chân).

Tôi xin hỏi luật sư :

– Tôi có được hưởng các khoản trợ cấp nghỉ việc không ?Số tiền là bao nhiêu ?

– Tôi có được hưởng lương hưu khi đến tuổi hưu không ?

– Tôi phải làm thù tục xin nghỉ việc như thế nào để được hai điều trên ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn quy định của luật bảo hiểm xã hội về chế độ nghỉ hưu sớm (về hưu trước tuổi) ?

Tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến xin giấy phép. Với vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Với vấn đề xin nghỉ việc để được hưởng lương hưu được quy định như sau:

Theo thì để về hưu trước tuổi thì bạn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 51, cụ thể như sau:

“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;

2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.”

Khoản 1, Điều 26 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hộivề bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định về điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường như sau:

“Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.”

Tại Điều 27 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định về trường hợp được nghỉ hưu trước tuổi:

“Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện quy định tại Điều 26 Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên; 2. Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời.”

Về mức lương hưu hàng tháng khoản 1, 2, 3 Điều 28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định:

“1. Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 26 Nghị định này, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 31 Nghị định này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này, mức lương hưu hằng tháng được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Nghị định này thì mức lương hưu giảm đi 1%. 3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung.

Như vậy, căn cứ các quy định trên, theo như thông tin bạn cung cấp thì hiện nay bạn đã 54 tuổi và đã công tác giảng dạy ở trường THCS liên tục trong vòng 29 năm thì. Do đó, nếu bạn xin nghỉ việc mà muốn được hưởng lương hưu khi đến tuổi thì phải chứng minh bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động được quy định tại Khoản 3, Điều 5, Thông tư số 07/2010/TT-BYT của Bộ Y tế. Mức lương hưu hàng tháng của bạn được xác đinh theo quy định đã trích dẫn ở trên.

2. Về vấn đề trợ cấp thôi việc

quy định về điều kiện hường trợ cấp thôi việc như sau:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.”

Bạn đã đủ điều kiện thời gian làm việc, cho nên bạn cần đáp ứng điều kiện chấm dứt hợp đồng theo khoản 1, 2, 3, 5, 6, 9, 10 điều 36 Bộ luật lao động 2012 thì bạn mới được nhận trợ cấp thôi việc.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *