Năm 2019, doanh nghiệp mới thành lập có bắt buộc phải đặt in hóa đơn không ?

Quy định đặt in hóa đơn có bắt buộc với doanh nghiệp mới thành lập không ? Thủ tục đặt in hóa đơn và một số vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hóa đơn của doanh nghiệp sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Doanh nghiệp mới thành lập có bắt buộc phải đặt in hóa đơn không ?

tại Điều 3, Khoản 3 Sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 Điều 12 như sau:

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“3. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

b) Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

d) Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

đ) Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.

Doanh nghiệp, hợp tác xã hướng dẫn tại điểm a khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 20 tháng 12 của năm trước liền kề năm người nộp thuế thực hiện phương pháp tính thuế mới.

Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm b, c khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế trực tiếp, cơ sở kinh doanh không phải gửi các hồ sơ, tài liệu chứng minh như dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt, hóa đơn đầu tư, mua sắm, hồ sơ nhận góp vốn, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Cơ sở kinh doanh lưu giữ và xuất trình cho cơ quan thuế khi có yêu cầu. Trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập từ ngày 01/01/2014 chưa đủ điều kiện đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, nếu đáp ứng được các điều kiện hướng dẫn tại điểm b, c khoản này thì được áp dụng theo hướng dẫn tại điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm d khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm đ khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 20 tháng 12 của năm trước liền kề năm người nộp thuế thực hiện phương pháp tính thuế mới.

Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh biết việc chấp thuận hay không chấp thuận Thông báo về việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.”

Như vậy:

Doanh nghiệp mới thành lập thuộc đối tượng tự nguyện đăng ký phương pháp khấu trừ thuế nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau

– Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

Doanh nghiệp sau khi đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì được sử dụng hóa đơn GTGT. tại Điều 6, Điều 8 quy định về hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in như sau:

a) Đối tượng được tạo hóa đơn tự in

– Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn, bao gồm cả Chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính có thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT.

+ Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

b) Đối tượng được đặt in hóa đơn.

– Tổ chức kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn nếu không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế hướng dẫn tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Như vậy:

– Doanh nghiệp mới thành lập được in hóa đơn GTGT nếu đã đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

– Doanh nghiệp mới thành lập được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn nếu thỏa mãn điều kiện đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật.

Và cũng không có quy định nào của pháp luật bắt buộc doanh nghiệp phải đặt in hóa đơn ngay khi mới thành lập, cái này là dựa trên nhu cầu sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Miễn là khi có sử dụng hóa đơn thì phải phát hành thông báo sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Doanh nghiệp bạn thành lập từ tháng 6/2017 mà đến bây giờ vẫn chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp không phải xuất hóa đơn. Doanh nghiệp bạn không xuất hóa đơn trong trường hợp mà thực sự không có hoạt động, không có doanh thu thì không sao.

2. Thủ tục để doanh nghiệp được phép đặt in hóa đơn GTGT?

Đầu tiên, doanh nghiệp của bạn phải thuộc đối tượng được đặt in hóa đơn GTGT: đó là doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Thủ tục để doanh nghiệp được phép đặt in hóa đơn GTGT được thực hiện theo quy định tại Điều 8 . Theo đó:

>>> Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in:

– Tổ chức kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư này nếu không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế hướng dẫn tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Cục Thuế tạo hóa đơn đặt in để bán và cấp cho các đối tượng hướng dẫn tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Thông tư này.

>>> Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức đảm bảo khi lập hóa đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in.

Tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn.

Trường hợp tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử dụng.

Đối với hóa đơn do Cục Thuế đặt in, tên Cục Thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn.

>>> In hóa đơn đặt in

– Hóa đơn đặt in được in theo hợp đồng giữa tổ chức kinh doanh hoặc Cục Thuế với tổ chức nhận in hóa đơn đủ điều kiện tại điểm a khoản 4 Điều này.

– Hợp đồng in hóa đơn được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự. Hợp đồng ghi cụ thể loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hóa đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu, thông báo của cơ quan thuế về việc chuyển sang sử dụng hóa đơn đặt in của doanh nghiệp.

– Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn tự in hóa đơn đặt in để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phải có quyết định in hóa đơn của thủ trưởng đơn vị. Quyết định in phải đảm bảo các nội dung quy định như loại hóa đơn, mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hóa đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc), kèm theo hóa đơn mẫu.

>>> Điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn

Điều kiện:

Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm).

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp, có giấy phép hoạt động ngành in, có máy móc thiết bị ngành in thì được nhận in hóa đơn đặt in của các tổ chức.

Trách nhiệm:

– In hóa đơn theo đúng hợp đồng in đã ký, không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hóa đơn cho tổ chức in khác thực hiện;

– Quản lý, bảo quản các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức đặt in hóa đơn. Trường hợp muốn sử dụng các bản phim, bản kẽm để in cho các lần sau thì phải niêm phong lưu giữ các bản phim, bản kẽm;

– Hủy hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt in;

– Thanh lý hợp đồng in với tổ chức đặt in hóa đơn;

– Lập báo cáo về việc nhận in hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nội dung báo cáo thể hiện: tên, mã số thuế, địa chỉ tổ chức đặt in; loại, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số lượng hóa đơn đã in (từ số … đến số) cho từng tổ chức (mẫu số 3.7 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Báo cáo về việc nhận in hóa đơn được lập và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quý, báo cáo Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.

Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn ngừng hoạt động in hóa đơn thì kỳ báo cáo in hóa đơn cuối cùng bắt đầu từ đầu kỳ báo cáo cuối đến thời điểm tổ chức nhận in ngừng hoạt động in hóa đơn, thời hạn nộp báo cáo về việc nhận in hóa đơn chậm nhất là ngày 20 tháng sau của tháng ngừng hoạt động in hóa đơn.

Trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động in hóa đơn sau khi ngừng hoạt động in thì thời gian báo cáo về việc nhận in hóa đơn đầu tiên tính từ ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu lại hoạt động in đến hết quý tùy theo thời điểm bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động in.

Cơ quan thuế nhận báo cáo và đưa các dữ liệu lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo.

Như vậy, để sử dụng hóa đơn đặt in bạn cần tiến hành các bước cơ bản sau:

Bước 01: Làm đơn đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in;

Bước 02: Cơ quan thuế cử cán bộ xuống tiến hành xác minh trụ sở. Hồ sơ cần chuẩn bị để chi cục thuế tiến hành xác minh trụ sở gồm:

-Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật

-Hợp đồng lao động

-Bản sao chứng minh nhân dân của người lao động

-Giấy tờ chứng minh địa chỉ hợp pháp: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê đất, hợp đồng thuê nhà

-Bản sao giấy chứng nhận mẫu dấu

Bước 03: Nhận thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in của cơ quan thuế (Mẫu 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo thông tư 39/2014/TT-BTC)

Bước 04: Liên hệ với công ty đặt in để tiến hành đặt in hóa đơn (Lưu ý: sau khi thực hiện xong hợp đồng thì làm thủ tục thanh lý hợp đồng)

Bước 05: Soạn thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu số 3.5 phụ lục 3 ban hành kèm theo thông tư 39/2015/TT-BTC.

Bước 06: Nộp thông báo phát hàng hóa đơn (03 bản) kèm theo hóa đơn mẫu lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Tư vấn trường hợp không đặt in hóa đơn được do không có hợp đồng thuê trụ sở?

Kính chào xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Công ty em là công ty Cổ phần thành lập từ 03/2018, trụ sở của Công ty em là của 1 người quen của 1 trong các cổ đông. Hiện tại chúng em đang làm hồ sơ xin đặt in hóa đơn, nhưng gặp phải khó khăn là bên em không có hợp đồng thuê trụ sở công ty hay giấy tờ hợp pháp của chủ nhà. Bởi vì chủ nhà đã sang Ba Lan từ nhiều năm trước, và để có giấy tờ của họ là điều rất khó khăn. Bên Chị cục thuế có hướng dẫn chúng em làm HĐ thuê nhà và phải kèm theo tối thiểu là CMT của chủ nhà.

Vậy anh/chị cho em hỏi là em có cách nào để không cần thông tin của chủ nhà mà vẫn xin in hóa đơn được không? Hay nếu bên em cứ trì hoãn việc làm hồ sơ như vậy thì có bị xử phạt không?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 7 điều 4 quy định:

“7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Khoản 2 Điều 30 quy định:

“Điều 30. Kiểm tra việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn

..

2. Kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của tổ chức, hộ, cá nhân sử dụng hóa đơn

a) Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân không giải trình hoặc giải trình không thỏa đáng, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.

b) Nội dung kiểm tra hóa đơn được quy định cụ thể trong quyết định kiểm tra tại trụ sở hoặc điểm bán hàng của đơn vị gồm: căn cứ pháp lý để kiểm tra; đối tượng kiểm tra; nội dung, phạm vi kiểm tra; thời gian tiến hành kiểm tra; trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên của đoàn kiểm tra; quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra.

c) Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, hộ, cá nhân ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về quyết định kiểm tra.

d) Chậm nhất là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định, quyết định kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của tổ chức, hộ, cá nhân phải được gửi cho tổ chức, hộ, cá nhân. Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra hóa đơn hoặc trước thời điểm tiến hành kiểm tra hóa đơn tại trụ sở tổ chức, hộ, cá nhân, nếu tổ chức, hộ, cá nhân chứng minh được việc lập, phát hành, sử dụng hóa đơn đúng quy định thì Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định bãi bỏ quyết định kiểm tra hóa đơn.

đ) Việc kiểm tra phải được tiến hành trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra. Trường hợp khi nhận được quyết định kiểm tra hóa đơn, tổ chức, hộ, cá nhân đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để cơ quan thuế xem xét quyết định. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, cơ quan thuế thông báo cho tổ chức, hộ, cá nhân biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận về việc hoãn thời gian kiểm tra.

Thời gian kiểm tra hóa đơn tại trụ sở, cửa hàng của tổ chức, hộ, cá nhân không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết Thủ trưởng cơ quan thuế có thể gia hạn thời gian kiểm tra một lần, thời gian gia hạn không quá năm (05) ngày làm việc.

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập Biên bản kiểm tra.

Tổ chức, hộ, cá nhân bị kiểm tra được quyền nhận biên bản kiểm tra hóa đơn, yêu cầu giải thích nội dung Biên bản kiểm tra và bảo lưu ý kiến trong Biên bản kiểm tra (nếu có).

e) Xử lý kết quả kiểm tra

– Chậm nhất năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra với tổ chức, cá nhân bị kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra. Trường hợp phát sinh hành vi vi phạm phải xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản, Thủ trưởng cơ quan thuế phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức, hộ, cá nhân bị kiểm tra có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử lý kết quả kiểm tra .

– Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn dẫn đến phải xử lý về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra và quy trình kiểm tra, thanh tra về thuế.”

Như vậy, công ty bạn bắt buộc phải có trụ sở thì công ty bạn mới in hóa đơn được.

Nếu công ty bạn không có trụ sở thì công ty bạn có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 theo quy định tại điều 45 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.

4. Tư vấn về việc đặt in hóa đơn trong kỳ thay đổi địa chỉ kinh doanh của công ty ?

Hướng dẫn ký hiệu và ghi thông tin bắt buộc trên hóa đơn được quy định theo Văn bản ban hành kèm theo như sau:

1.3. Ký hiệu hóa đơn: ký hiệu hóa đơn có 6 ký tự đối với hóa đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hóa đơn do Cục Thuế phát hành.

+ 2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn.

Ký tự phân biệt là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y;

+ 3 ký tự cuối cùng thể hiện năm tạo hóa đơn và hình thức hóa đơn.

Năm tạo hóa đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm;

Ký hiệu của hình thức hóa đơn: sử dụng 3 ký hiệu:
E: Hóa đơn điện tử,
T: Hóa đơn tự in,
P: Hóa đơn đặt in;
– Giữa hai phần được phân cách bằng dấu gạch chéo (/).
Ví dụ:
AA/11E: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 11: hóa đơn tạo năm 2011; E: là ký hiệu hóa đơn điện tử;
AB/12T: trong đó AB: là ký hiệu hóa đơn; 12: hóa đơn tạo năm 2012; T: là ký hiệu hóa đơn tự in;
AA/13P: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 13: hóa đơn tạo năm 2013; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.
Để phân biệt hóa đơn đặt in của các Cục Thuế và hóa đơn của các tổ chức, cá nhân, hóa đơn do Cục Thuế in, phát hành thêm 02 ký tự đầu ký hiệu (gọi là mã hóa đơn do Cục Thuế in, phát hành).

Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi: Bên bạn đặt in hóa đơn mới vì kỳ trước có thay đổi địa chỉ kinh doanh. Ký hiệu hóa đơn cũ DN/14P( hóa đơn đặt in năm 2014 và sử dụng hết năm 2015). Như vậy, hiện tại doanh nghiệp của bạn đặt in hóa đơn mới phải có ký hiệu DN/16P(hóa đơn đặt in năm 2016) theo đúng quy định của pháp luật.

2) Văn bản ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính cũng quy định về mẫu số hóa đơn:

Ký hiệu mẫu số hóa đơn (mẫu hóa đơn): ký hiệu mẫu số hóa đơn có 11 ký tự:

– 2 ký tự đầu thể hiện loại hóa đơn

– Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hóa đơn

– 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn

– 01 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.

– 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.

Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn:

Loại hóa đơn

Mẫu số

1- Hóa đơn giá trị gia tăng.
2- Hóa đơn bán hàng.
3- Hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan).
4- Các chứng từ được quản lý như hóa đơn gồm:
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ;
+ Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý.

01GTKT
02GTTT
07KPTQ

03XKNB
04HGDL

Ví dụ: Ký hiệu 01GTKT2/001 được hiểu là: Mẫu thứ nhất của loại hóa đơn giá trị gia tăng 2 liên.

Số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn thay đổi khi có một trong các tiêu chí trên mẫu hóa đơn đã thông báo phát hành thay đổi như: một trong các nội dung bắt buộc; kích thước của hóa đơn; nhu cầu sử dụng hóa đơn đến từng bộ phận sử dụng nhằm phục vụ công tác quản lý…

– Đối với tem, vé, thẻ: Bắt buộc ghi 3 ký tự đầu để phân biệt tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng. Các thông tin còn lại do tổ chức, cá nhân tự quy định nhưng không vượt quá 11 ký tự.

Cụ thể:

+ Ký hiệu 01/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn GTGT

+ Ký hiệu 02/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn bán hàng

Theo hướng dẫn tại có hướng dẫn như sau:

“Tại Điểm 2 Công văn số 4489/TCT-CS của Tổng cục Thuế hướng dẫn: “…trường hợp các tiêu thức trên tờ hóa đơn đã thông báo phát hành thay đổi như tên, địa chỉ của người bán; tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn thì doanh nghiệp phải thay đổi số thứ tự mẫu hóa đơn. ” Theo đó, khi đặt in hóa đơn lần tiếp theo, trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi tên, địa chỉ của doanh nghiệp hoặc thay đổi tổ chức nhận in hóa đơn thì trên hóa đơn phải thay đổi số thứ tự mẫu hóa đơn.

Ví dụ: Doanh nghiệp A đã thông báo phát hành 01 mẫu hóa đơn giá trị gia tăng 3 liên với ký hiệu mẫu số hóa đơn 01GTKT3/001, hóa đơn được in tại Công ty TNHH X. Trường hợp khi đặt in hóa đơn tiếp theo để sử dụng, Doanh nghiệp A có sự thay đổi tên, địa chỉ hoặc chuyển sang đặt in tại tổ chức nhận in khác (Công ty TNHH Y) thì ký hiệu mẫu số hóa đơn phải thay đổi thành 01GTKT3/002.”

Vậy doanh nghiệp bạn phải thực hiện thay đổi ký hiệu hóa đơn thánh 01GTKT3/002.

5. Đặt in hóa đơn với doanh nghiệp tái hoạt động trước thời hạn ?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 200 .

“Điều 200. Tạm ngừng kinh doanh
1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”

Như vậy nếu tiến hành hoạt động trở lại trước thời hạn đăng kí tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp phải có thông báo bằng văn bản về thời điểm tiếp tục hoạt động kinh doanh đến cơ quan đăng kí kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tiếp tục kinh doanh. Do đó sau khi tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp sẽ tiếp tục các hoạt động thuế như bình thường và được quyền tiếp tục đặt in hóa đơn của chi cục thế và xuất hóa đơn bình thường.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật thuế – Công ty luật MInh KHuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *