Năm 2019, Công ty sẽ bị phạt bao nhiêu tiền khi không nộp thang lương, bảng lương ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ xây dựng thang bảng lương trong nội bộ dựa trên tình hình kinh doanh thực tế và nộp (đăng ký) với có quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu không thực hiện sẽ đối diện với nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Không nộp thang bảng lương thì công ty bị phạt bao nhiêu tiền ?

Kính thưa Minh Khuê: Tôi muốn hỏi năm 2018 công ty chúng tôi có cần nộp thang lương, bảng lương không ? Nộp ở đâu ? Không nộp có bị phạt không ? Cảm ơn và mong nhận được sự tư vấn!

Phạt bao nhiêu khi không nộp thang lương, bảng lương năm 2018 ?

Luật sư tư vấn quy định về xây dựng thang bảng lương, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và đưa ra hướng trả lời như sau:

Theo khoản 10 điều 1 quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;

b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;

d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

Như vậy, doanh nghiệp của bạn phải nộp hồ sơ thang lương, bảng lương theo quy định của pháp luật nếu không sẽ bị phạt theo điều trên.

Hồ sơ bao gồm:

– Công văn đề nghị đăng ký thang lương, bảng lương;

– Hệ thống bảng lương doanh nghiệp xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung;

– Bảng quy định tiêu chuẩn và quy định về từng vị trí công việc trên thang lương, bảng lương;

– Lấy ý kiến của ban chấp hành công đoàn hoặc không có ban chấp hành công đoàn thì lấy ý kiến của người lao động.

Sau đó, tiến hành nộp hồ sơ tại phòng lao động và thương binh cấp Quận/huyện.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Giải quyết vấn đề thang lương, bảng lương như thế nào?

Thưa luật sư, mình có một số thắc mắc mong luật sư giải đáp giúp:

1. Doanh nghiệp có được tự xây dựng bảng lương theo mẫu riêng không hay phải làm theo mẫu lương Nhà nước đã quy định sẵn?

2. Thang lương đã đăng ký với Sở Lao động dựa trên mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định…thì qua mỗi năm Nhà nước lại quy định lại mức lương tối thiểu vùng…Vậy Doanh nghiệp có phải đăng ký lại không hay tự điều chỉnh và chỉ lưu tại Doanh nghiệp ?

Cảm ơn và mong nhận được sự tư vấn của luật sư!

Giải quyết vấn đề thang lương, bảng lương như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty Xin giấy phép. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Câu hỏi thứ nhất: “Doanh nghiệp có được tự xây dựng bảng lương theo mẫu riêng không hay phải làm theo mẫu lương Nhà nước đã quy định sẵn?”

Căn cứ Điều 93 và Khoản 1 Điều 7 :

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.”

Do đó, người sử dụng lao động – doanh nghiệp không nhất thiết phải theo mẫu lương Nhà nước quy định mà có thể căn cứ vào đó tự xây dựng bảng lương theo mẫu riêng của mình. Nhưng lưu ý việc xây dựng bảng lương phải đảm bảo tuân theo các quy định pháp luật.

Câu hỏi thứ hai: “Thang lương đã đăng ký với Sở Lao động dựa trên mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định…thì qua mỗi năm Nhà nước lại quy định lại mức lương tối thiểu vùng…vây Doanh nghiệp có phải đăng ký lại không hay tự điều chỉnh và chỉ lưu tại Doanh nghiệp”

Theo Khoản 5, 6 Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP:

Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương

5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ – Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.”

Như vậy, khi thay đổi lại thang lương, doanh nghiệp phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp; đồng thời phải công bố công khai tại nơi làm việc cho người lao động biết trước khi thực hiện.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi vào giờ hành chính ở địa chỉ trụ sở hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email hoặc gọi điện để được tư vấn qua tổng đài . Trân trọng!

3. Xếp lại thang lương có phải ký lại không ?

Thưa Luật sư, theo như tư vấn của Công ty về áp dụng Thông tư số 17/2015/ TT- BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Theo nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 cuả Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương; thì việc xếp lại mức lương mới theo công việc có phải: căn cứ vào mức lương cũ đã xếp (NĐ 205/2004/NĐ-CP) để phiên sang tương ứng với công việc mới hay không? Căn cứ vảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo,…có phải làm lại Hợp đồng lao động mới (hoặc Phụ lục HĐLĐ) vì lao động lâu năm (không xác định thời hạn) không?.

Trân trọng cảm ơn !

Xếp lại thang lương có phải ký lại hợp đồng lao động không ?

:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về việc chuyển xếp lương

Căn cứ vào Điều 9 về chuyển xếp lương như sau:

Căn cứ thang lương, bảng lương đối với từng loại lao động, chức danh hoặc công việc người lao động đang đảm nhận, công ty thực hiện việc chuyển xếp lương theo nguyên tắc quy định tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư này.” Trong đó, khoản 4 Điều 3 quy định :” Việc chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định sang thang lương, bảng lương do công ty xây dựng phải căn cứ vào chức danh, công việc người lao động đảm nhận. Đối với người có thành tích, cống hiến, đóng góp nhiều cho công ty, khi chuyển xếp lương nếu có vướng mắc thì xem xét, xử lý riêng từng trường hợp cụ thể.”

Do đó, việc xếp lại mức lương mới theo công việc phải căn cứ vào chức danh, công việc người lao động đảm nhận chứ không phải căn cứ vào mức lương cũ đã xếp để phiên sang mức lương công việc mới.

Thứ hai, về việc làm lại hợp đồng lao động mới

Căn cứ vào Điều 35 thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được quy định như sau:

” Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.”

Do đó, khi bạn có thay đổi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có nhu cầu thay đổi nội dung hợp đồng lao động cũ thì bạn sẽ phải thỏa thuận với bên sử dụng lao động để ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Như vậy, khi người lao động có sự thay đổi về tình độ chuyên môn nghiệp vụ thì không nhất thiết phải làm lại hợp đồng lao động mới mà có thể ký phụ lục hợp đồng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Có phải ký lại hợp đồng lao động do thay đổi thang lương, bảng lương, chuyển xếp lương mới ?

Thưa Luật sư, tôi tên Trịnh Ba, hiện tôi đang công tác tại một Công ty CP. Hiện nay, theo như quy định của Luật BHXH 2014 có hiệu lực từ 01/01/2016 thì Công ty chúng tôi đã thực hiện việc chuyển xếp lương cho toàn bộ gần 600 CBCNV của Công ty. Nay việc chuyển xếp lương, xây dựng thang lương, bảng lương mới đã hoàn thành. Hiện tại, chúng tôi đang cần phải ra một thông báo đến toàn thể CBCNV của Công ty về việc ký lại hợp đồng lao động do thay đổi thang lương, bảng lương, chuyển xếp lương mới.

Vì vậy, chúng tôi đang băn khoăn nội dung trong Thông báo cần điều chỉnh, chỉ đạo những gì, như thế nào để toàn thể CBCNV đọc hiểu rõ để thực hiện. Thông báo này có tính chất là Thông báo của Giám đốc, phòng TCCB thực hiện việc ký kết ?

Mong quý Luật sư dành chút thời gian quý báu tư vấn, trọ giúp cho chúng tôi được rõ. Xin chân thành cám ơn quý luật sư Chúc mừng năm mới quý Luật sư.

Có phải ký lại hợp đồng lao động do thay đổi thang lương, bảng lương, chuyển xếp lương mới ?

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật lao động 2012, , Thông tư số 17/2015/TT–BLĐTBXH có quy định về tiền lương tiền công, bậc lương, hệ số lương cho người lao động. Theo đó tại đưa ra nguyên tắc xây dựng thang bảng lương như sau:

Thứ nhất: Thang lương, bảng lương áp dụng đối với người lao động được xây dựng trên cơ sở đánh giá độ phức tạp công việc của lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và lao động quản lý.

Thứ hai: Khi xây dựng thang lương, bảng lương, công ty cần xác định quan hệ giữa mức lương thấp nhất, mức lương trung bình, mức lương cao nhất để bảo đảm quan hệ cân đối giữa các loại lao động trong công ty.

Thứ ba: Căn cứ tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, công ty xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương phù hợp với tính chất, yêu cầu sử dụng lao động của công ty và bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Điều 7, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của về tiền lương.

Thứ tư: Việc chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định sang thang lương, bảng lương do công ty xây dựng phải căn cứ vào chức danh, công việc người lao động đảm nhận. Đối với người có thành tích, cống hiến, đóng góp nhiều cho công ty, khi chuyển xếp lương nếu có vướng mắc thì xem xét, xử lý riêng từng trường hợp cụ thể.

Thứ năm: Việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương phải bảo đảm công khai, minh bạch, có sự trao đổi, thống nhất với cơ sở cùng cấp và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến trước khi thực hiện.

Thứ sáu: Khi áp dụng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương mới, định kỳ công ty phải rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

Khi dựa trên nguyên tắc xếp bậc lương sẽ có sự thay đổi khác nhau giữa các thời điểm, bạn cần phải xem xét bên đơn vị mình khi lập thang bảng lương mới theo quy định của pháp luật có dựa vào đúng những yêu cầu, nguyên tắc xếp lương hay không. Khi xếp lương thì các chế độ hưởng của bạn sẽ theo mức lương bạn tham gia bảo hiểm xã hội, vấn đề thiệt hay không sẽ được điều chỉnh theo số tiền bạn tham gia đóng bảo hiểm. Mức hưởng bảo hiểm sẽ dựa vào tiền lương, tiền công mà bạn tham gia.

Việc thay đổi thang lương, bảng lương, chuyển xếp lương, bên bạn có thể làm dưới hình thức phụ lục hợp đồng hoặc ký lại Hợp đồng lao động mới. Việc thông báo đến người lao động có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: tổ chức buổi trò chuyện trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động; dán thông báo tại trụ sở công ty, phát thanh trong phạm vi công ty; chuyển thông báo thay đổi thang lương, bảng lương đến từng bộ phận….Trong thông báo thay đổi thang lương, bảng lương cần chỉ rõ: căn cứ điều chỉnh, thay đổi thang bảng lương là gì ? Những thay đổi cụ thể trong thang lương, bảng lương, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động ra sao ? Thời điểm áp dụng thang, bảng lương mới là khi nào? Giải quyết hậu quả pháp lý khi thay đổi thang lương, bảng lương: ký lại Hợp đồng lao động hay làm phụ lục Hợp đồng ….

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Công ty không gửi thang lương, bảng lương đến cơ quan quản lý cấp huyện thì phạt thế nào ?

Kính gửi quý công ty. Công ty em thành lập đã được 1 năm, tuy nhiên trong quá trình hoạt động công ty em lại không gửi thang lương, bảng lương đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. Vậy luật sư cho em hỏi trường hợp này công ty em sẽ bị xử lý như thế nào nếu bị phát hiện ra ạ.

Công ty không gửi thang lương, bảng lương đến cơ quan quản lý cấp huyện thì phạt thế nào ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định. Trong trường hợp công ty không thực thiện theo quy định thì có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Cụ thể, khoản 10 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:

Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;

b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;

d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

….

Như vậy, theo quy định trên thì công ty bạn đã thành lập 1 năm nhưng chưa gửi thang lương, bảng lương lên cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp tiền lương theo quy định ?

Thưa luật sư, Công ty tôi thành lập đã lâu nhưng chưa xây dựng được thang lương, bảng lương. Xin luật sư hãy Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp tiền lương theo quy định của luật lao động và các văn bản pháp lý liên quan ?

Cảm ơn luật sư!

Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp tiền lương theo quy định ?

Luật sư tư vấn:

Theo đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/07/2013. có quy định hiệu lực thay thế Nghị định 205/2004/NĐ-CP , do đó, Nghị định 49/2013/NĐ-CP là nghị định thay thế cho Nghị định 205/2004/NĐ-CP chứ không sử dụng Nghị định 204/2004/NĐ-CP vì nghị định này quy định Về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Các quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.

2. Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Bên cạnh đó Nghị định 49/2013/NĐ-CP cũng nêu rõ các công ty công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các tổ chức, đơn vị của Nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hiện đang xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định này, bảo đảm quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các loại lao động trong công ty và các ngành nghề; chuyển xếp lương đối với người lao động từ thang lương, bảng lương do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 sang thang lương, bảng lương do công ty ban hành.

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

“2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

a) Doanh nghiệp tổ chức xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị, chi nhánh hoạt động ở các địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương và định mức lao động, doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp nhận thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động; Khoản 6 Điều 7 và Khoản 5 Điều 8 của Nghị định này để rà soát, kiểm tra. Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định của pháp luật lao động;

c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn lao động và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Nghị định này;

d) Các cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu tiếp nhận, kiểm tra, giám sát việc xây dựng thang lương, bảng lương đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình làm chủ sở hữu.

đ) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các tổ chức, đơn vị của Nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hiện đang xếp lương theo thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định này, bảo đảm quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các loại lao động trong công ty và các ngành nghề; chuyển xếp lương đối với người lao động từ thang lương, bảng lương do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 sang thang lương, bảng lương do công ty ban hành.”

Như vậy, các công ty nhà nước dựa theo sự bảo đảm hợp lý về tiền lương giữa các loại lao động trong công ty mà xây dựng thang bảng lương phù hợp dựa theo hướng dẫn của Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP .

Do đó, công ty bạn sẽ tự xây dựng thang bảng lương để đảm bảo quyền lợi của các thành viên trong công ty, việc chuyển xếp lương phụ thuộc vào thang bảng lương do công ty xây dựng không áp dụng theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP .

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *