Mức xử phạt đối với xe máy, mô tô rẽ phải không bật đèn xi nhan ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bật đèn tín hiệu xin chuyển hướng (xi nhan xin đường) là yêu cầu bắt buộc khi tham gia giao thông. Vậy, nếu vi phạm Bạn sẽ đối diện với nguy cơ bị xử phạt như thế nào ? luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Mức XP xe mô tô rẽ phải không xi nhan

Kính chào luật sư! Tôi đi từ cầu Hóa An (Biên Hòa) rẽ phải về Bình Dương, vừa xuống chân cầu đã bị CSGT thổi vào nói rẽ phải không xi nhan, phạt nóng 300 ngàn, không đóng tiền liền thì lập biên bản đến Đội 19 Biên Hòa. Cho tôi hỏi vậy với lỗi vi phạm trên sẽ bị phạt bao nhiêu và CSGT phạt tại chỗ như vậy đúng không vì tôi đọc các QĐ xử phạt như trên đối với xe moto, gắn máy chỉ từ 80-100ngàn.

Trả lời:

Tại khoản 1 Điều 15 quy định về chuyển hướng xe như sau:

“Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ”.

Vì vậy khi rẽ phải bạn không bật xi nhan là hành vi trái pháp luật.

“Phạt tiền từ 80.000 đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước” đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Điều 56 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:

“1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.”

Như vậy, trường hợp của bạn bị phạt từ 80-100 nghìn thì có thể xử phạt tại chỗ và phải có quyết định xử phạt tại chỗ có ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, địa chỉ của bạn, hành vi vi phạm, địa điểm, họ tên của người có chức vụ ra quyết định, ghi rõ mức tiền phạt.

>&gt Xem thêm: 

2. XP không bật “Xi nhan” khi qua vòng xuyến ?

Chào Luật sư!.Hiện nay CSGT thường bắt xe ra vào vòng xuyến không “Xi nhan” tôi muốn nêu 1 trường hợp cụ thể như sau: Trong trường hợp tôi đang đi trên đường Nguyễn Tri Phương, gặp vòng xuyến, sau đó tôi cũng đi trên đường Nguyễn Tri Phương, điều đó đồng nghĩa với việc tôi sẽ đi thẳng, vậy thì qui định bật xi nhan thế nào?

Trường hợp khác, tôi vào vòng xuyến thì bật xi nhan trái, để rẽ Trái, nhưng thời điểm tôi trả lái thẳng lại thì cần gạt tự động bật về vị trí ban đầu (xi nhan tắt) lúc này tôi chạy thẳng về phía trước để ra khỏi vòng xuyến thì không thể nói là chuyển hướng( cụ thể là tôi rẽ trái và đi thẳng).vậy trường hợp này qui định thế nào?.

Trả lời:

Đây là một vấn đề vẫn đang có nhiều ý kiến và hiểu khác nhau vì hiện hành không có quy định nào cụ thể về vấn đề bật tín hiệu khi đi vào vòng xuyến nên về nguyên tắc chung vẫn áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 để thực hiện việc báo tín hiệu khi đi vào khu vực này, cụ thể:

Điều 15. Chuyển hướng xe

“1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.”

Như vậy, chúng ta hiểu rằng chỉ báo hiệu đèn (bật xi nhan) khi muốn chuyển hướng (rẽ trái, rẽ phải). Đối với trường hợp của bạn theo quan điểm của chúng tôi như sau:

Thứ nhất, bạn đang đi trên đường Nguyễn Tri Phương, gặp vòng xuyến, sau đó bạn cũng đi trên đường Nguyễn Tri Phương (tức là đi thằng chứ không chuyển hướng). Dẫn chiếu đối với quy định hiện hành trên thì trường hợp này bạn không cần phải bật “Xi nhan” mà chỉ phải tham gia giao thông theo quy định của quy tắc giao thông khi đi qua vòng xuyến đó là “Nhường đường cho xe đi từ bên trái”.

Thứ hai,trường hợp khác,bạn vào vòng xuyến thì bật xi nhan trái, để rẽ Trái và sau đó trả lái đi thằng về trước để ra khỏi vòng xuyến (cụ thể là bạn rẽ trái -> đi thẳng). Riêng trường hợp này bạn phải “bật xi nhan 2 lần” khi qua vòng xuyến. Vì Khi rẽ trái tại ngã tư có vòng xuyến bạn có hai lần chuyển hướng nên phải thực hiện hai lần tín hiệu báo rẽ, lần một khi vào vòng xuyến bạn phải thực hiện tín hiệu báo rẽ sang trái và lần hai khi ra khỏi vòng xuyến bạn phải thực hiện tín hiệu báo rẽ sang phải. Việc bật tín hiệu báo rẽ ở đây nhằm thông báo hướng rẽ của bạn và đảm bảo an toàn cho người phía sau.

>&gt Xem thêm: 

3. ĐK xe mô tô không đèn xi nhan bị phạt ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Ngày 14/8 lúc khoảng 4h chiều Em đang điều khiển giao thông theo hướng từ hải Dương về cẩm văn. Em đã đi theo hướng mũi tên trong hình vẽ mà không bật đèn xin nhan. công an lập biên bản và yêu cầu nộp phạt 300.

Em hỏi tại sao lại là 300.000 đ vì em vẫn nhớ là nếu không bật xin nhan thì từ 80-100.000đ mà tại sao lại phạt em 300.000 thì mấy anh bảo theo nghị định 71 thì nếu chuyển làn đường mà không có tín hiệu báo trước thì 200-400.000đ nhưng em search mạng bằng di động tại đó thì đó là của ô tô mà nhưng em bảo thì anh công bảo không biết mà chỉ làm theo luật đề ra.

Vậy cho em hỏi trong trường hợp của em thì em sẽ bị phạt theo mức nào 80-100.000 hay 200-400.000đ ?

Trả lời:

Xi nhan được hiểu là tín hiệu xin đường của người điều khiển ô tô, xe máy nhằm đảm bảo an toàn cho mình và các phương tiện khác cùng đang di chuyển trên đường. Tuy nhiên, lỗi không xi nhan lại là một lỗi tương đối phổ biến mà ai cũng từng mắc ít nhất một lần.

1. Khi nào người đi ô tô, xe máy phải bật xi nhan?

Theo quy định của Luật Giao thông Đường bộ, trước khi chuẩn bị chuyển hướng rẽ trái hay phải, người điều khiển phương tiện giao thông sẽ phải bật đèn xi nhan để thông báo cho các phương tiện tham gia giao thông hai bên và phía sau biết. Qua đó, các lái xe chủ động nhường đường hoặc tránh đường cho phương tiện chuyển hướng.

Việc chủ động bật đèn xin chuyển hướng trước khi cho xe chuyển hướng đã được luật định và là trách nhiệm của người tham gia giao thông. Do đó, nếu người điều khiển xe tắt đèn xi nhan khi chưa qua hết đường sẽ không còn ý nghĩa và tác dụng nữa.

Bên cạnh đó, trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển xe máy và ô tô vẫn có lúc quên bật đèn xi nhan khi cần rẽ hoặc đi qua vòng xuyến. Điều này đã vô tình gây ra những tình huống tai nạn không đáng có cũng như ảnh hướng tới quá trình di chuyển của các phương tiện tham gia giao thông khác. Khi việc này diễn ra trước mắt CSGT, bạn sẽ bị bắt lỗi vi phạm không bật đèn xi nhan khi chuyển hướng.

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các trường hợp người đi ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan như:

– Khi chuyển làn đường:

Điều 13 của luật quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, lái xe phải cho xe đi trong một lần đường và chỉ được chuyển làn ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

– Khi chuyển hướng xe:

Điều 15 của luật quy định: Khi muốn chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng xe

Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Những trường hợp phải bật đèn báo rẽ: Chuyển làn đường; Rẽ phải, rẽ trái, quay đầu; Vượt xe khác; Cho xe chuyển bánh từ vị trí đậu, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đậu xe.

Ngoài ra còn có những trường hợp nên bật đèn xi nhan: Khi đi qua vòng xuyến: Khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi thì xi nhan phải.

Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) thì vẫn xem là đang đi trên một đoạn đường thẳng, theo một hướng cũng nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.

Khi lùi theo đường cong, ví dụ như lùi vào ngõ: Phải bật tín hiệu như khi tiến.

Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.

Như vậy, theo quy định, người lái xe máy, ô tô phải bật xi nhan khi rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe, vượt xe khác, khi chạy vào lề đường để dừng đỗ xe. Ngoài ra, trong thực tế, lái xe cũng nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã 3 chữ Y… để đảm bảo an toàn.

Mức phạt đối với lỗi không xi nhan: Hiện nay, các quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ được áp dụng theo Nghị định 46 và nghị định 74 sửa đổi bổ sung. Theo đó, lỗi không xi nhan bị phạt như sau:

Đối với người điều khiển ô tô:

– Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng nếu chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (điểm a, khoản 2 Điều 5);

– Phạt từ 600.000 – 800.000 đồng nếu chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (điểm c khoản 3 Điều 5);

– Phạt từ 800.000 – 1.200.000 đồng nếu chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc (điểm h khoản 4 Điều 5).

Đối với người điều khiển xe máy:

– Phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng nếu chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (điểm a khoản 2 Điều 5);

– Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng nếu chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ (điểm a khoản 4 Điều 6).

Trong trường hợp của bạn thì bạn chỉ phải nộp phạt theo Điểm a_Khoản 2_Điều 5 của Luật, tức là 80-100.000 đồng.

>&gt Xem thêm: 

4. Không xi nhan bị phạt bao nhiêu tiền ?

Thưa Luật sư, ngày hôm qua em có đi đường nhưng em không bật xi nhan và bị cảnh sát giao thông gọi lại hỏi giấy tờ. Sau khi kiểm tra xong thì cảnh sát giao thông yêu cầu em nộp phạt 300 nghìn đồng. Vậy mức phạt đó có đúng không?

Xin cảm ơn!

Người gửi: Loan Vũ

>> Tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua tổng đài:

Trả lời:

Bạn không xi nhan khi sang đường và bị phạt 300 nghìn đồng. Tuy nhiên, trong thông tin bạn cung cấp không nói rõ bạn điều khiển loại phương tiện nào nên chúng tôi chia ra các trường hợp sau đây:

1. Bạn điều khiển, ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô.

Theo điểm a, khoản 2, điều 5 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì:

“2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm i Khoản 4 Điều này;[…]”

Theo khoản 4, điểm i, điều này thì:

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: […] i) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; quay đầu xe, lui xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định ghi trên biển báo hiệu về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;”

2. Bạn điều khiển xe máy, xe máy điện và các loại xe khác tương tự xe mô tô, xe gắn máy.

Theo điểm a, khoản 2, điều 6 Nghị định 107/2014/NĐ-CP thì:

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước; […]”

Theo khoản 6, điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì:

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: […] c) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;”

3. Bạn điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng

Theo điểm đ, khoản 4, điều 7, Nghị định 107/2014/NĐ-CP thì:

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: […] đ) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy trên đường cao tốc; quay đầu xe, lùi xe trên đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định ghi trên biển báo hiệu về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;”

Như vậy, bạn căn cứ vào các quy định trên đây để biết mức xử phạt như vậy có đúng hay không.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi.

>&gt Xem thêm: 

5. Rẽ không xi nhan bị phạt bao nhiêu ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi lái xe máy, rẽ không xi nhan thì theo quy định hiện tại phạt bao nhiêu tiền? Tôi có tìm hiểu thì hình như nộp phạt từ 200.000-400.000 đồng. Vậy không biết khi nào phạt 200.000 và khi nào phạt 400.000 đồng?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: T.H

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Xin giấy phép. Đối với trường hợp của bạn, tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 4 Điều 6 quy định:

“Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ;

b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;

c) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng;

d) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;

đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

e) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;

h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;

m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.”

Như vậy, theo quy định trên, đối với hành vi chuyển hướng không có tính hiệu báo hướng rẽ, bạn sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Theo tinh thần của pháp luật hiện hành, khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *