Căn cứ pháp luật để điều tra và quy định về điều tra khi chưa khởi tố bị can theo quy định hiện hành?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính thưa văn phòng luật minh khuê,thời gian gần đây tôi biết đc cơ quan điều tra đang tiến hành các biện pháp nghiệp vụ của mình để xác minh xem tôi có vi phạm pháp luật hay không,nhưng trong quá trình điều tra đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần,quyền riêng tư của tôi,ảnh hưởng đến uy tín danh dự khi sử dụng,thông báo cho những

người thân cận,hàng xóm láng riềng để ho trợ điều tra,trong mắt mọi người tôi là người tội phạm,trong khi tôi chẳng làm gì vi phạm. Theo văn phòng luật tôi phải làm gì để bảo vệ mình,uy tín danh dự của tôi. Tôi có quyền tìm hiểu,hỏi cho rỏ cơ quan chức năng lý do điều tra tôi,các căn cứ pháp luật nào để ra quyết định điều tra. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi : Bùi Như A

Luật sư trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng gửi câu hỏi đến luật sư tư vấn pháp lý của xin giấy phép, sau thời gian nghiên cứu nội dung câu hỏi của anh cùng với các căn cứ pháp lý hiện hành có liên quan luật sư xin trả lời như sau;

1. Căn cứ pháp lý

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất: Việc cơ quan công an điều tra làm ảnh hưởng đến cuộc sống của anh thì anh có thể yêu cầu với cơ quan công an điều tra để được biết lý do điều  tra là gì, đồng thời anh cần được biết có quyết định khởi tố bị can đối với anh hay chưa. Nếu chưa có quyết định khởi tố bị can thì cơ quan công an không được làm phiền đến cuộc sống riêng của anh và nếu có quyết định khởi tố bị can thì buộc cơ quan công an phải gửi anh quyết định đấy.

Căn cứ theo Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định

“Điều 179. Khởi tố bị can

1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

>&gt Xem thêm: 

2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.

Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.

4. Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.

Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

5. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can.

Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh bản, chỉ bản của người bị khởi tố và đưa vào hồ sơ vụ án.

Việc giao, nhận các quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.”

Thứ hai: Nếu hàng xóm và mọi người biết anh cứ nghĩ anh là người phạm tội thì anh không có quyền cấm ai nghĩ như thế nào nhưng nếu họ nói anh là người phạm tội thì anh có quyền yêu cầu họ chấm dứt hành vi đó vì theo quy định pháp luật thì không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án của tòa án. Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau.

>&gt Xem thêm: 

“Điêu 13. Suy đoán vô tội

Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”

Từ những căn cứ pháp lý và nội dung tư vấn hy vọng anh đã rõ quy định pháp luật và có phương án giải quyết sự việc của mình tốt nhất.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *