Mức xử phạt đối với hành vi xe khách dừng xe đón trả khách trên đường (đường cao tốc) theo quy định của luật giao thông đường bộ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Tôi đi từ nhà (Nam Định) ra Hà Nội tôi thấy lái xe thường xuyên tấp vào lề đường cho khách xuống và đón khách lên (kể cả trên cao tốc pháp vân, Hà Nội) họ vấn dừng ? Tôi tự hỏi liệu mức phạt của luật giao thông đường bộ ở Việt nam với lỗi này như thế nào mà tại sao họ không sợ vẫn dừng đón trả khách ngang nhiên vậy ? Vì là người say xe nên tôi hết sức khó chịu! (Ngô Phương Thùy, Nam Đinh).

:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, vấn đề Bạn quan tâm xin được trao đổi cụ thể như sau:

+ Theo quy định tại điều 23, quy định về xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì: 

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Để người lên, xuống xe khi xe đang chạy;

b) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;

c) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;

d) Xếp hành lý, hàng hóa trên xe làm lệch xe;

đ) Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này;

e) Đón, trả hành khách tại nơi , cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị che khuất, trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này;

g) Điều khiển xe tham gia hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định;

h) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định hoặc chở người không có tên trong danh sách hành khách, không có hoặc không mang theo hợp đồng vận chuyển hoặc có hợp đồng vận chuyển nhưng không đúng theo quy định;

i) Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo Lệnh vận chuyển hoặc có mang theo Lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin, không có xác nhận của bến xe hai đầu tuyến theo quy định;

k) Đón, trả hành khách không đúng địa Điểm đón, trả hành khách được ghi trong hợp đồng, trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này;

l) Vận chuyển khách liên vận quốc tế theo tuyến cố định không có danh sách hành khách theo quy định hoặc chở người không có tên trong danh sách hành khách, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 35 Nghị định này;

m) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi đón, trả hành khách trên đường cao tốc.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm m Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ, Điểm e Khoản 6 Điều này bị tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Ngoài ra, lái xe còn chịu hình phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng theo quy định.

Như vậy, có thể thấy rằng mức phạt đối với hành vi dừng đỗ, đón trả khách trên đường, trên đường cao tốc không đúng nơi quy định có mức phạt khá cao nhưng các nhà xe thường thiếu ý thức chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật giao thông bởi lẽ họ thực sự vì lợi nhuận của chính mình. Và một mặt cũng do cơ chế kiểm tra xử phạt không thực sự nghiêm minh cho nên dẫn đến hiện tượng “nhờn thuốc” nó như một căn bệnh cứ nói đi nói lại, nói mãi thành quen. Người dân Việt nam tham gia giao thông công cộng đặc biệt trong các ngày lễ lớn (về quê) đúng là một cực hình bởi cảnh nhồi nhét, dừng đỗ tùy tiện của các nhà xe. 

Mong rằng sự việc này sẽ được cải thiện trong thời gian tới!

Trân trọng./.

Bộ phận giao thông đường bộ – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *