Chế độ ốm đau đối với người lao động theo luật Bảo hiểm xã hội 2014 ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau ? Thời gian hưởng chế độ ốm đau là bao lâu ? Mức hưởng chế độ ốm đau là gì ?… Là những câu hỏi mà nhiều người lao động đặc biệt quan tâm. Vấn đề này sẽ được Luật sư của công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp cụ thể:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. : 

Thưa luật sư, Tôi là giáo viên ở Bình Định ,bị ốm nằm viện 9 ngày trong đó có 1 ngày thứ 7 và 1 ngày chủ nhật .Nhà trường trừ lương của tôi 8 ngày có đúng không? mong luật sư giải đáp . Cảm ơn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo , , theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Căn cứ Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Vậy thứ nhất , chị đang làm việc với vai trò là 1 giáo viên trong trường công lập , có nghĩa ở đây chị đang được coi là 1 viên chức , vì vậy chị đang là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc , chính vì thế tùy theo thời gian đóng BHXH mà mỗi năm chị sẽ được nghỉ ốm để trị bệnh ngắn ngày tối đa từ 30-60 ngày 1 năm . Trong trường hợp này nhà trường không có quyền trừ lương của chị trong những ngày chị chữa bệnh . Mặt khác pháp luật có quy định thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày thì không bao gồm cả ngày nghỉ lễ , tết và nghỉ hàng tuần . Vậy thì nếu thời gian chị nghi hằng tuần rơi vào thứ 7, chủ nhật thì chị có thể được tính 07 ngày nghỉ ốm . 

Mức lương hưởng khi nghỉ ốm theo hướng dẫn tại thông tư 59/2015/TT-BTBXH như sau :

Mức hưởng= ( lương tháng trước liền kề tháng nghỉ ốm : 24 ngày ) *75%*số ngày nghỉ ốm 

Thưa luật sư, Em làm viên chức trong cơ quan hanh chính sự nghiệp được 5 năm. Con em hiện nay dưới 1 tuổi. Cháu bị ốm. Em xin nghỉ cho con đi khám bệnh và đưa cháu về nhà chăm sóc không nhập viên. Vậy Em có bị trừ lương không?

Căn cứ theo điều 27, 28 luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau

1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.”

 Vậy bạn có thể nghỉ việc để chăm sóc con ốm tối đa 20 ngày trên 1 năm do con bạn thuộc trường hợp dưới 03 tuổi , bạn vẫn được hưởng lương theo đúng quy định của pháp luật . Tuy nhiên để chứng minh việc nghỉ chăm con ốm là có thật thì bạn cần phải có giấy khám sức khỏe hoặc bệnh án của con do cơ sở y tế cấp .

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *