Mua điện thoại trả góp nhưng không trả tiền có bị công an xử lý không ?

Hiện nay, hoạt động mua bán trả góp rất phát triển – Người dân có thể mua điện thoại, máy tính, xe máy, ô tô, mua nhà… dưới hình thức vay trả góp. Tuy nhiện, việc dễ dàng đõ cũng gây ra những hệ lụy pháp lý phức tạp và là tiền đề cho tội phạm lừa đảo có thể thực hiện:

Mục lục bài viết

1. Mua điện thoại trả góp nhưng không trả tiền có bị công an xử lý không ?

Thưa luật sư, Tôi có mua điện thoại trả góp của home credit. hiện tại đã là kì thứ 2 rồi nhưng tôi chưa đóng kì nào ? Home credit có bảo sẽ chuyển hồ sơ thu nợ về cho công an địa phương. tôi muốn hỏi luật sư là home credit làm vậy có hợp pháp hay không?

Tôi xin cảm ơn luật sư!

Người hỏi: N.Đ.Thắng

Mua điện thoại trả góp nhưng không trả tiền có bị công an xử lý không ?

Luật sư tư vấn dân sự về trách nhiệm khi mua hàng trả góp, gọi:

Trả lời:

Kính chào bạn N.Đ.Thắng. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Trước hết, trong mối quan hệ giữa bạn và Home Credit, Home Credit là bên có quyền, khi quyền lợi của họ bị xâm phạm thì họ có quyền thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của họ. Khi bạn không trả tiền theo hình thức trả góp, đồng nghĩa với việc quyền lợi của bên bán đang bị xâm phạm. Việc Home Credit có nói với bạn rằng, họ sẽ chuyển hồ sơ thu nợ về cho công an địa phương không có gì là sai trái hay vi phạm pháp luật cả. Bởi, khi quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân/tổ chức bị xâm phạm thì họ được phép sử dụng các cách thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên, cách thức mà họ sử dụng có đúng với loại việc hay không lại là một câu chuyện khác.

Trong trường hợp của bạn, do bạn chỉ cung cấp cho chúng tôi thông tin về việc bạn chưa trả nợ 2 kỳ theo hình thức trả góp cho bên bán là Home Credit, mà không trình bày cụ thể, chi tiết vấn đề mà bạn đang gặp phải nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Chúng tôi chỉ có thể nói rằng, nếu như bạn có những dấu hiệu cho thấy việc bạn không trả tiền cho bên bán là lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 175 của , sửa đổi bổ sung bởi Khoản 35, Điều 1 Bộ luật hình sự năm 2017. Còn nếu như việc bạn không trả tiền không có dấu hiệu tội phạm, chỉ vì lý do cá nhân, chẳng hạn như kinh tế của bạn khó khăn… thì bạn chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên bán mà thôi.

Trân trọng./.

2. Có phải ngồi tù khi mà không có khả năng chi trả không?

Chào luật sư, Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư công ty luật MInh Khuê tư vấn. Tôi có mua 1 xe máy trả góp tại cửa hàng có giá trị là 64 triệu đồng, thời hạn trả trong vòng 1 năm. Tuy nhiên do chưa có khả năng chi trả, nên 4 tháng này tôi không trả tiền cho cửa hàng. Cửa hàng có gọi điện đến nhà tôi mấy lần và yêu cầu trả tiền, không trả sẽ khởi kiện ra tòa cho tôi ngồi tù? Tôi thắc mắc trường hợp này tôi có phải ngồi tù không ?

Cám ơn luật sư đã tư vấn.

Có phải ngồi tù khi mua hàng trả góp mà không có khả năng chi trả không?

Luật sư tư vấn:

Theo như những thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn có mua hàng trả góp tại cửa hàng, cụ thể là xe máy có giá trị 64 triệu. Hai bên cũng có xác lập thỏa thuận hợp đồng, có quy định cụ thể về nội dung, hình thức thanh toán…tuy nhiên đã hơn 4 tháng bạn không thực hiện việc thanh toan tiền cho cửa hàng, vậy rõ ràng là bạn đã vi phạm hợp đồng, bạn có nghĩa vụ phải trả tiền cho cửa hàng và bồi thường nếu có thỏa thuận.

Căn cứ quy định tại Điều 166 về quyền đòi lại tài sản.

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Như vậy, rõ ràng trường hợp bạn không chịu thanh toán tiền cho cửa hàng, thì họ có quyền khởi kiện bạn ra tòa để giải quyết theo thủ tục tố tụng. Theo đó, bạn phải trả lại đầy đủ số tiền cho ngân hàng, không không có khả năng chi trả bằng tiền mặt, thì tòa án sẽ tiến hành kê biên, phong tỏa tài sản của bạn để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ vay. Bạn chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ và thanh toán một khoản tiền chậm trả theo quy định pháp luật, không phải ngồi tù.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trường hợp bạn có hành vi gian dối, có khả năng chi trả tiền vay cho cửa hàng mà cố tình không trả, không thự hiện nghĩa vụ, thì trường hợp này bạn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Do bạn chưa có khả năng chi trả khoản vay cho cửa hàng, nên bạn cần thỏa thuận, thương lượng với ngân hàng. Trường hợp cửa hàng khởi kiện ra tòa, thì bạn cần tham gia đầy đủ theo giấy triệu tập của tòa.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Mua trả góp – có bị truy cứu hình sự ?

Thưa Xin giấy phép, em mua trả góp sản phẩm của công ty tài chính A. Em không có khả năng đóng tiền hàng tháng nên công ty nói sẽ truy tố hình sự em vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Như vậy em có phạm luật không ạ ?

Em có trả góp sản phẩm xe máy trả góp. Hiện nay em đủ tiền trả hết phần nợ còn lại mà công ty tài chính A không chấp nhận. Yêu cầu phải trả hàng tháng, nhưng khi mua xe em có hỏi là khi đủ điều kiện em có thể thanh lý được không thì chuyên viên tư vấn đã trả lời là có. Ngân hàng yêu cầu đóng tiền hàng tháng nếu đóng như vậy tiền lãi rất cao nếu đóng trễ 3 ngày là phạt tiền. Em không có khả năng đóng tiền như vậy nên em yêu cầu họ lấy lại sản phẩm mà em đã mua trả góp( xe máy) mà công ty không chịu. Vậy cho em hỏi như vậy em có bị truy tố hình sự không ạ ? Em mong được tư vấn về vấn đề này.

Em xin cám ơn!

>>

Luật sư tư vấn:

Trường hợp của bạn chính là một giao dịch dân sự, vì bạn không nói rõ hai bên có ký tài sản hay không và có thỏa thuận điều khoản về phương thức thanh toán hay không nên chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 430 15

“Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.

Như vậy, nếu bạn và bên công ty có giao kết với nhau hợp đồng thì bạn nhận tài sản và có nghĩa vụ trả tiền cho bên công ty

“Điều 431. Giá và phương thức thanh toán

1. Giá do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên.

Trong trường hợp các bên thoả thuận thanh toán theo giá thị trường thì giá được xác định tại địa điểm và thời điểm thanh toán.

Đối với tài sản trong giao dịch dân sự mà Nhà nước có quy định khung giá thì các bên thoả thuận theo quy định đó.

2. Các bên có thể thoả thuận áp dụng hệ số trượt giá khi có biến động về giá.

3. Thoả thuận về giá có thể là mức giá cụ thể hoặc một phương pháp xác định giá. Trong trường hợp thoả thuận mức giá hoặc phương pháp xác định giá không rõ ràng thì giá của tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

4. Phương thức thanh toán do các bên thoả thuận”

Vì thông tin bạn đưa ra chưa rõ nên chúng tôi chưa thể xác định được giữa bạn và công ty thỏa thuận với nhau phương thức thanh toán như thế nào. Vì thế, chúng tôi chưa thể xác định được sai phạm trong trường hợp này. Tuy nhiên, hoạt động trả góp bên phía Công ty có cho phép thanh lý hợp đồng hay không và thanh lý hợp đồng như thế nào phụ thuộc vào hợp đồng bạn đã ký kết.

Về mặt hình sự, hành vi của bạn chưa đủ để truy tố trách nhiệm hình sự, còn tùy thuộc vào bên phía cơ quan có thẩm quyền xác minh vụ việc, và đối với các tình tiết bạn đưa ra thì chưa thể quy kết cũng như chưa thỏa mãn dấu hiệu của tội nào. Nếu bạn sai khi thực hiện hợp đồng này thì bạn có thể bị kiện dân sự.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Đứng tên hộ trên hồ sơ mua trả góp có hay không ?

Xin giấy phép giải đáp các thắc mắc về tranh chấp tài sản và các vấn đề liên quan.

Luật sư tư vấn:

quy định:

Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2017

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Thưa luật sư, Khoảng 4 tháng trước, em có đứng ra mua trả góp hộ 1 người quen 1 chiếc xe máy, qua hình thức trả góp của 1 tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng. Sau đó giữa em và người ấy có làm 1 giấy xác nhận nội dung là em chỉ đứng ra mua xe và đứng tên trên giấy tờ xe, chủ xe là người ấy, giấy đó có sự xác nhận của chủ cửa hàng nơi bán xe. 3 tháng vừa rồi, người ấy vẫn đứng ra góp tiền đầy đủ và đúng hẹn. Nhưng tháng này thì chậm trễ và có ý định không góp, muốn đổ hết trách nhiệm góp tiền lên em. Vậy em muốn hỏi níu người đó vẫn không chịu góp, em có quyền đòi lại xe không, vì xe đó là em đứng tên, và hiện tại giấy tờ xe vẫn do tổ chức tín dụng giữ. Níu em đòi lại được xe nhưng em không có khả năng góp, thì tổ chức tín dụng sẽ xử lý như thế nào ạ. Và có khả năng nào em không đòi lại được xe nhưng vẫn phải đứng ra góp số tiền đó không ạ ?

=> Vì trên giấy tờ về mặt pháp lý, bạn là người đứng ra mua xe trả góp nên bạn là người thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Hơn nữa giấy tờ xe là bạn đứng tên nên bạn có quyền đòi lại xe vì người đó không thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Nếu bạn không có khả năng thanh toán thì tổ chức tín dụng đó có thể khởi kiện lên Tòa án để kê biên tài sản của bạn để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Thưa luật sư, mẹ con có mua góp điện thoại ở TGDD chiếc máy tính bảng giá khoảng 3 tr mấy. Mẹ con trả được vài kì thì ngưng. Xong rồi một thời gian không có khả năng đóng, bên phía ngân hàng có gửi giấy về. Thì gia đình có gọi dt lên trên đó, nó báo mẹ con mượn nó tới 10triệu đồng, và số tiền cuối cùng nó bắt phải đóng lên tới 23triệu. Con cảm thấy rất vô lý. Luật sự giải thích hộ giúp con vì sao lại thành ra như thế ạ?

Khoản 1 Điều 468 có quy định về lãi suất vay như sau:

“Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 20%/năm

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% :12 =1,667%/tháng

Thì trường hợp này số tiền mà bạn phải trả nợ thêm có thể là lãi suất trong hạn và lãi nợ quá hạn, tuy nhiên với mức tiền là 23 triệu là quá cao. Bạn cần làm rõ với công ty TGDD để xác nhận các khoản mình phải đóng và mức lãi suất áp dụng xem có phù hợp với quy định pháp luật hay không.

Thưa luật sư, Em có đứng tên mua hộ bạn chiếc điện thoại samsung A9 cách đây 2 tháng, đến nay đã đến thời hạn trả góp tháng 1 nhưng em gọi cho bạn trả nhưng không thấy gì. Mà em không có tiền trả, giờ công ty gọi em liên tục và bảo gửi về công an địa phương. Trường hợp này em phải làm sao và có bị truy tố trách nhiệm không?

=> Về mặt pháp lý bạn là người đứng tên trên giấy tờ mua trả góp điện thoại nên bạn là người có nghĩa vụ trả tiền. Hiện nay bạn không có khả năng thanh toán và cũng không thể gọi cho bạn bạn thì khi công ty khởi kiện thì bạn sẽ bị kê biên tài sản đề thực hiện nghĩa vụ trả tiền nếu quá thời gian thi hành án.

Thưa luật sư, Em có lấy giấy tờ hộ khẩu của người khác đi mua đồ trả góp nhưng chủ sở hửu giấy tờ đó khong hay..và nay họ phát hiện ra và đưa e ra công an lập biên bản.e có ký giấy cam kết là sẻ thanh lý hết số tiền trên hợp đồng trả góp… Vậy cho e hỏi sau khi e thanh lý hết e có bị phạt tù không ạ?

=> Về việc bạn lấy giấy tờ hộ khẩu của người khác đi mua đồ trả góp đã là hành vi vi phạm pháp luật vì người đó không hề biết. Vậy trường hợp bạn thanh lý hết số tiền trên hợp đồng trả góp thì bạn chỉ chấm dứt nghĩa vụ với bên bán tài sản thôi, còn nghĩa vụ giữa bạn với người mà bạn lấy giấy tờ thì vẫn còn và bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi này.

quy định:

“Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản

1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

Thưa luật sư, xin hỏi: Cách đây 6 tháng e có mua một chiếc xe máy trị giá 23 trieu.ngày 25/11 lúc đó em ko có tiền để mua xe và có làm hồ sơ xe trả góp nhưng đến khi FC ko đồng ý cho vay,và sau đó ngày 16/12 em đi mua bằng tiền mặt,mà mua xe đã qua sử dụng rồi,đăng ký ngày lần là ngày 17/10.và sau khi em nhận được giấy tờ xe thì trong giấy tờ chứng nhận xe là cấp lần đầu ngày 17/10 và ngày ký giấy tờ xe là 16/12./2015. cho đến bây giờ bên ngân hàng lên nhà em đòi thu tiền nợ của chiếc xe của em và nói nếu ko trả tiền thì sẽ thu hồi.mà trong khi đó em mua tiền mặt và xe đã qua sử dụng,vậy mà ngân hàng nói là bán xe mới cho em.và còn kêu là hợp đồng làm ngày 30/11/2015. và bên ngân hàng còn dọa em sẽ truy tố.mà em xin luật sư tư vấn cho em với?

=> Trường hợp này bạn có thể làm lên cơ quan công an, yêu cầu cơ quan công an điều tra và chứng nhận bạn không ký hợp đồng, giám định chữ ký của bạn để chứng minh bạn không nợ tiền ngân hàng.

Thưa luật sư, xin hỏi: Hiện tại chồng tôi có mua trả góp điện thoại nhưng tới hạn trả hàng tháng mà không trả. Tổng số tiền nợ khoảng 8 triệu, hàng tháng trả hơn 8 trăm. Nếu người ta đưa ra pháp luật thì tôi có liên quan gì tới pháp luật không hay chỉ chồng tôi liên quan thôi.

=> Theo nguyên tắc thì ai là người vay tiền, người đó có nghĩa vụ trả nợ. Khoản nợ này hình thành trong quá trình hôn nhân nhưng do một mìn chồng bạn vay và chồng bạn sử dụng, không phải vì mục đích chung cho gia đình nên nếu giải quyết theo pháp luật thì bạn không liên quan gì cả.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Về việc mua trả góp quá hạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Kính gửi văn phòng Xin giấy phép. Tôi có thắc mắc như sau, rất mong được luật sư tư vấn giải quyết: Năm 2010, em trai tôi có làm thủ tục vay mua trả góp xe máy của công ty tài chính V . Thời gian trả góp là 12 tháng. Tuy nhiên do điều kiện khó khăn nên 3 tháng sau cùng không trả được nên phải đi làm ăn xa. SĐT trong hồ sơ vay lại lấy SĐT của tôi.

Nay đã 5 năm, không thấy công ty tài chính việt thông báo gì cả thì gần đây có 1 công ty Luật P gửi thông báo liên tục là nhận được uỷ quyền của công ty tài chính V là nếu không sẽ khởi kiện. Tôi cũng đồng ý trả thay cho em trai tôi số tiền còn lại nhưng do các chứng từ đã thanh toán trước đây ( đã 5 năm) nay không còn nữa nên tôi đã yêu cầu công ty Luật P cung cấp hợp đồng vay của em trai tôi, cung cấp chứng cứ chứng minh số tiền đã đóng và còn thiếu, cung cấp bản uỷ quyền của công ty tài chính V cho công ty Luật P thì tôi mới yên tâm thanh toán số tiền còn lại được. Nhưng công ty Luật P không cung cấp cho tôi những thứ tôi yêu cầu mà đã viết đơn lên toà án kiện tôi và em trai tôi. Vì tôi đang băn khoăn, khoản nợ của em trai tôi đã 5 năm, sao sau 5 năm rồi giờ mới đòi? Các chứng từ trước đây của e trai tôi thanh toán đã không còn nữa..

Như vậy, tôi phải làm gì để không bị kiện, nếu bị kiện tôi sẽ cần phải làm gì ?

Rất mong VP Xin giấy phép hỗ trợ hướng dẫn cho tôi cách giải quyết. Trân trọng!

Trả lời

Chào quý khách! cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi về hộp thư tư vấn của chúng tôi, Vấn đề quý khách đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp thì hành vi của em trai bạn có thể bị truy cứu theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 sửa đổi, bổ sung 2017

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Như vậy mức án cao nhất của tội này theo Khoản 1 điều này là 03 năm, chiếu theo quy định tại Khoản 1 Điều 174 BLHS 2015 thì đây là tội phạm ít nghiêm trọng.

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này là 05 năm kể từ ngày tội phạm được thực hiện. Theo như thông tin bạn cung cấp thì tính từ khi em bạn không trả đủ số tiền và đi làm ăn xa thì đã được 05 năm. Như vậy, nếu đã quá 05 năm thì bên Công ty tài chính V không có quyền khởi kiện em bạn ra tòa án hình sự.

Điều 427 cũng quy định thời hiệu khởi kiện như sau:

Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Như vậy, trong trường hợp này nếu còn thời hiệu khởi kiện, công ty tài chính có thể đưa đơn ra Toàn án dân sự để xác định nghĩa vụ trả nợ của em trai bạn.

Trong trường hợp của bạn, Việc bạn yêu cầu Công ty Luật P đưa ra của Công ty tài chính V là đúng quy định pháp luật, vì em trai bạn chỉ có nghĩa vụ với công ty tài chính chứ không phải công ty Luật P, nếu họ không đưa ra được thì không có quyền thay Công ty tài chính yêu cầu em trai bạn thực hiện nghĩa vụ của Công ty tài chính.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

6. Đứng tên mua trả góp hộ bạn chiếc laptop ?

Thưa luật sư, Đầu năm 2012 tôi có đứng tên mua trả góp hộ bạn tôi mua 1 chiếc laptop . Nhưng 1 tháng gần đây bạn tôi không đóng tiền hàng tháng đúng hạn cho công ty . tôi đã bắt bạn tôi phải viết giấy cam kết chịu hoàn trách nhiệm . Vậy nếu bạn tôi ko trả tiền cho công ty bán hàng trả góp đó và họ kiện tôi thì tôi phải giải quyết thế nào ạ ?

Người gửi: Hưng Phùng Văn

Đứng tên mua trả góp hộ bạn chiếc laptop ?

Trả lời câu hỏi:

Xin chào Hùng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi đáp của công ty Xin giấy phép. Sau đây, tôi xin trả lời thắc mắc của bạn như sau:

Về cơ sở pháp lý: ().

Trong sự việc trên, bạn là người đứng tên trong hợp đồng mua trả góp laptop. Vì vậy, về nguyên tắc khi công ty bán hàng khởi kiện thì bạn sẽ là bị đơn trong trường hợp này. Theo đó, bạn sẽ có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ cho phía công ty bán hàng. Tuy nhiên, với người bạn mà bạn đứng tên mua laptop hộ, bạn cần đảm bảo sự cam kết về trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cuả họ (trực tiếp cho công ty bán hàng hoặc cho cá nhân bạn) bằng việc viết giấy cam kết cẩn thận và chắc chắn.

Hi vọng rằng, nếu có bất kì thắc mắc nào về vấn đề pháp lí, bạn sẽ liên hệ với chúng tôi qua email: hoặc qua tổng đài .

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

——————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1.

2.

3.

4.

5.

6.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *