Môi giới việc làm có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện ?

Trong một xã hội phát triển thì nghề môi giới trong mọi lĩnh vực cũng phát triển mạnh mẽ như một xu hướng tất yếu (trong đó có nghề môi giới việc làm). Vậy, pháp luật Việt Nam điều chỉnh như thế nào về ngành nghề này ? xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Bổ sung ngành nghề môi giới việc làm vào hoạt động kinh doanh ?

Kính gửi Quý Công ty, Tôi có câu hỏi cần được tư vấn như sau: Doanh nghiệp tôi đã thành lập năm 2016, đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay tôi muốn bổ sung thêm ngành nghề môi giới việc làm. Quý công ty cho tôi biết tôi cần làm thủ tục pháp lý gì trước khi đi vào hoạt động ?

Trân trọng cảm ơn.

Môi giới việc làm có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện ?

Luật sư tư vấn:

Xin gửi bạn quy trình để hoạt động kinh doanh dịch vụ việc làm, cụ thể kinh doanh dịch vụ: Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm cho người sử dụng lao động cần tuyển lao động, gồm 2 bước như sau:

Thứ nhất, về bổ sung ngành nghề kinh doanh

1. Hồ sơ

Theo Điều 49 đăng ký doanh nghiệp. Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh

“1. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;

c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,

Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

2. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

3. Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc”

2. Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch đầu tư

Thứ hai về cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm

1. Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ việc làm

Theo Điều 3 về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm quy định các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp:

“1. Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tư vấn nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng;

b) Tư vấn việc làm cho người lao động lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; kỹ năng thi tuyển; tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước;

c) Tư vấn cho người sử dụng lao động tuyển dụng, quản lý lao động; quản trị và phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động và phát triển việc làm.

2. Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm cho người sử dụng lao động cần tuyển lao động;

b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Cung ứng, giới thiệu lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

3. Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm”

2. Hồ sơ và thời gian cấp giấy phép

Theo Điều 11 Nghị định 52/2014/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép DN hoạt động dịch vụ việc làm quy định:

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;

b) Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xuất trình bản gốc để đối chiếu;

c) Bản sao chứng thực Giấy xác nhận việc đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;

d) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về địa điểm: Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ (01 bộ) hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3 Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền

4 Thời hạn: Giấy phép có thời hạn tối đa 05 năm (60 tháng).

5 Phí, lệ phí nhà nước: Không

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Môi giới tìm kiếm việc làm có được thu tiền phí không?

Thưa luật sư, xin hỏi: Việc thu tiền môi giới việc làm có hợp pháp không ạ ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 150 về môi giới thương mại:

“Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.”

Đồng thời, theo quy định tại Điều 151 Luật thương mại 2005 về nghĩa vụ của bên môi giới thương mại:

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;

2. Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;

3. Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;

4. Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.”

Do Trung tâm giới thiệu việc làm là một trung tâm mở ra với vai trò cung cấp dịch vụ môi giới tức là làm trung gian chỉ dẫn người có nhu cầu lao động và người có nhu cầu sử dụng lao động nên xác định đây là hoạt động môi giới thương mại. Với hoạt động này thì theo quy định tại Điều 152 Luật thương mại 2005 thì bạn là người được môi giới thì bạn phải có nghĩa vụ sau:

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;

2. Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.”

Việc trung tâm yêu cầu bạn trả 500 nghìn đồng phí dịch vụ là có căn cứ, nên khi bạn đến nhận lại giấy tờ tùy thân của mình thì bạn phải nộp số tiền này cho trung tâm. Tuy nhiên, việc bạn phải trả thù lao chỉ khi mà bạn và bên sử dụng lao động hợp đồng, nếu không ký được và không có thỏa thuận khác với bên môi giới, bạn sẽ không phải trả khoản tiền này, trừ trường hợp bạn thỏa thuận trước với bên môi giới là bên môi giới chỉ chịu trách nhiệm giới thiệu, còn việc ký được hợp đồng hay không sẽ không đảm bảo thì bạn vẫn sẽ phải trả số tiền dịch vụ này. Căn cứ quy định tại Điều 153 Luật thương mại 2005 về quyền hưởng thù lao môi giới:

“1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.

2. Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này.”

Trân trọng ./.

3. Hỏi đáp về thủ tục kiện công ty môi giới việc làm ?

Xin chào DV Xin Giấy Phép Tôi xin nhờ tư vấn cho tôi 1 sự vụ như sau: Vợ tôi đi xuất khẩu bên Đài Loan từ ngày 4/10/2015 đến ngày 1/5/2016 công ty bên Đài Loan thông báo cắt giảm lao động và vợ tôi là 1 trong 40 công nhân người Việt tại công ty bị cắt giảm không vì 1 lý do gì. Công ty đó không bồi thường cũng như có bất kỳ 1 khoản hỗ trợ nào cho người lao động.

Cho đến bây giờ vợ tôi vẫn chưa được về. Liên lạc với 2 bên môi giới thì họ chỉ lặng yên và ra thông báo ai về thì môi giới sẽ gải quyết cho về còn ai ở lại môi giới sẽ cố gắng tìm việc cho nhưng gần 2 tháng nay rồi bên môi giới cũng không đả động gì. Chi phí để vợ tôi qua đấy mất 4.700USD nhưng không có hóa đơn cũng như phiếu thu, họ bắt ký tại công ty môi giới và thu lại luôn. Sang bên đó làm việc không được bao nhiêu nên vẫn chưa thu hồi được hết vốn. Bây giờ vợ tôi muốn về nhưng 2 bên môi giới không có bất kỳ đền bù 1 chút nào

Vậy xin công ty Xin giấy phép cho tôi hỏi :

1. Như thế bên công ty Đài Loan phải trịu trách nhiệm như nào với người lao động như vợ tôi và những người khác.

2 công ty môi giới bên đó và bên phía Việt Nam có trách nhiệm gì nữa không? Chúng tôi muốn khởi kiện công ty môi giới ở Việt Nam, chúng tôi cần phải có những bằng chứng gì và nộp hồ sơ tại đâu? Tất cả mọi người cũng chỉ mong 2 công ty môi giới hoàn lại số chi phí đã đi mà thôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp về thủ tục kiện công ty môi giới việc làm ?

, gọi:

Luật sư tư vấn:

– Thứ nhất, về việc công ty không xuất hóa đơn thu tiền cho bạn:

Theo điểm b khoản 1 điều 16 đã được sửa đổi, bổ sung bởi quy định:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”

Như vậy, khi phát sinh hoạt động dịch vụ có thu tiền thì công ty đó phải xuất hóa đơn GTGT cho người mua. Việc công ty thu phí của người lao động không có hóa đơn, chứng từ là trái với quy định của pháp luật.

Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo điểm b khoản 4 điều 11 như sau:

“4. Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

b) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.”

– Thứ hai, về việc đi xuất khẩu lao động của vợ bạn:

Về phía công ty bên Đài Loan, bạn cần xem xét hợp đồng của vợ bạn với công ty có điều khoản quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu công ty đó cắt giảm không có lý do sai với các điều khoản đã thỏa thuận thì bạn có thể nhờ công ty môi giới của Việt Nam đứng ra bảo vệ quyền lợi. Tuy nhiên, cả hai công ty đều không đả động gì thì với trường hợp bạn bị kết thúc hợp đồng trước thời hạn thì bạn xem xét hợp đồng lao động của vợ bạn với công ty môi giới tại Việt Nam có ghi rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên mà khi sang nước ngoài, công ty không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng đã thỏa thuận thì bạn có thể kiện công ty đã ký hợp đồng với bạn.

Theo điều 44 quy định:

“Điều 44. Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;

2. Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này;

3. Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập;

4. Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

5. Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

6. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.”

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, bạn có thể khởi kiện công ty đó tại tòa án nhân dân nơi công ty đó có trụ sở. Kèm theo đơn khởi kiện là các chứng cứ có liên quan đến vụ việc.

Thứ ba, về việc bồi thường chi phí. Theo quy định tại quy định cụ thể về tiền mô giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì:

5. Hoàn trả tiền môi giới

Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới người lao động đã nộp theo nguyên tắc: người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.

Trường hợp không thể đòi được của bên môi giới thì doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động theo nguyên tắc trên và được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Cách thức thu nộp và hoàn trả tiền dịch vụ

a) Doanh nghiệp thoả thuận với người lao động để thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp chỉ được thu tiền dịch vụ theo thời gian (số tháng) thực tế người lao động làm việc ở nước ngoài;

Theo quy định trên, bạn có thể đòi lại tiền môi giưới và tiền dịch vụ đối với công ty môi giới ở Việt Nam, số tiền tùy thời gian mà vợ bạn đã làm việc tại Đài Loan.

Nơi khởi kiện, bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp tỉnh, nơi công ty mô giới có địa chỉ trụ sở chính. Khi khởi kiện, bạn chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ các bằng chứng chứng minh bên phía bạn và công ty mô giới có ký hợp đồng kết hợp liên quan đến đưa người lao động ra nước ngoài làm việc và tài liệu chứng minh bên môi giới vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Làm gì khi bị lừa bởi môi giới việc làm ?

Kính gửi Xin giấy phép! Em có nộp hồ sơ để ứng tuyển vào bán xăng dầu tại vị trí ở Hải Dương nhưng phải mang hồ sơ lên địa chỉ ở Hà Nội để nộp. Họ bảo em phải đóng khoản phí là 3,200 nghìn tiền đặt cọc và dẫn em đến một địa điểm khác để ứng tuyển, những ứng tuyển em không đạt. Em gọi điện về trung tâm thì họ có nói với em là đợi họ sẽ cho test lại bài kiểm tra khác.

Em chờ nhưng họ không hồi âm em điện thoại cho họ thì họ không nghe máy,còn tắt luôn số đó không liên lạc được lựa,đến địa điểm thì họ đóng cửa. Bây giờ có cách nào để em lấy lại tiền và tố cáo họ được không? Địa điểm test thì em thấy họ vẫn ở địa điểm đó ?

Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn tố cáo tội lừa đảo tiền xin việc ?

Trả lời:

Theo Điều 139 9 quy định:

“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Họ bảo bạn phải đóng khoản phí là 3,200 nghìn tiền đặt cọc và dẫn đến một địa điểm khác để ứng tuyển, những ứng tuyển bạn không đạt. Gọi điện về trung tâm thì họ có nói là đợi họ sẽ cho test lại bài kiểm tra khác. Bạn chờ nhưng không hồi âm, điện thoại không nghe máy, còn tắt luôn số đó không liên lạc được lựa, khi đến địa điểm thì họ đóng cửa. Từ dấu hiệu trên đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Như vậy trong trường hợp của bạn, bạn cần phải tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo Điều 101 quy định:

“Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm

Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”

Như vậy, bạn có thể tố cáo tại nơi đối tượng sinh sống hoặc tại nơi xảy ra hành vi lừa đảo hoặc tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sat, Tòa án theo quy định pháp luật.

Mặt khác, bạn có thể gửi đến tòa án nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là tổ chức thì là trụ sở của tổ chức đó.

Theo Khoản 1 Điều 39 quy định: Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *