Mẫu hợp đồng li-xăng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Một tổ chức hoặc cá nhân muốn chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác thì phải làm gì ? Một số quy định pháp lý liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế và việc bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Mẫu hợp đồng (li-xăng) chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Minh Khuê cung cấp mẫu hợp đồng li-xăng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng vào thực tiễn. Thông tin pháp lý liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0986.386.648

—————————————————————

Người chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đã được cấp văn bằng độc quyền có thể chuyển giao hoặc bán lại cho người khác nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình thông qua hợp đồng chuyển nhượng dưới đây. Và tiến thành thủ tục đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

>> Tải ngay: .

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hợp đồng này được lập vào ngày 06 tháng 06 nă m 2013 tại Phòng 120-A4 Tập thể cơ khí Hà Nội, ngõ 129 đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, giữa các bên sau đây:

Bên A:

Tên Công ty: Công ty TNHH tư vấn SUNLAW

Địa chỉ: Phòng 106, số 47, phố Chính Kinh, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0439916057 Fax: 0435510350

Email: lienhe@luatminhkhue.vn Website: www.sunlaw.com.vn

Đại diện bởi: Bà Tô Phương Dung

Chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên

(sau đây gọi tắt là Bên Giao)

và :

Bên B:

Tên Công ty: Công ty luật TNHH Minh Khuê

Địa chỉ: Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.

Điện thoại: 02439916057

Email: lienhe@luatminhkhue.vn Website:

Đại diện bởi: Ông Lê Minh Trường

Chức vụ: Giám đốc

(Sau đây gọi tắt là Bên Nhận)

Xét thấy, Bên Giao là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu sau đây tại Việt Nam:

Nhãn hiệu

Nhóm

Sản phẩm

Số đơn

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ ngày

MINH KHUÊ

45

Dịch vụ hòa giải; Dịch vụ trọng tài phân xử; Tư vấn về sở hữu trí tuệ; Quản lý quyền tác giả; Dịch vụ Li – xăng về sở hữu trí tuệ; Dịch vụ giám sát sở hữu trí tuệ; Dịch vụ nghiên cứu pháp luật; Dịch vụ tranh tụng.

4 – 2012 – 15848

20/08/2012

(sau đây gọi tắt là Nhãn hiệu)

Bên Nhận mong muốn được sử dụng và phân phối dịch vụ/hàng hóa mang nhãn hiệu nêu trên tại Việt Nam;

Các bên thoả thuận như sau:

ĐIỀU 1 – CHUYỀN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU (LI -XĂNG)

Bên Giao bằng văn bản này chuyển giao cho Bên Nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu tại Việt Nam cho sản phẩm đã được đăng kí theo Số đơn 4 – 2012 – 15848 nêu trên, và Bên Nhận bằng văn bản này tiếp nhận quyền sử dụng nhãn hiệu theo đúng phương thức quy định trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 2 – PHẠM VI CHUYỂN GIAO LI- XĂNG

2.1. Hình thức chuyển giao: Độc quyền

2.2. Lãnh thổ li-xăng: Việt Nam.

2.3. Thời hạn li-xăng: Hợp đồng sẽ có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày Hợp đồng này được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp bị huỷ bỏ hoặc chấm dứt trước thời hạn theo các điều kiện nêu tại Điều 5 dưới đây.

ĐIỀU 3 – PHÍ CHUYỂN GIAO VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

3.1. Phí chuyển giao: Ghi rõ phí chuyển giao và phương thức thanh toán (nếu có).

Phí chuyển giao: 200.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Hai trăm triệu đồng chẵn).

Phương thức thanh toán: tiền mặt

3.2. Nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến việc chuyển giao li-xăng:

Bên Nhận sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến việc chuyển giao Li – xăng.

ĐIỀU 4 – QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên Giao:

– Bên giao có nghĩa vụ giao đủ toàn bộ giấy tờ liên quan đến Nhãn hiệu kể từ khi Hợp đồng này có hiệu lực trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ký kết, tại địa điểm và bằng phương thức như hai bên đã thỏa thuận.

– Bên giao phải đảm bảo điều kiện về quyền sở hữu cho Bên nhận đối với Nhãn hiệu không bị tranh chấp bởi bên thứ ba, không vi phạm bản quyền.

– Nếu bên Nhận chậm thanh toán tiền và các chi phí khác thì bên Nhận phải trả tiền lãi theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

4.2. Nghĩa vụ của Bên Nhận:

– Bên nhận có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ liên quan đến Nhãn hiệu sau khi được Bên giao chuyển quyền đối với nhãn hiệu đang đăng ký bảo hộ “MINH KHUÊ”, số đơn: 4 – 2012 – 15848.

ĐIỀU 5- ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG, THỜI HẠN VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Bên Nhận có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký việc chuyển giao li – xăng này với Cục Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam và tự chịu mọi chi phí liên quan.

Hợp đồng này được xem như có hiệu lực kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam xác nhận đăng ký và sẽ duy trì hiệu lực đầy đủ trừ khi chấm dứt trước thời hạn theo các điều khoản khác của Hợp đồng.

Hợp đồng có thể được gia hạn theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa các bên trên cơ sở các điều khoản và điều kiện do hai bên thỏa thuận và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

ĐIỀU 6 – DUY TRÌ HIỆU LỰC CỦA NHÃN HIỆU

Bên Giao đảm bảo có đầy đủ quyền hợp pháp và chính đáng đối với Nhãn hiệu, cũng như quyền cấp Li – xăng sử dụng nhãn hiệu tại thời điểm kí kết hợp đồng này. Đồng thời, Bên Giao cam kết nỗ lực hết sức trong việc đảm bảo và duy việc hiệu lực của đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam trong suốt thời hạn của Hợp đồng.

ĐIỀU 7 – CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ SỬA ĐỔI, ĐÌNH CHỈ, VÔ HI ỆU HỢP ĐỒNG

Mọi sửa đổi hoặc bổ sung đối với Hợp đồng này sẽ chỉ có hiệu lực khi lập thành văn bản, chữ ký bời đại diện có thẩm quyền của các Bên và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Hợp đồng sẽ bị đình chỉ hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của Bên giao bị đình chỉ hoặc trong trường hợp bất khả kháng.

Hợp đồng này sẽ vô hiệu nếu quyền sở hữu công nghiệp của Bên giao đối với Nhãn hiệu bị hủy bỏ theo quy định của pháp luật hiện hành.

ĐIỀU 8 – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ LUẬT ÁP DỤNG

Hợp đồng này được điều chỉnh và áp dụng theo luật pháp nước CHXHCN Việt. Mọi tranh chấp phát sinh giữa các bên sẽ được giải quyết trước tiên bằng thỏa thuận. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, các bên đồng ý sẽ đưa vụ việc ra giải quyết tại Tòa án nơi có trụ sở chính của bên bị kiện. Hợp đồng này được làm thành 3 (ba) bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 1 (một) bản, 1 (một) bản được nộp vào Cụ Sở hữu trí tuệ để đăng ký.

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO

(Ghi tên, chức vụ người ký, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

(Ghi rõ tên, chức vụ của người ký, đóng dấu)

2. Tư vấn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

Thưa luật sư, Doanh nghiệp hỏi: Chúng tôi là công ty Việt Nam, muốn đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid, công ty tư vấn có thể hướng dẫn chúng tôi một số quy định về nước chỉ định và yêu cầu về đơn? Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid.

Luật sư trả lời

+ Yêu cầu đối với Nhãn hiệu nộp đơn theo Nghị Định thư Madrid: Đơn phải được nộp tại Việt Nam (Đơn Nhãn hiệu của Quý Công đã đáp ứng tiêu chuẩn này).

+ Trong đơn xin đăng ký bảo hộ theo Nghị định thư Madrid, người nộp đơn ngay từ đầu cần phải chỉ định các nước thành viên của Nghị định thư Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Nếu người nộp đơn chỉ định các nước ngay từ đầu khi nộp đơn quốc tế thì ngày người nộp đơn vào pha quốc tế cũng sẽ được coi là ngày nộp đơn tại các quốc gia được chỉ định.

Do đó, trong trường hợp, người nộp đơn muốn bổ sung thêm các nước khác sau ngày nộp đơn quốc tế thì ngày bổ sung nước chỉ định sẽ được xem là ngày nộp đơn tại nước đó mà không phải là ngày nộp đơn quốc tế ban đầu. Chính vị vậy, cách thức này không đạt được độ an toàn cao cho khả năng bảo hộ của Nhãn hiệu.

Trên cơ sở những điều nêu trên, chúng tôi nhận thấy Quý công ty nên chỉ định những nước mà Quý công ty sẽ muốn hướng tới trong thời gian ngắn ngay từ khi nộp đơn quốc tế để hưởng ngày ưu tiên sớm. Đồng thời, Quý công ty có thể xem xét bổ sung những nước khác vào thời điểm sau này nếu những nước bổ sung có ý nghĩa thương mại trong hoạt động kinh doanh của Quý công ty (Ngày nộp đơn vào nước bổ sung chính là ngày người nộp đơn xin bổ sung thêm nước cần đăng ký).

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Trung Quốc

Nhãn hiệu hàng hóa được là các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của cá nhân, pháp nhân hoặc bất ký tổ chức nào với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác bao gồm từ ngữ, hình ảnh, chữ cái, chữ số, dấu hiệu ba chiều, sự kết hợp của màu sắc, và sự kết hợp của các yếu tố đó có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa.

I. PHẦN CHUNG

Nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Nhãn hiệu hàng hóa được là các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của cá nhân, pháp nhân hoặc bất ký tổ chức nào với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác bao gồm từ ngữ, hình ảnh, chữ cái, chữ số, dấu hiệu ba chiều, sự kết hợp của màu sắc, và sự kết hợp của các yếu tố đó có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa.

Các dấu hiệu nào không thể đăng ký làm nhãn hiệu hàng hóa?

– Các dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự với tên quốc gia, quốc kỳ, quốc huy, cờ quân sự hoặc huân huy chương của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

– Các dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự tên quốc gia, quốc kỳ, quốc huy, cờ quân sự của nước ngoài.

– Các dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự với cờ, biểu tượng hoặc tên của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

– Các dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự với biểu tượng hoặc tên của Hội chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ.

– Các dấu hiệu là tên gọi hoặc hình dáng bên ngoài thông thường của hàng hóa gắn với dấu hiệu đó được nhiều người biết đến.

– Các dấu hiệu chỉ chất lượng, nguyên liệu thô chính, chức năng, công dụng, trọng lượng, số lượng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa mang nhãn hiệu.

– Các dấu hiệu mang tính chất phân biệt chủng tộc.

– Các dấu hiệu mang tính chất thổi phồng, khuyếch đại và sai lệch khi quảng cáo hàng hóa.

– Các dấu hiệu trái với đạo đức hoặc tập quán xã hội chủ nghĩa hoặc có các ảnh hưởng không lành mạnh khác.

– Các dấu hiệu chỉ dẫn địa lý được nhiều người biết đến (nổi tiếng với công chúng).

Có nhất thiết phải đăng ký mới được bảo hộ không?

CÓ. Nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ trên Cơ sở đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của pháp luật Trung Quốc.

Có nhất thiết phải thuê luật sư – người đại diện sở hữu công nghiệp không?

Các chủ thể là cá nhân hay pháp nhân Trung Quốc có thể trực tiếp nộp đơn cho Văn phòng nhãn hiệu hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc pháp nhân nước ngoài không có đại diện hợp pháp và không có Cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc chỉ có thể nộp đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện sở hữu công nghiệp.

Nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” là gì?

Nguyên tác này được áp dụng đối với trường hợp khi có hai chủ thể trở lên nộp đơn đăng ký cho các nhãn hiệu hàng hóa giống nhau hoặc tương tự nhau cho các sản phẩm hay dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau, đơn của người đầu tiên sẽ được chấp nhận.

Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu tập thể – hai hoặc nhiều cá nhân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác được phép cùng nộp đơn đăng ký một nhãn hiệu tập thể.

II. THỦ TỤC NỘP ĐƠN

Khi nộp đơn cần cung cấp những thông tin và tài liệu gì?

Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa phải thể hiện bằng tiếng Trung bao gồm các yêu cầu và thông tin sau:

– Tên, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn;

– Giấy ủy quyền có công chứng (có thể nộp muộn trong vòng 2 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Trung Quốc);

– Tài liệu ưu tiên có xác nhận (nếu đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ đơn nộp sớm hơn theo Công ước Paris – Xin xem phần hướng dẫn về Thủ tục xin được hưởng quyền ưu tiên dưới đây);

– Phân loại nhãn hiệu hàng hóa: Trung Quốc áp dụng bảng phân loại nhãn hiệu hàng hóa và dịch vụ quốc tế theo Thỏa ước Nice. Mỗi đơn chỉ được đăng ký cho một nhóm sản phẩm/dịch vụ.

– Mẫu nhãn hiệu hàng hóa: 20 mẫu nhãn hiệu có chiều dài và chiều ngang không lớn hơn 10cm hoặc nhỏ hơn 5cm. Nếu là nhãn màu, ngoài hai mươi mẫu nhãn màu cần bổ sung thêm hai nhãn đen trắng. Nếu nhãn hiệu đăng ký bằng chữ La-tinh thì phải phiên âm sang tiếng Trung để người tiêu dùng có thể đọc được nhãn hiệu bằng tiếng La-tinh đó.

– Lệ phí: Đối với cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, chi phí ước tính cho việc đăng ký một nhãn hiệu cho tối đa 10 (mười) sản phẩm/dịch vụ tại Trung Quốc là 1200 đôla Mỹ (bao gồm cả lệ phí nhà nước và phí luật sư). Cơ quan nhãn hiệu hàng hóa Trung Quốc sẽ tính thêm chi phí là 14 đôla Mỹ cho mỗi sản phẩm/dịch vụ kể từ sản phẩm/dịch vụ từ thứ 11 trong danh mục sản phẩm/dịch vụ xin đăng ký.

Chú ý: Riêng đối với các đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho dược phẩm, các chất ăn kiêng dùng cho mục đích y tế và thực phẩm dùng cho trẻ em thì người nộp đơn phải nộp cả bản sao giấy chứng nhận cho phép sản xuất các sản phẩm đó do Cơ quan có thẩm quyền của nước người nộp đơn cấp.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở đâu?

Cơ quan nhãn hiệu hàng hóa Trung Quốc là Cơ quan quản lý về nhãn hiệu hàng hóa, là nơi tiếp nhận và xem xét việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Thủ tục xin hưởng quyền ưu tiên như thế nào?

Trung Quốc áp dụng Quyền ưu tiên theo Công ước Paris

Thời hạn để được hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris là 6 tháng tính từ ngày nộp đơn đầu tiên và cần tuân theo thủ tục sau đây:

– Trong đăng ký nhãn hiệu hàng hóa phải thể hiện rõ các thông tin chi tiết như số đơn đầu tiên, ngày nộp đơn đầu tiên và tên của nước nộp đơn đầu tiên.

– Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của Cơ quan thẩm quyền của nước nộp đơn đầu tiên phải nộp cùng với đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hoặc bổ sung trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Trung Quốc.

Đơn của bạn sẽ được xử lý thế nào?

Các đơn đã nộp tại Cơ quan nhãn hiệu hàng hóa Trung Quốc sẽ được xét nghiệm về mặt hình thức và nội dung sơ bộ.

Xét nghiệm hình thức nhằm xem xét đơn có đáp ứng các yêu cầu về mặt hình thức hay không bao gồm cả việc chỉnh sửa tài liệu và phân loại hàng hóa dịch vụ. Sau xét nghiệm hình thức, Cơ quan nhãn hiệu hàng hóa sẽ xét nghiệm sơ bộ nhãn hiệu hàng hóa. Nếu nhãn hiệu đã qua giai đoạn xét nghiệm sơ bộ nội dung, Cơ quan đăng ký nhãn hiệu sẽ chấp nhận sơ bộ và công bố nhãn hiệu.

Đơn nhãn hiệu sau khi được công bố. Trong vòng 3 tháng kể từ ngày công bố đơn, bất cứ ai quan tâm có thể phản đối đơn. Nếu đơn không bị phản đối trong thời gian trên, giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa sẽ được cấp cho người nộp đơn. Nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận lại được Công bố chính thức.

Đối với đơn phản đối, Ban Đánh giá và xem xét nhãn hiệu hàng hóa sẽ nghe cả bên phản đối và người nộp đơn trình bày các căn cứ của mình. Sau khi xem xét bằng chứng và thẩm tra các căn cứ, Ban Đánh giá và xem xét nhãn hiệu hàng hóa và đưa ra quyết định.

Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về quyết định của Ban, các bên liên quan có thể yêu cầu xét nghiệm lại đối với nhãn hiệu hàng hóa đang đăng ký. Ban đánh giá sẽ ra quyết định và thông báo cho các bên bằng văn bản. Trong trường hợp các bên không thỏa mãn với quyết định của Ban Đánh giá và xem xét nhãn hiệu, họ có thể kiện lên Tòa án Nhân dân trong vòng 30 ngày khi nhận được thông báo về quyết định của ban Đánh giá.

Sau khi nộp đơn, tôi có thể sửa đổi các nội dung của đơn không?

Sửa nội dung đơn chỉ có thể tiến hành khi Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa yêu cầu. Việc sửa đổi trong giai đoạn xét nghiệm nội dung có thể dẫn tới việc loại bỏ một phần nhãn hiệu hàng hóa hoặc sản phẩm/dịch vụ yêu cầu bảo hộ. Việc không đồng ý sửa đổi theo yêu cầu của Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể dẫn tới hậu quả là đơn sẽ bị từ chối bảo hộ.

III. THỜI HẠN BẢO HỘ VÀ GIA HẠN HIỆU LỰC

Nhãn hiệu hàng hóa có thời hạn bảo hộ bao lâu?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực 10 năm tính từ ngày cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Bạn phải nộp đơn xin gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ khi nào?
Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực có thể nộp trước 6 tháng hoặc trong vòng 6 tháng sau ngày cuối cùng của thời hạn hiệu lực kèm theo các tài liệu sau:

– Ủy quyền có công chứng;

– Một bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa liên quan;

– 10 mẫu nhãn hiệu liên quan.

Nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị hủy bỏ hiệu lực không?

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể bị hủy bỏ hiệu lực vì một trong những lý do sau:

– Nhãn hiệu hàng hóa đăng ký bị sửa đổi (thay đổi các nội dung đã đăng ký như tên, địa chỉ…) mà không báo cáo cho Cơ quan quản lý nhãn hiệu hàng hóa;

– Nhãn hiệu hàng hóa đăng ký được chuyển nhượng mà không có sự phê duyệt của Cơ quan quản lý nhãn hiệu hàng hóa;

(Sử dụng nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là việc gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì, hoặc thùng hàng, hoặc sử dụng nhãn hiệu trên các tài liệu giao dịch, quảng cáo, triển lãm hoặc các hoạt động kinh doanh khác).

Trong vòng 5 năm kể từ ngày đăng ký, bất kỳ bên thứ 3 nào cũng có quyền nộp đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đã được đăng ký. Đơn khiếu nại được nộp căn cứ vào một trong những lý do sau:

– Nhãn hiệu đăng ký trên Cơ sở sao chép nhãn hiệu hoặc dịch từ nhãn hiệu của chủ thể khác không đăng ký tại Trung Quốc sử dụng đối với sản phẩm cùng loại hoặc tương tự, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

– Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trùng lặp hoặc tương tự với đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nộp trước cho các sản phẩm/dịch vụ cùng loại.

– Nhãn hiệu đã được đăng ký một cách không trung thực; hoặc

– Nhãn hiệu được đăng ký có chứa chỉ dẫn địa lý không trung thực.

– Nhãn hiệu được đăng ký bởi đại diện được ủy quyền hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu mà không được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép.

Đối với trường hợp nhãn hiệu sao chép hoặc dịch từ nhãn hiệu nổi tiếng đã được đang ký tại Trung Quốc, việc yêu cầu hủy nhãn hiệu sao chép hoặc nhãn hiệu dịch từ nhãn hiệu nổi tiếng dùng cho sản phẩm có thể hoàn toàn khác với nhãn hiệu nổi tiếng có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào mà không hạn chế về thời hạn.

Đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể nộp cho Ban Đánh giá và xem xét các vấn đề nhãn hiệu hàng hóa. Quyết định của Ban này là quyết định cuối cùng.

Chủ nhãn hiệu hàng hóa phải làm các thủ tục gì khi có những thay đổi về tên hoặc địa chỉ của mình?

Theo luật nhãn hiệu hàng hóa của Trung Quốc, bất kỳ thay đổi nào liên quan đến tên hoặc địa chỉ của chủ sở hữu Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đều phải đăng ký với Cơ quan nhãn hiệu hàng hóa Trung Quốc ghi nhận để các thay đổi này có hiệu lực tại Trung Quốc. Đơn yêu cầu ghi nhận thay đổi tên và địa chỉ của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cần kèm theo các tài liệu sau:

– Giấy ủy quyền xác nhận;

– Bản sao Giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;

– Xác nhận thay đổi tên hoặc địa chỉ chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại nước.

Có phải đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa (li-xăng) không?
CÓ. Theo Luật nhãn hiệu hàng hóa Trung Quốc, việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc li-xăng nhãn hiệu hàng hóa phải được ghi nhận bởi Cơ quan Nhãn hiệu hàng hóa Trung Quốc. Đơn yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng hoặc hợp đồng li-xăng nhãn hiệu hàng hóa cần kèm theo các tài liệu sau:

– Ủy quyền có công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;

– 3 bản hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng li-xăng (2 bản bằng tiếng Trung Quốc và 1 bản gốc).

IV. THỰC THI QUYỀN

Những hành vi nào sẽ bị coi là các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa?

Bất kỳ các hành vi nào trong số các hành vi sau đây đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký.

– Sử dụng nhãn hiệu hàng hóa giống hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa cùng loại hoặc tương tự mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đó.

– Cố tình phân phối hàng hóa manh nhãn hiệu nhái theo nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký.

– Kinh doanh hàng hóa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký khi biết hoặc không thể không biết đó là hàng hóa vi phạm.

– Sử dụng bất kỳ từ ngữ hoặc hình ảnh giống hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa đăng ký, làm tên gọi của hàng hóa hoặc làm biểu tượng của hàng hóa dùng cho hàng hóa cùng loại hoặc tương tự, gây nhầm lẫn cho công chúng.

– Cố ý cung cấp phương tiện cho người vi phạm quyền để tàng trữ, vận chuyển sản phẩm vi phạm và bao che cho hành vi vi phạm quyền của chủ đăng ký.

Bạn phải làm gì khi nhãn hiệu hàng hóa của mình bị vi phạm?

Nhằm phối hợp hữu hiệu với các Cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, bạn cần cung cấp các tài liệu và thông tin sau:

– Giấy Ủy quyền có xác nhận;

– Một bản sao chụp Giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Trung Quốc;

– Các mẫu nhãn hiệu thật và nhãn hiệu vi phạm, bao bì đựng các hàng hóa này, ảnh chụp và các thông tin liên quan khác;

– Bản mô tả chi tiết so sánh hàng thật và hàng vi phạm/hàng giả;

– Tên và địa chỉ chính xác của ngưởi vi phạm.

Khi phát sinh các hành vi vi phạm , các bên liên quan có thể lựa chọn:

– Tiến hành các thủ tục tại tòa án. Tòa án phúc thẩm sẽ ra quyết định cuối cùng. Do đó, có thể khiếu nại phán quyết hoặc quyết định của tòa sơ thẩm lên cấp phúc thẩm. Nếu một hoặc cả hai bên đương sự có liên quan đến nước ngoài thì thời hạn để nộp đơn kháng nghị là 30 ngày tính từ ngày mà phán quyết hoặc quyết định bằng văn bản của tòa sơ thẩm được gửi tới đương sự.

– Yêu cầu các Cơ quan hành chính liên quan giải quyết vụ việc. Các bên có thể khiếu nại các quyết định của các Cơ quan hành chính nếu không thỏa mãn với các quyết định đó.

Có thể yêu cầu đền bù thiệt hại không?

CÓ. Số tiền được yêu cầu đền bù thiệt hại do hành vi vi phạm sẽ được tính bằng lợi nhuận mà bên vi phạm thu được từ hành vi bất chính trong suốt quá trình vi phạm đó hoặc thiệt hại mà người bị vi phạm gánh chịu, bao gồm các mà bên bị vi phạm phải chi trả để buộc chấm dứt hành vi vi phạm.

Trong trường hợp không thể xác định được lợi nhuận mà bên vi phạm thu được hoặc thiệt hại mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi vi phạm gây nên, tòa án ra quyết định đền bù một số tiền không vượt quá 500.000 Nhân dân tệ, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của hành vi vi phạm.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

5. Tư vấn pháp lý trong lĩnh vực nhãn hiệu hàng hoá

Tài sản trí tuệ không chỉ đơn thuần là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hay quyền tác giả, đó còn là nền tảng để xây dựng và thiết lập nên những tài sản thiết yếu và cơ bản khác trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Việc một công ty xác định, đăng ký và bảo hộ những thành quả sáng tạo của mình như thế nào là vấn đề mang tính chiến lược trong thị trường ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên một phạm vi rộng lớn hơn, nhằm tạo và duy trì tính cạnh tranh của công ty mình.

Chúng tôi hiểu rõ điều này và có thể giúp khách hàng đăng ký, bảo hộ và sử dụng hữu hiệu các tài sản trí tuệ.

>>

Nguồn nhân lực

Chúng tôi có một đội ngũ luật sư nhãn hiệu giàu kinh nghiệm và kiến thức, không chỉ trong lĩnh vực luật nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ của Việt Nam mà còn đối với các luật và quy định quốc tế điều chỉnh việc nộp đơn và thực thi quyền nhãn hiệu trên toàn cầu. Với đội ngũ này, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng trong việc thiết lập, duy trì và thực thi quyền nhãn hiệu không chỉ ở Việt Nam, mà còn từ Việt Nam mở rộng tới phạm vi khu vực. Chúng tôi cung cấp các tư vấn mang tính thực tiễn, có chất lượng cao cũng như các dịch vụ khác cần thiết trong suốt quá trình đăng ký. Không chỉ thuần túy là thông tin lại các vấn đề phát sinh và hậu quả, chúng tôi còn cung cấp cho khách hàng các giải pháp. Trên hết, đội ngũ của chúng tôi được coi là sự lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực tại Việt Nam.

Dịch vụ

Nhãn hiệu ngày càng trở nên quan trọng và có giá trị trong số các tài sản trí tuệ giữa bối cảnh thị trường đang trở thành thị trường của những thương hiệu mạnh. Chúng tôi cung cấp những tư vấn mang tính thực tiễn, sáng tạo và luôn hướng tới thị trường nhằm hỗ trợ khách hàng trong việc bảo hộ và quản lý một cách chiến lược quyền nhãn hiệu của quý khách. Các dịch vụ của chúng tôi trong lĩnh vực này bao gồm:
– Tư vấn về việc lựa chọn và tính phù hợp của các nhãn hiệu cho mục đích đăng ký;

– Phân loại nhãn hiệu;

– Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn;

– Tư vấn về khả năng đăng ký;

– Nộp và theo dõi đơn cho tới khi nhãn hiệu được đăng ký;

Phản đối đơn nhãn hiệu;

– Tư vấn về việc sử dụng hợp lý nhãn hiệu trên bao bì, nhãn hàng hóa, quảng cáo hàng hóa dưới hình thức ấn phẩm hoặc các phương tiện truyền thông điện tử;

– Theo dõi và gia hạn đăng ký nhãn hiệu;

Tư vấn về quyền đối với tên thương mại, biểu tượng thương mại, passing-off, cạnh tranh không lành mạnh, và quyền đạt được thông qua sử dụng của những nhãn hiệu không đăng ký;

– Thương lượng và soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng hoặc lixăng quyền nhãn hiệu;

– Đăng ký hợp đồng sử dụng hoặc hợp đồng lixăng; và

– Thực thi quyền nhãn hiệu

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *