Mẫu tờ khai bảo hộ chỉ dẫn địa lý cập nhật mới nhất 2019

Tờ khai đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một trong những thành phần hồ sơ không thể thiếu khi đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam. xin giấy phép hướng dẫn cách soạn thảo mẫu tờ khai đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và cung cấp thông tin một số chỉ dẫn đã được đăng ký thành công tại Việt Nam:

Mục lục bài viết

1. Mẫu tờ khai bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Công ty Xin giấy phép cung cấp mẫu tờ khai bảo hộ chỉ dẫn địa lý để Quý khách hàng tham khảo. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

>>

– Truyền hình nhân dân

————————————————————-

TỜ KHAI

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

DẤU NHẬN ĐƠN

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

j. TÊN CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Chỉ dẫn địa lý

Chú thích

– Chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ ở nước xuất xứ, cụ thể là:

Đăng ký số:

Ngày: Nước:

– Chỉ dẫn địa lý chưa được đăng ký

k CHỦ ĐƠN

(Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý)

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

l ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN

 là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn

 là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được chủ đơn uỷ quyền

 là người khác được chủ đơn uỷ quyền

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

m TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

q CHỦ ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN

n SẢN PHẨM MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Tên sản phẩm:

Tóm tắt tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng của sản phẩm:

o PHÍ, LỆ PHÍ

Loại phí, lệ phí

Số đối tượng tính phí

Số tiền

 Lệ phí nộp đơn

 Lệ phí công bố đơn

 Lệ phí thẩm định nội dung

Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là:

Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản):

p CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

Tài liệu tối thiểu:

 Tờ khai, gồm………trang x ………bản

 Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm,

gồm…….trang x …….bản

 Bản đồ khu vực địa lý gồm…….trang x …….bản

 Chứng từ phí, lệ phí

Tài liệu khác:

 Tài liệu chứng minh CDĐL đang được bảo hộ ở nước xuất xứ,

gồm…. trang

 Bản dịch tiếng Việt, gồm……trang

 Giấy uỷ quyền bằng tiếng……..

 bản dịch tiếng Việt, gồm…….trang

 bản gốc

 bản sao (  bản gốc sẽ nộp sau

 bản gốc đã nộp theo đơn số:…….)

 Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

Cán bộ nhận đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

q CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN

Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: …… ngày … tháng … năm …

Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn

(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)

2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” cho sản phẩm hồng không hạt

Ngày 08 tháng 09 năm 2010, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 1721/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00021 cho sản phẩm hồng không hạt Bắc Kạn. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” cho sản phẩm hồng không hạt.

Cây hồng không hạt gắn với vùng đất Bắc Kạn đã có lịch sử phát triển trên 100 năm. Tại bản Lác thuộc xã Quảng Bạch, xã Xuân Lạc, xã Tân Lập huyện Chợ Đồn hay tại các xã Quảng Khê, Đồng Phúc thuộc huyện Ba Bể và xã Nà Phặc thuộc huyện Ngân Sơn vẫn còn những cây hồng gần 100 năm tuổi cho năng suất và chất lượng quả tốt.

Hồng không hạt Bắc Kạn thuộc họ thị Ebenaceae, loài hồng trơn, có tên khoa học là Diospyros kaki L. Theo tiếng địa phương của dân tộc Tày, tên địa danh “Bắc Kạn” là cách nói chệch của chữ “Pác Cạm” có nghĩa là cửa ngõ hoặc “Pác Cáp” có nghĩa là nơi hợp lưu của các dòng chảy. Cách gọi Hồng “không hạt” là nói tới điểm đặc biệt của loại quả này là không có hạt do nhân của hạt bị thoái hóa, trong như thạch, vì vậy, không như các giống hồng khác, khi ăn, hồng không hạt Bắc Kạn có độ giòn. Cũng theo tiếng của dân tộc Tày, Hồng không hạt còn được gọi là Mác hồng, còn chúng ta hay gọi là hồng ngâm do trước khi ăn, phải ngâm hồng qua nước để khử chát.

Vào mùa thu, đặc biệt vào ngày Tết trung thu truyền thống, quả hồng không hạt Bắc Kạn thường được dùng làm quà biếu cho bạn bè và người thân, được bày trên mâm ngũ quả trong mỗi gia đình người Việt. Nét văn hóa đặc thù này đã làm cho giá trị và danh tiếng của hồng được lưu truyền qua hàng trăm năm cho đến ngày nay.

Hồng không hạt Bắc Kạn bao gồm hai loại là hồng không hạt “tháng 8-9” và hồng không hạt “tháng 9 -10”. Hồng không hạt Bắc Kạn được nổi tiếng là nhờ có các tính chất, chất lượng đặc thù của chúng:

>>

– Truyền hình Nhân Dân

* Về hình thái

– Hồng không hạt “tháng 8-9”: Quả thuôn; vỏ quả màu vàng đỏ; thịt quả màu vàng sáng; quả không có hạt; tai quả to, có 4-5 tai; quả không cứng và không chát, vị ngọt dịu đến ngọt đậm sau khi ngâm; quả nhiều cát đường và rất giòn; trọng lượng từ 15-18 quả/kg. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
– Hồng không hạt “tháng 9-10”: Quả ngắn, hơi tròn; vỏ quả màu vàng sẫm; thịt quả màu vàng sáng; quả không có hạt; tai quả to, có 4 tai; quả cứng và không chát, vị ngọt dịu sau khi ngâm; quả ít cát đường; trọng lượng từ 25-30 quả/kg Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

* Về chất lượng

– Độ Brix: Trung bình: 21,25; Cao nhất: 26,00; Thấp nhất: 16,50

– Đường tổng số (%): Trung bình: 14,29; Cao nhất: 19,33; Thấp nhất: 9,25

– Chất khô (%): Trung bình: 26,39; Cao nhất: 30,96; Thấp nhất: 21,82

– Tanin (%): Trung bình: 0,37; Cao nhất: 0,58; Thấp nhất: 0,15

– Caroten (mg/100g): Trung bình: 318,07; Cao nhất: 480,55; Thấp nhất: 155,58

Các tính chất, chất lượng đặc thù của hồng không hạt Bắc Kạn có được trước hết là do điều kiện khí hậu vùng này phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây hồng. Vùng trồng hồng không hạt có nhiệt độ trung bình năm từ 200C – 220C, tháng lạnh nhất có nhiệt độ nhỏ hơn 140C; tổng số giờ nắng là 1.555 giờ/năm, số giờ nắng thấp nhất vào tháng 2 và tháng 3, cao nhất vào các tháng 5,6,7,8,9; tổng bức xạ trong năm là 130Kcal/cm2, thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2, đạt cực đại vào các tháng 5,6,7,8,9; lượng mưa trung bình là 1.859mm/năm; độ ẩm không khí trung bình năm là 83,3%. Ngoài tính phù hợp của khí hậu đối với cây hồng, những nét độc đáo của khí hậu như độ ẩm không khí vùng trồng hồng cao, biên độ nhiệt ngày đêm và biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm có độ chênh lệch lớn đã tạo điều kiện cho hồng không hạt Bắc Kạn tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng hơn, và vì vậy sản phẩm này có chất lượng đặc thù riêng biệt.

Hồng không hạt Bắc Kạn phân bố xung quanh khu vực hồ Ba Bể, tại những nơi có độ cao dưới 800m so với mặt nước biển.Hình thái của 2 loại hồng không hạt Bắc Kạn khác nhau là do đặc điểm phân bố của chúng. Hồng không hạt “tháng 8-9” thường được trồng ở bờ ruộng, bờ ao hoặc trong vườn nhà – là nơi có nguồn nước thuận lợi, chủ động được tưới tiêu, và vì vậy, quả hồng tích lũy nước nhiều, kích thước quả to. Trái lại, hồng không hạt “tháng 9-10” được trồng chủ yếu ở vườn đồi – là nơi có địa hình dốc hơn so với địa hình vườn nhà hoặc bờ rộng, bờ ao, vì vậy, nguồn nước cung cấp cho cây hồng sẽ ít hơn, quả tích lũy nước ít hơn, kích thước quả sẽ nhỏ hơn. Đặc điểm địa hình này kết hợp với loại đất trồng hồng tại khu vực quanh hồ Ba Bể là đất Feralit đỏ vàng trên đá biến chất là những yếu tố tạo nên tính chất đặc thù cho hai loại hồng không hạt Bắc Kạn.

Bên cạnh đặc thù về điều kiện địa lý tự nhiên, tính chất, chất lượng đặc thù của hồng không hạt Bắc Kạn có được còn quy trình canh tác hồng truyền thống của người dân khu vực này.

Khu vực địa lý của hồng không hạt Bắc Kạn có tọa độ địa lý từ 2209’42’’ đến 22029’24’’ vĩ độ Bắc và từ 105028’36’’ đến 105059’08’’ kinh độ Đông, thuộc địa phận của 3 huyện: Chợ Đồn, Ba Bể và Ngân Sơn, trong đó:

– Huyện Chợ Đồn bao gồm các xã: Nam Cường, Đồng Lạc, Xuân Lạc, Quảng Bạch, Tân Lập, Ngọc Phái;

– Huyện Ba Bể bao gồm các xã: Đồng Phúc, Quảng Khê, Hoàng Trĩ, Khang Ninh, Thượng Giáo, Địa Linh, Cao Trĩ

– Huyện Ngân Sơn bao gồm các xã: Trung Hòa, Lãng Ngâm, Hương Nê và Thị trấn Nà Phặc.

Theo: Cục Sở Hữu Trí Tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *