Mẫu thư mời hợp tác kinh doanh mới nhất năm 2019

Thư mời hợp tác kinh doanh là văn bản dạng thư mời gửi đến những đối tác tiềm năng, có khả năng kinh doanh phát triển một dịch vụ, một sản phẩm hoặc lĩnh vực cụ thể. Nếu đối tác quan tâm thì hai bên có thể tiến hành những cuộc gặp song phương để thống nhất phương án triển khai kế hoạch phát triển:

Mục lục bài viết

1. Mẫu mới nhất

Giới thiệu mẫu thư mời hợp tác kinh doanh để quý khách hàng tham khảo và vận dụng trong quá trình xây dựng và gửi đến các khách hàng nhằm thuyết phục, giới thiệu những tiềm năng phát triển to lớn nếu hai bên đạt được thỏa thuận hợp tác:

>> Tải ngay:

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

———————————————————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

————-***———–

Kính gửi: Quý đối tác

Đầu tiên, Ban giám đốc Công ty cổ phần ……… xin gửi đến Quý đối tác lời chào trân trọng, lời chúc may mắn và thành công.

Công ty cổ phần ……………….là công ty hàng đầu về lĩnh vực cung cấp các giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp. Với triết lý kinh doanh “……………….”, ……..…… luôn muốn đem đến sự thành công cho mọi đối tác. Bởi chúng tôi tâm niệm rằng, sự thành công của quý đối tác sẽ là sự thành công của chính chúng tôi.

Công ty cổ phần ……….. xin gửi lời mời hợp tác đến Quý đối tác là các Tổ chức, Doanh nghiệp, Cá nhân quan tâm và mong muốn hợp tác cùng chúng tôi để cùng thực hiện chung các hoạt động ……………..- một mảng chiến lược của chúng tôi trong thời gian hiện tại và sắp tới.

Chúng tôi đề xuất ra đây 2 hình thức hợp tác:

1. Hình thức hợp tác thứ nhất:…………………………………………………………..……….

……………………………………………………………..……….………………………………

2. Hình thức hợp tác thứ nhất:…………………………………………………………..……….

……………………………………………………………..……….………………………………

Chúng tôi cam kết luôn dành cho Quý Công ty các sản phẩm – dịch vụ tốt nhất cùng chính sách giá cả hợp lý, chiết khấu cao và nhiều ưu đãi khác. Với thiện chí hợp tác cùng phát triển, Công ty cổ phần …………….. rất tin tưởng vào sự thành công tốt đẹp và lâu dài trong quá trình hợp tác giữa chúng tôi và Quý đối tác.

Mọi hình thức hợp tác kinh doanh xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:

Văn phòng giao dịch – Công ty Cổ phần……………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở:……………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………….. Fax: ……………………………..

Email: ………………………………………..……… Web:…………………………….

Xin trân trọng cảm ơn!

Tổng Giám Đốc

2. Mẫu công văn đề nghị hợp tác, hỗ trợ cung cấp dịch vụ

Mẫu công văn đề nghị hợp tác, được hiểu như là thư từ giao dịch giữa những tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ cần phối hợp giao dịch hoặc hợp tác theo tinh thần thiện trí giữa các bên nhằm đạt được thỏa thuận tốt nhất.

Mẫu công văn đề nghị hợp tác khác với thư đề nghị hoặc thư ngỏ hợp tác là xác định được đích danh đối tượng mong muốn hợp tác còn thư ngỏ thì gửi đến bất kỳ đối tượng nào có nhu cầu. Sau khi gửi thư ngỏ đề nghị hợp tác và đối tượng mong muốn được hợp tác, thì cần gửi mẫu công văn đích danh này để đưa a những đề nghị chi tiết, cụ thể hơn.

>> Tải ngay:

>> Luật sư trực tuyến, soạn thảo hồ sơ pháp lý, gọi:

1. Tham khảo mẫu công văn đề nghị mới nhất:

CÔNG TY TNHH…………….

———–

Số: ……./CV/20…..

V/v: Cung cấp dịch vụ ………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–*****———

Hà Nội, ngày tháng năm 20…..

Kính gửi: ……………………………………………………

Công ty TNHH …………….. được thành lập theo Giấy đăng ký hoạt động số: ……………………….. do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố ……. cấp ngày …… tháng …… năm 20…………

Mã số thuế: 0106143xxx

Trụ sở chính: Tầng………., tòa nhà …………, Số ………., đường ………, quận/huyện ……….., tỉnh/Thành phố:…………..

Điện thoại: 02……………….. Fax: ………………………………

Email: …………………………………. Website:………………………….

Họ và tên: ……………………………. Chức vụ: …………………………

Giới tính: …………………………….. Dân tộc: …………………………. Quốc tịch: …………………….

CMTND số: ………………………….. Do: Công an tỉnh ……………… Cấp ngày: ……/………/20…..

Lĩnh vực hành nghề (kinh doanh): ……………………………………………………………………………

Nội dung yêu cầu hỗ trợ kinh doanh: …………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

Rất mong nhận được sự hợp tác và hỗ trợ từ Quý có quan!

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận:

Trung tâm kinh doanh ……

LưuVP

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Giám đốc

2. Mẫu công văn đề nghị hỗ trợ cung cấp dịch vụ

Để quý khách hàng có hình dung cụ thể về một dạng mẫu công văn đề nghị hỗ trợ cung cấp dịch vụ. Xin giấy phép giới thiệu một mẫu công văn do công ty chúng tôi soạn thảo để có cái nhìn tổng quan về mẫu này. Đây là mẫu công văn cụ thể cho trường hợp đề nghị cung cấp dịch vụ kinh doanh đầu số 1900 mà Công ty luật Minh Khuê gửi tập đoàn viễn thông VNPT đề nghị hợp tác.

CÔNG TY LUẬT TNHH

MINH KHUÊ

———–

Số: /CV/2018

V/v: Cung cấp dịch vụ đầu số 1900

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–*****———

Hà Nội, ngày tháng năm 20……

Kính gửi: Trung tâm kinh doanh VNPT Hà Nội

Công ty Luật TNHH Minh Khuê được thành lập theo Giấy đăng ký hoạt động công ty luật số 01020881/TP/ĐKH do Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 03 năm 2013 hoạt động theo luật luật sư số 65/2006/QH11 năm 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2012.

Mã số thuế: 0106143054

Trụ sở chính: Phòng 2007, Tầng 20, Tòa nhà C2, Vincom Trần Duy Hưng, Đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.

Điện thoại: 02439916057 Fax: 02435510350

Email: Website:

Giám đốc Công ty luật (Trưởng văn phòng luật sư):

Họ và tên: Ông Lê Minh Trường Giới tính: Nam

Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam

CMTND số: 162645113 Do: Công an tỉnh Nam Định Cấp ngày: 02/03/2009

Chứng chỉ hành nghề số: 9227/TP/LS-CCHN do Bộ Tư Pháp cấp ngày 06 tháng 12 năm 2012. Thành viên đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Thẻ hành nghề số: 7778/LS do Liên đoàn luật sư cấp ngày 05 tháng 02 năm 2013.

Lĩnh vực hành nghề (kinh doanh): Tham gia tố tụng; Tư vấn pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng; Dịch vụ pháp lý khác.

Nội dung yêu cầu hỗ trợ kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng qua đầu số 1900, cụ thể: Do lĩnh vực tư vấn pháp luật là lĩnh vực kinh doanh đặc thù cần đội ngũ luật sư, chuyên viên, luật sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm nên chúng tôi mong muốn được Trung tâm kinh doanh VNPT hỗ trợ:

– Cung cấp đầu số: 1900 với mức cước ……đ/1 phút thoại;

– Lĩnh vực đăng ký tư vấn: Tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

– Doanh số cam kết: Tối thiểu đạt …..00 triệu từ tháng thứ 4 sau khi ký hợp đồng và đưa hệ thống vào vận hành, khai thác thực tế.

Do yêu cầu của quá trình truyền thông và thuận tiện cho việc tiếp cận khách hàng, Chúng tôi mong muốn trung tâm kinh doanh VNPT hà nội hỗ trợ đăng ký các số đẹp hoặc dễ nhớ, bao gồm các dãy số: 190019xx, 190019xx, 190019xx, 1900 11xx, 1900 11xx hoặc theo các số khác do VNPT cung cấp.

Rất mong nhận được sự hợp tác và hỗ trợ từ Quý có quan!

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận:

Trung tâm kinh doanh VNPT Hà Nội

LưuVP

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Giám đốc

>> Tham khảo một số mẫu công văn đề nghị hỗ trợ có nội dung về thanh toán…:

+

+

+

+

+

3. Một số lưu ý khi soạn thảo thư mời hợp tác kinh doanh

Để thư mời hợp tác kinh doanh hoặc thư ngỏ hợp tác kinh doanh thực sự có hiệu quả cao cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Các vấn đề cần tránh phạm phải khi gửi thư mời hợp tác kinh doanh:

– Gửi thư mời hợp tác kinh doanh đến mọi đối tượng (SPAM), điều này sẽ phản tác dụng và không hiệu quả.

– Thư mời hợp tác kinh doanh có nội dung chung chung, không rõ ràng;

– Không tạo được ấn tượng, điểm nhấn;

– Không làm nổi bật được những lợi ích vượt trội của quá trình hợp tác mang lại;

– Sự khác biệt của thương hiệu: Đối tượng đề nghị hợp tác thông thường phải là đơn vị có thương hiệu mạnh đã được khẳng định trong lĩnh vực, hoặc phải là những phát kiến mới mang tính đột phá, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

+ Các vấn đề bắt buộc phải làm rõ, nổi bật để thư mời hợp tác kinh doanh đạt hiệu quả:

– Giới thiệu và làm nổi bật những thế mạnh của đơn vị đề nghị hợp tác (Chúng tôi là ai ?)

Ví Dụ: Tập Đoàn tài chính A, là tập đoàn đến từ Nhật Bản có hơn 100 năm xây dựng và luôn giữ vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư tài chính tại một trong những thị trường tài chính phát triển nhất toàn cầu.

– Mục tiêu, tầm nhìn và Sứ mệnh hoạt động: Đây là yếu tố then chốt khẳng định được chiến lược kinh doanh dài hạn với các đối tác, nhà đầu tư.

– Lợi ích mang lại từ quá trình hợp tác: Phân tích thế mạnh của thị trường và các đối thủ cạnh tranh, chỉ ra những điềm bất hợp lý cơ bản.

– Bằng chứng mang tính thuyết phục về những đối tác đã từng hợp tác và tăng trưởng doanh thu lợi nhuận sau hợp tác.

4. Mẫu :

Sau khi hai bên thống nhất thì có thể bố trí các cuộc gặp trực tiếp giữa lãnh đạo bộ phận hoặc lãnh đạo công ty để cùng bàn bạc xây dựng kế hoạch kinh doanh và quan trọng nhất là ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh để triển khai kế hoạch kinh doanh đó. Xin giấy phép giới thiệu để quý khách hàng tham khảo và vận dụng trực tiếp để thương thảo:

>> Tải ngay:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số: …/HĐHTKD

  • Căn cứ theo quy định của ;
  • Căn cứ theo quy định của ;
  • Căn cứ vào tình hình thực tế của Hai bên;
  • Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các Bên;

Chúng tôi gồm có:

……………………………………………….

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

Địa chỉ:……………………………………………………………….

Đại diện : Ông …………………….. Chức vụ: ………….……….

Điện thoại : ………………………………………………………….…….

Số tài khoản : …………………………… tại: …………………..……

…………………………….…………………

(Sau đây gọi tắt là Bên B)

Địa chỉ:…………………………………………………………………..…………..

Đại diện : Ông…………………….Chức vụ:………………………

Điện thoại :

Số tài khoản : tại:

Cùng thỏa thuận ký với những điều khoản sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

1. Mục tiêu hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh

2. Phạm vi hợp tác kinh doanh

Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận

+ Phạm vi Hợp tác của Bên A

Bên A chịu trách nhiệm quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh

+ Phạm vi Hợp tác của Bên B

Bên B chịu trách nhiêm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:

– Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;

– Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự phục vụ cho trong phạm vi hợp tác;

– Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác…;

Điều 2. Thời hạn của hợp đồng

Thời hạn của hợp đồng: là … (…năm) bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …;

Gia hạn hợp đồng: Hết thời hạn trên hai bên có thể thỏa thuận gia hạn thêm thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng mới tùy vào của Hai bên;

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Góp vốn

Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….

Bên B góp vốn bằng: Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1. Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau Bên A được hưởng …. %, Bên B được hưởng ….. % trên lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước;

3.2.2. Thời điểm chia lợi nhuận: Ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm riêng năm 2018 năm tài chính được hiểu từ thời điểm hợp đồng này có hiệu lực đến ngày 31/12/2018;

3.2.3. Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau giải thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ thực hiện theo việc đóng góp như quy định tải Khoản 3.1 Điều 3 của luật này để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh daonh

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

4.1. Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4.2. Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

5.1. Thành viên ban điều hành: Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người trong đó Bên A sẽ …. , Bên B sẽ cử …. Cụ thể ban điều hành gồm những người có tên sau:

Đại diện của Bên A là: Ông …….. –

Đại diện của Bên B là: Ông …………

Ông: …………………….

5.2. Hình thức biểu quyết của ban điều hành:

Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý;

Việc Biểu quyết phải được lập thành Biên bản chữ ký xác nhận của các Thành viên trong Ban điều hành;

5.3. Trụ sở ban điều hành đặt tại: …………………………………………………

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1. Quyền của Bên A

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

– Được hưởng…..% lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh;

6.2. Nghĩa vụ của Bên A………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1. Quyền của Bên B……………………………………………………..………

……………………………………………………………………………………..…

Được phân chia …% lợi nhận sau thuế

7.2. Nghĩa vụ của Bên B

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………..……

Điều 8. Điều khoản chung

8.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm;

8.3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.4. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;

8.5. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng;

8.6. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng

9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm .

9.2. Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đại diện bên A

Đại diện bên B

5. Dịch vụ pháp lý của Công ty luật Minh Khuê:

+ Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh thương mại miễn phí qua tổng đài, gọi:

+ Luật sư tư vấn và xây dựng nguyên tắc hợp tác kinh doanh;

Và nhiều dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng. Chi tiết liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *