Khái niệm về quyền tác giả ? Quyền tác giả gồm những nội dung gì ?

Bảo hộ hay đăng ký quyền tác giả là một trong những nội dung quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích của người sáng tạo. Thông qua việc bảo vệ quyền sẽ tăng khả năng sáng tạo qua đó tạo động lực, điều kiện để phát triển môi trường kinh doanh, sản xuất trên nhiều lĩnh vực, xin giấy phép tư vấn:

Mục lục bài viết

1. Khái niệm về quyền tác giả ?

Công ty luật Minh Khuê phân tích và giải thích Khái niệm về quyền tác giả ? Quyền tác giả gồm những nội dung gì ?

Khái niệm về quyền tác giả ? Quyền tác giả gồm những nội dung gì ?

:

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại bao gồm:

– Quyền nhân thân và quyền tài sản.

– Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

+ Đặt tên cho tác phẩm;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

+ Làm tác phẩm phái sinh;

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+ Sao chép tác phẩm;

+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

+ Các quyền về tài sản nói trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định kể trên và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như thế nào?

Điều 27 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: 1. Quyền nhân thân gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, được bảo hộ vô thời hạn.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như thế nào?

2. Quyền nhân thân: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a trên này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b trên này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Tham khảo:

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ trực tuyến, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

3. Quyền tác giả về văn hóa, nghệ thuật

Nhìn lại mấy chục năm trước, nhất là thời kỳ bao cấp ít ai nghĩ đến sản phẩm văn hóa là một loại hàng hóa, lác đác cũng có hiện tượng “đạo văn”, song mọi người chỉ coi đó là hành vi đạo đức, bị “bia miệng” chê cười chứ không coi đó là hành vi phạm pháp.

Đối với Việt Nam, bản quyền tác giả là lĩnh vực còn rất mới mẻ, có nhiều thuận lợi cả về mặt khách quan và chủ quan, song cũng chứa đựng không ít khó khăn, phức tạp, nhất là thời gian gần đây, dư luận công chúng rộ lên tình trạng vi phạm bản quyền.

Có nhạc sĩ bị “nghi” là copy toàn bộ phần nhạc đệm của nhạc sĩ nước ngoài; nhiều galery bán tranh sao chụp bản thật mà không cho khách hàng biết, thậm chí giá bán tranh giả cao hơn giá bán tranh thật; có đơn vị dùng đĩa CD lưu hành lậu để chiếu phim lậu, v.v.

Tình trạng đó khiến chúng ta trăn trở và càng thêm quyết tâm tìm ra các giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Làm tốt công tác bảo vệ bản quyền tác giả” về văn hóa, nghệ thuật.

Về mặt pháp lý, xây dựng ý thức về phải tiến hành đồng bộ với việc xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ bảo hộ quyền tác giả, vì đó chính là sự chuyển hóa các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và truyền thống dân tộc vào thực tế cuộc sống.

Nhìn lại mấy chục năm trước, nhất là thời kỳ bao cấp ít ai nghĩ đến sản phẩm văn hóa là một loại hàng hóa, lác đác cũng có hiện tượng “đạo văn”, song mọi người chỉ coi đó là hành vi đạo đức, bị “bia miệng” chê cười chứ không coi đó là hành vi phạm pháp.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam chuyển sang thời kỳ đổi mới và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước (gọi tắt là kinh tế thị trường); quan niệm sản phẩm văn hóa là một loại hàng hóa đặc biệt và ý thức về quyền tác giả văn hóa, nghệ thuật ngày càng rõ trong xã hội.

>>

Ngày 9-11-1995, Bộ luật Dân sự quy định quyền sở hữu trí tuệ và ra đời, khái niệm quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm chính thức được khẳng định.

Do ý thức tốt về quyền tác giả, các nhạc sĩ Trần Tiến, nhạc sĩ Lê Vinh và một số văn nghệ sĩ đã theo kiện đến cùng và thắng kiện trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình tại các tòa án dân sự.

Thời kỳ này, việc mua bán, trao đổi các sản phẩm văn hóa giữa Việt Nam và các nước ngày càng mở rộng, đòi hỏi phải có những quy định bảo hộ quyền tác giả mang tính chất quốc tế. Vì thế, Chính phủ Việt Nam đã ký với Chính phủ Hoa Kỳ, Thụy Sĩ các Hiệp định bảo hộ quyền tác giả và đang nghiên cứu hướng gia nhập Công ước Berner.

Từ năm 1986-2003 đã có 14.161 tác phẩm đăng ký bản quyền, theo tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Điều đó biểu hiện ý thức giữ gìn, tôn trọng bản quyền tác giả của trí thức, văn nghệ sĩ và người lao động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật ngày càng cao.

Một số Hội nghề nghiệp có chức năng hỗ trợ, tư vấn giúp tác giả bảo vệ bản quyền tác phẩm được thành lập. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người lao động sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật khi làm ra tác phẩm chưa đến cơ quan chức năng đăng ký bản quyền. Vì hai lý do chủ yếu:

– Luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế đều bảo hộ quyền tác giả về văn hóa, nghệ thuật cho cả tác phẩm đã đăng ký lẫn tác phẩm chưa đăng ký bản quyền. Điều này có thể chấp nhận, vì nó tỏ rõ tính ưu việt của luật pháp đối với mọi công dân: bất kỳ một sản phẩm nào chào đời là nhận ngay được sự bảo hộ của pháp luật.

– Tác giả chưa thật sự ý thức sâu sắc về những quyền lợi của tác phẩm đã đăng ký bản quyền đem lại cho mình. Đây là điều bất lợi cho tác giả, vì nếu không đăng ký bản quyền cho tác phẩm thì khi xảy ra tranh chấp quyền sở hữu, tác giả phải chứng minh được tác phẩm ấy là của mình mà thông thường ít ai (trừ cơ quan chức năng) lưu giữ đầy đủ trong thời gian dài các tài liệu liên quan đến sự ra đời tác phẩm. Ngược lại, nếu tác giả đã đăng ký bản quyền thì đương nhiên không cần phải chứng minh nữa

Thực tế đã có một số họa sĩ phàn nàn về nạn sao chép tranh thật tràn lan ở các thành phố lớn, chúng có mặt ở galery, đại lý, cửa hàng, thậm chí cả ở vỉa hè, nhưng ngay trong số họa sĩ ấy, có người khi họa xong tranh cũng không đăng ký bản quyền thì cơ quan chức năng không thể biết được tranh đó là của ai để xử lý chính xác và khách quan! Chính vì vậy, trong tình hình hiện nay, việc ý thức một cách thấu đáo và đăng ký bản quyền đầy đủ của tác giả vừa có lợi cho tác giả, vừa giúp ích rất nhiều cho cơ quan chức năng lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực này.

Xây dựng ý thức giữ gìn và tôn trọng quyền tác giả về văn hóa, nghệ thuật là giải pháp tổng hợp cả về mặt đạo đức và mặt pháp lý. Đó là việc làm không chỉ của riêng giới trí thức, văn nghệ sĩ, nhà quản lý trong và ngoài ngành văn hóa – thông tin, mà còn là việc làm của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội, đoàn kết phấn đấu xây dựng một xã hội tươi đẹp mà trong đó mọi người sống và làm việc theo pháp luật.

(: sưu tầm & biên tập)

>> Tham khảo dịch vụ liên quan:

4. Các loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

Các loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

Tác phẩm báo chí;

Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

Tác phẩm nhiếp ảnh;

Tác phẩm kiến trúc;

>>

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm được bảo hộ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh KHuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *