Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích mới nhất năm 2020

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty xin giấy phép đăng tải mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích và hướng dẫn viết đơn yêu cầu tòa án tuyến bố một người mất tích và hướng dẫn thủ tục tuyên bố mất tích và các vấn đề pháp lý liên quan, cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích

Công ty Xin giấy phép đăng tải mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích và hướng dẫn viết đơn theo quy định hiện nay của pháp luật:

Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích năm 2018

Luật sư tư vấn thủ tục tuyên bố mất tích tại tòa án, gọi ngay:

———————————

>> Tải ngay:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU

GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: Tuyên bố một người mất tích )

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYÊN X- TỈNH Y

Họ tên người yêu cầu: Nguyễn Văn A Sinh năm: 1986

Địa chỉ: Thôn B, xã C, huyện X , tỉnh Y;

Số điện thoại:…………………………………………………… Fax:…………………………………..

Địa chỉ thư điện tử:………………………………………. (nếu có).

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân Huyện X- Tỉnh Y việc như sau:

Tôi và chị Nguyễn Thị B sinh ngày 30/06/1990 có đăng ký kết hôn tại UBND xã C, Huyện X, Tỉnh Y vào ngày 1/1/2012. Vợ chồng chúng tôi có một con chung, cháu tên là Nguyễn Văn D sinh 15/02/2013. Trong quá trình chung sống vợ chồng tôi có xảy ra nhiều mâu thuẫn và nhiều lần hòa giải nhưng không thành. Vào ngày 30/7/2013, vợ tôi là chị B ôm con chung cùng bỏ nhà đi đến nay không rõ tung tích. Tôi và gia đình đã tìm kiếm rất nhiều lần, có đăng tải trên các thông tin đại chúng để tìm kiếm nhưng vẫn không rõ tung tích.

Nay yêu cầu Tòa án giải quyết quyết định tuyên bố vợ tôi là chị Nguyễn Thị B mất tích. Dù vợ tôi có bỏ đi nhưng từ khi đó cho tới nơi nay tôi vẫn cố gắng tìm kiếm nhưng không có kết quả, đến nay do tôi cũng có tuổi nên cũng cần có một gia đình riêng để cuộc sống của tôi được ổn định nên yêu cầu Tòa án quyết định Tuyên bố vợ tôi mất tích để tôi có thể ly hôn và đi tìm cho mình một nửa còn lại.

Căn cứ theo quy định thì “khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.”. Vậy xét thấy yêu cầu của tôi là có căn cứ theo quy định của pháp luật nên tôi làm đơn này kính mong Qúy tòa xem xét là giải quyết theo yêu cầu của tôi.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:

1. Ông Nguyễn Văn E sinh năm 1968, Bố của Nguyễn Thị B; địa chỉ:………………………………..

2. Bà Lê Thị F sinh sinh năm 1970, Mẹ của Nguyễn Thị B; địa chỉ:…………………………………….

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:

1: Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;

2: Giấy đăng ký kết hôn;

3: Giấy khai sinh của con chung;

4. Văn bản xác nhận của địa phương xã C, Huyện X, Tỉnh Y vắng mặt tại phương;

5. Biên lại thu tiền từ việc thông báo tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng

Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.

………., ngày……tháng……năm…..

NGƯỜI YÊU CẦU

2. Thủ tục tuyên bố mất tích ?

Ông bà ngoại của em mất tích đã lâu từ khi mẹ em còn nhỏ. Mẹ em cũng đã mất, nay em muốn làm cam kết ông bà đã mất trước giải phóng nhưng không ở đâu chứng đơn cam kết đó nữa.

Em ra tòa nhưng tòa không nhận hồ sơ vì em phải có giấy chứng minh ông bà ngoại em mất tích của địa phương trước mới được. Nhưng em không biết nơi cư trú cuối cùng của ông bà em, không có thông tin gì về ông bà ngoại của em. Em đi rất nhiều nơi nhưng không ai chịu chứng cho em vì họ không có biết rõ ràng nơi cư trú của ông bà em, bên này đẩy qua bên kia đẩy lại, em đi từ phường đến ủy ban đến tòa án nhưng ai cũng từ chối em. Cho em hỏi như vậy em phải làm sao ạ ?

Mong Luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn !

Thủ tục tuyên bố mất tích ?

>> Luật sư trả lời:

3. Khi nào cần tuyên bố người thân mất tích ?

Thưa luật sư, anh trai tôi bị bố mẹ mắng và đã bỏ nhà đi biệt tích đến nay là 1 năm. Mặc dù gia đình đã nhờ nhiều phương tiện thông tin đại chúng, và tìm kiếm thông tin của anh. Nay gia đình tôi có thể báo với cơ quan chính quyền về việc anh trai tôi mất tích không?

Mong luật sư tư vấn

Khi nào cần tuyên bố người thân mất tích

Nên tuyên bố một người mất tích khi nào ? Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo điều 68 như sau:

Điều 68. Tuyên bố mất tích

1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Theo quy định trên thì khi cá nhân vắng mặt tại nơi cư trú lâu hơn thời hạn là 6 tháng liên tục. Nếu anh trai bạn đã mất tích đến nay là 1 năm tại địa phương thì sẽ có nhiều các yếu tố pháp lý, các quan hệ pháp luật liên quan có ảnh hưởng. Do đó, điều luật này quy định rõ các điều kiện để xác định cá nhân mất tích. Căn cứ vào đó, các hậu quả pháp lý được quy định trong văn bản luật sẽ được áp dụng với anh trai bạn. Khi có đủ cơ sở dưới đây để xác định anh trai mình mất tích thì gia đình nên làm thủ tục tuyên bố mất tích để tránh gặp phải những hậu quả pháp lý và hậu quả về mặt thực tế đáng tiếc xảy ra.

Khi nào có thể xác định một cá nhân bị mất tích? Đó là khi:

+/ Biệt tích 02 năm liền trở lên không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết

+/ Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

+/ Người liên quan yêu cầu Tòa án tuyên bố cá nhân mất tích

+/ Có quyết định có hiệu lực pháp luật tuyên bố cá nhân mất tích của Tòa án.

Mất tích mà không thông báo sẽ có hậu quả pháp lý thế nào?

+/ Năng lực chủ thể của cá nhân mất tích được xác định là tạm dừng

+/ Quan hệ hôn nhân của cá nhân mất tích có thể được Tòa án giải quyết cho lý hôn nết vợ hoặc chồng của người mất tích có yêu cầu Tòa án

+/ Tài sản của người mất tích được quản lý theo quy định của pháp luật

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Phân biệt tuyên bố mất tích và tuyên bố chết ?

Chào luật sư. cho em hỏi về vấn đề sau: điều kiện để tuyên bố một cá nhân mất tích hoặc đã chết là gì ? nếu 1 người bị tuyên bố là đã chết nhưng sau đó lại trở về thì có được đòi lại tài sản của mình hay không ? pháp luật quy định như thế nào ?

Em cảm ơn.

>>

Luật sư tư vấn:

1. Điều kiện để tuyên bố một cá nhân đã chết hoặc mất tích ?

Điều 68 quy định về việc tuyên bố một người mất tích:

“1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”

Như vậy điều kiện để tuyên bố một người mất tích gồm:

– Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố người đó mất tích sau thời hạn 02 năm tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó.

– Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

– Biệt tích 02 năm liền trở lên, không có một tin tức nào về người còn sống hay đã chết.

Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc đối với một cá nhân:

“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”

2. Nếu một người bị tuyên bố là đã chết nhưng sau đó lại quay trở về thì có được đòi lại tài sản của mình hay không ?

Điều 73 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc hủy bỏ quyết định tuyên bố chết:

“1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;

b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình.

5. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Một người bị tuyên bố là đã chết sau đó lại trở về thì theo yêu cầu của người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó đã chết. Theo khoản 3 Điều 73 trên thì người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống thì có quyền yêu cầu trả lại tài sản, giá trị tà sản hiện còn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Tài sản của người bị tuyên bố mất tích do ai quản lý ?

Chào Luật sư. Ba tôi đã không còn ở nơi cư trú và không liên lạc được trong vòng 3 năm qua. Mẹ tôi đang làm thủ tục trên tòa án yêu cầu tuyên bố mất tích để giải quyết vấn đề ly hôn. Nếu bố mẹ tôi ly hôn rồi thì ai sẽ là người quản lý tài sản của bố tôi. Tôi năm nay 32 tuổi là con duy nhất của ba thì có được quản lý không ? Nếu ba tôi trở về thì tài sản này có bắt buộc trả lại cho ba tôi hay không ?

Trả lời

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 69 có quy định như sau:

Điều 69. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Như vậy, bạn đã 32 tuổi cho nên có thể trực tiếp đứng ra quản lý tài sản của bố mình. Việc quản lý ở đây có nghĩa là bạn sẽ đứng ra trông coi tài sản trong thời gian bố bạn vắng mặt, không làm phát sinh quyền sở hữu, định đoạt của bạn với tài sản này. Do đó, khi ba bạn trở về thì được nhận lại tài sản do bạn quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý. Vấn đề này được quy định tại Điều 70 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Đièu 70. Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích

1. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.

2. Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

3. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

4. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự-

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *