Mẫu di chúc thừa kế tài sản, đất đai mới nhất năm 2020

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người có tài sản nhằm định đoạt khối tài sản của mình khi qua đời: Chia cho ai ? Chia như thế nào ?…Theo quy định của pháp luật dân sự chỉ khi không có di chúc thì mới chia khối tài sản này theo quy định của pháp luật dân sự.

Mục lục bài viết

1. Mẫu di chúc mới nhất

Di chúc (chúc thư) là một trong nhưng văn bản rất quan trọng để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa những người được quyền thừa hưởng tài sản theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay:

Mẫu di chúc mới nhất năm 2018

Luật sư tư vấn lập, soạn thảo di chúc, gọi ngay:

————————————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Tại Phòng Công chứng số…………thành phố

Tôi là (ghi rõ họ và tên):………………………………………………

Sinh ngày:………/……../…………….

Chứng minh nhân dân số:…………….cấp ngày……./……./……..tại …………………

Hộ khẩu thường trú:

………………………………………………………………………………..……………………..

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập di chúc này như sau:

……………………………………………………………………………….………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………..

Tôi đã đọc di chúc, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong và ký vào di chúc này trước sự có mặt của công chứng viên.

Người lập di chúc

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Ngày………tháng………..năm………….. (bằng chữ …………………………………….)

Tại Phòng Công chứng số………thành phố

Tôi…………………………………, công chứng viên Phòng Công chứng số………thành phố

Chứng nhận:

– Ông/bà ………………….…..……. đã tự nguyện lập di chúc này;

– Theo sự nhận biết của tôi, tại thời điểm công chứng, ông(bà) có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Nội dung di chúc phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;

– Người lập di chúc đã đọc bản di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và đã ký vào di chúc trước sự có mặt của tôi;

Số công chứng ………., quyển số ……….

Công chứng viên

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

2. Hướng dẫn lập và soạn thảo di chúc

Công ty Xin giấy phép cung cấp mẫu di chúc để Quý khách hàng tham khảo, thông tin chi tiết vui lòng trao đổi trực tiếp qua Tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ:

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

———————————————————–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tôi là: ……………………………………………………………………………………

Sinh ngày:……./……/…………….

Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu số :………………………………………..

cấp ngày…../…../……..tại ………………………………………………………………

Quốc tịch (đối với người nước ngoài): ………………………………………….

Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………..

Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập di chúc này như sau (1):

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

Người lập di chúc

(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Ngày………tháng………..năm………….. (bằng chữ …………………………………)

tại ………………………………………………………………………………………………….,

tôi……………………….., Công chứng viên, Phòng Công chứng số………………

tỉnh/thành phố ………………………………………………………………………………….

CÔNG CHỨNG:

– Ông/bà ………………….…………………… đã tự nguyện lập di chúc này;

– Theo sự nhận biết của tôi, tại thời điểm công chứng, ông/bà có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

– ……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..(2)

– Di chúc này được làm thành………. bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, …….. trang), giao cho người lập di chúc ……….. bản chính; lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

Số công chứng ………., quyển số ……….TP/CC-SCC/HĐGD.

CÔNG CHỨNG VIÊN

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Ghi họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản; Trong trường hợp có chỉ định người thực hiện nghĩa vụ thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ

(2) Chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Người lập di chúc đã đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và đã ký vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;

– Người lập di chúc đã đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và đã ký, điểm chỉ vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;

– Người lập di chúc đã đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và điểm chỉ vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;

– Người lập di chúc đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;

– Người lập di chúc đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký, điểm chỉ vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;

– Người lập di chúc đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và điểm chỉ vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;

3. Mẫu di chúc được lập tại văn phòng công chứng (Không có người làm chứng)

Công ty Xin giấy phép cung cấp Mẫu di chúc được lập tại văn phòng công chứng (Không có người làm chứng) để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn, thông tin chi tiết vui lòng liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp:

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

—————————————————-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày tháng năm , tại trụ sở Văn Phòng công chứng Minh Khuê thành phố Hà Nội, địa chỉ: Số ……….., đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Chúng tôi gồm:

Ông sinh năm 19 , CMND số 0 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày và vợ là bà sinh năm 19 , CMND số do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày . Cả hai chúng tôi đều đăng ký hộ khẩu thường trú tại: , phường , quận , thành phố Hà Nội.

Chúng tôi đều đã ở vào tuổi trên dưới …0, nhưng sức khoẻ vẫn bình thường, tinh thần vẫn minh mẫn. Tuy nhiên, ở vào tuổi của chúng tôi, chỉ có thể biết được “bệnh”, chứ không thể biết được “mệnh” của mình. Vì vậy, chúng tôi lập sẵn Bản di chúc này, phòng khi tôi qua đời, căn dặn đôi điều để các con, các cháu thực hiện.

Các con thân yêu của bố mẹ!

Bố mẹ có người con là: . Đến nay Bố mẹ rất tự hào và yên lòng khi các con đã khôn lớn, trưởng thành. Hơn thế nữa là sự đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, điều mà những người làm cha, làm mẹ luôn luôn mong mỏi.

Sinh thời, Bố mẹ cố gắng tần tảo nuôi dạy các con nên không có nhiều tài sản để lại cho các con. Bố mẹ chỉ còn có căn nhà xây dựng trên thửa đất số: , tờ bản đồ số: , có diện tích đất ở m2 ( mét vuông) tại: , phường , quận , thành phố Hà Nội (trước đây thuộc , thành phố Hà Nội). Thửa đất này của Bố mẹ đã được UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: , số vào sổ: ngày đứng tên bố các con (là ông ). Bố, Mẹ vẫn luôn luôn lo lắng sau này khi Bố mẹ theo ông bà về với tổ tiên mà vẫn chưa kịp dặn dò về ý định của Bố mẹ đối với căn nhà nói trên, điều đó sẽ làm các con thiếu thống nhất và ảnh hưởng đến sự đoàn kết cuả các con. Vì vậy, Bố, Mẹ định đoạt về căn nhà và thửa đất trên như sau:

Sau khi cả Bố và Mẹ qua đời, căn nhà xây trên đất và quyền sử dụng thửa đất nêu trên Bố mẹ để lại cho con sinh năm 19, CMND số 0 do Công an Hà Nội cấp ngày , hiện có hộ khẩu thường trú tại: , phường , quận , thành phố Hà Nội được sở hữu toàn bộ. Khi đó anh là chủ sở hữu duy nhất của căn nhà và quyền sử dụng thửa đất nêu trên, không ai khác được tranh chấp, gây mất đoàn kết gia đình.

Anh có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên, lo trang trải công nợ và hậu sự sau này của Bố mẹ.

Bố, Mẹ mong các con mãi mãi yêu thương nhau, đùm bọc nhau, thuận hoà trên dưới. Chăm lo hương khói, giỗ tết cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Cố gắng phấn đấu vươn lên hơn nữa, xây dựng gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

Đây là Di chúc đầu tiên của Bố, Mẹ và cũng là sự định đoạt đầu tiên về quyền sở hữu căn nhà và quyền sử dụng đất nói trên. Bố, Mẹ mong các con hãy thực hiện đúng ý nguyện của Bố, Mẹ, tránh làm những điều gì ảnh hưởng đến hoà khí của gia đình ta.

Bản di chúc này do tự tay tôi (….) viết lại theo ý nguyện chung của hai vợ chồng chúng tôi. Sau khi tự mình đọc lại toàn văn Di chúc, chúng tôi công nhận đã hiểu rõ nội dung Di chúc; công nhận Bản di chúc được ghi chép lại chính xác, rõ ràng, đầy đủ và đúng ý nguyện của chúng tôi. Chúng tôi ký tên và điểm chỉ ngón trỏ bàn tay phải dưới đây để làm bằng chứng.

NHỮNG NGƯỜI LẬP DI CHÚC

NGƯỜI CHỒNG NGƯỜI VỢ

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày , tháng , năm Hai ngàn ……… (//20….), tại trụ sở Văn Phòng công chứng SUNLAW địa chỉ: Số ………, đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội..

Tôi Nguyễn Văn A – Công chứng viên Văn Phòng Công chứng SUNLAW thành phố Hà Nội ký tên dưới đây:

CÔNG CHỨNG:

Ông và vợ là bà (những người có tên, chứng minh nhân dân và địa chỉ ghi ở phần trên của Di chúc) đã tự nguyện lập Bản di chúc này.

Trước mặt tôi, ông và bà đã xuất trình Bản di chúc được viết sẵn và hai ông bà đều khẳng định đây là Bản di chúc do tự tay ông viết lại theo ý nguyện chung của cả hai Ông, Bà. Sau khi tự đọc lại và nghe tôi đọc lại toàn văn Bản di chúc, ông và bà công nhận bản Di chúc đã ghi chép hoàn toàn đầy đủ, chính xác, đúng với ý nguyện của hai người. Trước sự chứng kiến của tôi, ông đã tự tay viết vào phần cuối của nội dung Di chúc dòng chữ “Bản di chúc này do tôi tự tay viết theo ý nguyện chung của cả hai chúng tôi”.

Ông và bà đã tự tay ký và điểm chỉ vào từng trang của Bản di chúc trước sự chứng kiến của tôi.

Theo sự nhận biết của tôi vào thời điểm lập và ký Bản di chúc này, ông và bà có hành vi năng lực dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật.

Bản di chúc này có trang (trong đó có trang chứa đựng nội dung Di chúc và 01 trang là phần bìa và 01 trang là phần lời chứng của Công chứng viên) và được lập thành 02 bản chính (lưu tại Văn Phòng Công chứng Gia Khánh 01 bản).

SỐ CÔNG CHỨNG: /DC QUYỂN SỐ: 01/TP/CC-SCC/HĐGD

CÔNG CHỨNG VIÊN

————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1.

2.

3.

4.

5.

6.

4. Mẫu di chúc được lập tại văn phòng công chứng (có người làm chứng)

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG MINH KHUÊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI Trụ sở: Phòng 802, Tòa nhà VNT TOWER, Số 19, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

——————————————–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày tháng năm 20….. tại trụ sở Văn phòng công chứng ………… thành phố Hà Nội, Trụ s: Số ……., đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. trước sự chứng kiến của Công chứng viên Nguyễn Văn A và hai người làm chứng có tên dưới đây:

Người làm chứng thứ nhất: Bà , sinh năm 19, CMND số 0 do Công an Hà Nội cấp ngày , hộ khẩu thường trú tại: , phố , phường , quận , thành phố Hà Nội.

Người làm chứng thứ hai: Bà , sinh năm 19, CMND số do Công an Hà Nội cấp ngày , hộ khẩu thường trú tại: Số nhà , phố , phường , quận , thành phố Hà Nội.

Tôi là , sinh năm 19 có hộ khẩu thường trú tại: Số , phường , quận , Hà Nội. Tôi đã ở vào tuổi nhưng sức khoẻ vẫn bình thường, tinh thần vẫn minh mẫn. Tuy nhiên, ở vào tuổi của tôi, chỉ có thể biết được “bệnh”, chứ không thể biết được “mệnh” của mình. Vì vậy, tôi lập sẵn Bản di chúc này, phòng khi tôi qua đời, căn dặn đôi điều để vợ, con và các cháu thực hiện.

Tôi và vợ tôi là bà , sinh năm 19 (đã mất năm 19), sinh được người con. Con thứ nhất là , sinh năm 19 .Con thứ hai là , sinh năm 19 Sau khi vợ tôi là bà qua đời tôi đã kết hôn với bà . Tôi và bà không có con chung, lấy nhau để nương tựa lúc tuổi già.

Quá trình chung sống tôi với bà .. có tạo lập được một ngôi nhà tại: Số , phố , quận , thành phố Hà Nội, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số , hồ sơ gốc số do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày mang tên cả tôi và bà . Hiện nay tôi, bà và đang cùng chung sống trong ngôi nhà này.

Nếu mai này tôi qua đời, ngôi nhà này là tài sản chung của tôi với bà sẽ do bà tiếp tục quản lý, sử dụng và cho được ở cùng đến hết đời, vợ và con tôi không được quyền bán nhà. Nếu sau này bà cũng qua đời, thì con gái tôi và các con của bà mới được quyền bán nhà, để phân chia di sản chung của tôi với bà . Toàn bộ giá trị phần ngôi nhà là di sản của tôi, con tôi là sinh năm 19 , CMND số cấp tại Hà Nội ngày sẽ đư­ợc hư­ởng, để dùng vào việc hương hoả, thờ cúng cha mẹ.

Di chúc này có hiệu lực về phân chia thừa kế tài sản khi tôi đã qua đời, tôi mong vợ, con và cháu thực hiện đúng ý nguyện của tôi.

Bản di chúc này do tôi tuyên bố nội dung và nhờ ông Công chứng viên ghi chép lại. Ông Công chứng viên đã ghi chép lại và in ra bằng máy tính. Sau khi tự mình đọc lại toàn văn Di chúc, tôi công nhận đã hiểu rõ nội dung Di chúc; công nhận bản Di chúc được ghi chép lại chính xác, rõ ràng, đầy đủ và đúng ý nguyện của tôi. Tôi ký tên và điểm chỉ ngón trỏ bàn tay phải dưới đây để làm bằng chứng.

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(ký tên)

XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG

NGƯỜI LÀM CHỨNG THỨ NHẤT:

NGƯỜI LÀM CHỨNG THỨ HAI:

CHỨNG NHẬN CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, vào hồi giờ phút, ngày tháng năm Hai ngàn ….. (//20….) tại trụ sở Văn phòng công chứng ……………. thành phố Hà Nội, địa chỉ: Số ……….., đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Tôi, Nguyễn Văn A– Công chứng viên Văn phòng Công chứng ………… thành phố Hà Nội ký tên dưới đây,

Công chứng:

Ông (người có tên, CMND và địa chỉ ghi ở trên) đã tự nguyện lập Bản di chúc này.

Chứng kiến việc lập Di chúc của hai ông bà là các bà: (những người có CMND, địa chỉ nêu ở phần trên của di chúc).

Trước mặt tôi, ông đã tuyên bố toàn bộ nội dung Di chúc và nhờ tôi ghi chép lại. Tôi đã ghi chép lại nội dung Di chúc và in ra bằng máy tính. Sau khi tự đọc lại và nghe người làm chứng đã đọc lại toàn văn Bản di chúc, ông công nhận Bản di chúc đã ghi chép hoàn toàn đầy đủ, chính xác, đúng với ý nguyện của ông.

Ông đã tự tay ký và điểm chỉ vào từng trang của Bản di chúc trước sự chứng kiến của tôi.

Theo sự nhận biết của tôi vào thời điểm lập và ký Bản di chúc này, ông có hành vi năng lực dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật.

Các ông, bà: đã ký vào Bản di chúc với tư cách của người làm chứng.

Bản di chúc này có 04 trang và được lập thành 02 bản chính (lưu tại Phòng Công chứng Gia Khánh thành phố Hà Nội 01 bản).

SỐ CÔNG CHỨNG: /DC, QUYỂN SỐ: 01/TP/CC-SCC/HĐGD

CÔNG CHỨNG VIÊN

5. Giữ lại nhà thờ tổ khi không có di chúc ?

Thưa luật sư, Tôi có một vấn đề rất mong các luật sư giải đáp giùm: ba mẹ tôi mất có để lại 1 nhà thờ tổ và 1 mảnh đất nông nghiệp rộng ~3000m2, nhà tôi có 6 người con. Sau khi vừa mãn tang ba tôi được 1 tuần thì anh trai thứ 4 đã đem bán miếng đất nông nghiệp và kêu người vào xem nhà thờ tổ với ý định bán đi, mà không thông báo cho bất kì ai trong gia đình chúng tôi.

Xin luật sư tư vấn dùm là bây giờ chúng tôi phải làm những gì để có thể giữ lại nhà thờ tổ và mảnh đất của tổ tiên vì ba mẹ tôi mất không để lại di chúc và tất cả giấy tờ nhà cửa, sổ đỏ hiện anh thứ 4 của tôi đang giữ.
Xin cảm ơn!

Giữ lại nhà thờ tổ khi không có di chúc ?

Trả Lời:

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Xin giấy phép đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

Trong trường hợp này, khi bố mẹ bạn mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế của bố mẹ bạn được chia thừa kế theo pháp luật cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất quy định tại .

“Điều 674. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”

“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Theo đó việc bố mẹ bạn mất và không để lại di chúc thì toàn bộ di sản sẽ phân chia theo pháp luật. Việc anh trai thứ 4 của bạn bán đất và có ý định bán nhà thờ tổ là vi phạm pháp luật. Do đó để giữ và đòi lại quyền thừa kế hợp pháp của các thành viên thì cần làm đơn khởi kiện. Khi làm đơn khởi kiện và việc phân chia di sản theo pháp luật hoàn thành thì các thành viên có thể thỏa thuận giữ lại nhà thờ tổ. Đối với anh trai thứ 4 của bạn nếu vẫn khăng khăng muốn bán phần thừa kế theo di chúc mà anh trai thứ 4 của bạn được hưởng thì các thành viên có thể thỏa thuận trả số tiền tương đương với phần di sản đó để mua lại tài sản đó vì những người đồng sở hữu có quyền ưu tiên mua lại tài sản.

Việc anh trai thứ 4 của bạn đã tự ý bán mảnh đất nông nghiệp, do mảnh đất đó là di sản thừa kế mà ba mẹ bạn để lại, những người đồng thừa kế đều có quyền sử dụng đối với mảnh đất đó, nếu anh trai thứ 4 của bạn bán cả phần của những người còn lại mà không có chữ ký của những người còn lại thì sẽ không thực hiện được bán mảnh đất này hợp pháp. Trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Xin hướng dẫn cho bạn Thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế theo pháp luật:

Thành phần hồ sơ khởi kiện:

+ (theo mẫu)

+ Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

+ Bản kê khai các di sản;

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có).

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết về việc thụ lý và yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng, trường hợp có lý do chính đáng thì được kéo dài nhưng không quá 2 tháng.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Theo quy định của Bộ luật dân sự, thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác quyền thừa kế của người khác là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Đối với yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại, thời hiệu khởi kiện là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0899456055.

Trân trọng./.

6. Quyền thừa kế tài sản khi không có di chúc ?

Kính gửi Luật sư: Xin luật sư tư vấn giúp em về vấn đề tài sản của ông bà để lại nhưng không có di chúc. Nội dung cụ thể như sau. Gia đình bố em có 6 người con, 3 trai, 3 gái hiện tại bố em và 1 bà cô đã qua đời. Hồi xưa ông bà nội em phát hoang một mảnh vườn và hiện nay gia đình em đang ở ( Hồi xưa ông bà vẫn đóng thuế nhà đất nhưng em nhớ là hồi đó chưa có chính sách cấp sổ đỏ).

Bố mẹ em cưới năm 1983 và ra ở riêng trên một mảnh vườn khác. Ông bác thứ hai cưới vợ và ở gần nhà ông bà nội chung trên mảnh vườn nhưng khác nhà . Năm 1984 thì ông nội mất, đến năm 1993 gia đình em chuyển về sống cùng bà nội chung một nhà với bà nội, ông bác thứ 2 chuyển đi mảnh vườn khác sát ngoài đường bằng phẳng hơn. Đến năm 1999 thì bà nội qua đời, gia đình em vẫn ở trên mảnh vườn của ông bà để lại không có di chúc cho ai mảnh vườn cả. Từ đó tới nay thuế nhà đất gia đình em đều đóng cho chính quyền xã (Còn lưu 1 số phiếu thu ). Năm 2010 thì bố em qua đời, mẹ và các em của em vẫn ở trên mảnh vườn đó, và đầu năm nay (2014) khi có chính sách đo và cấp lại thẻ đỏ vườn ở cho toàn xã, mảnh vườn của gia đình em được chính quyền xả cấp sổ đỏ đứng tên mẹ em. Cách đây mấy tháng 2 ông bác tới đòi mẹ em phải chia 3 mảnh vườn cho 3 anh em là 2 ông bác 2 phần nhà em 1 phần (Hai ông bác tự ý ra đo vườn tự chia và làm văn bản rồi 2 ông bác tự ký với nhau nhưng mẹ em không ký. Gia đình em có nhờ công an xóm vào can thiệp và đã chấm dứt (Lúc đó vườn đã có giấy hẹn lấy sổ đỏ nhưng chưa có sổ đỏ góc) sau khoảng 1 tháng thì gia đình em đã nhận được sổ đỏ. Và cách đây 2 ngày ông bác thứ 2 bảo là bác cả đồng ý chia nên tự ý vào vườn nhà em chặt phá. (Tuy nhiên chặt phá ngoài phạm vi đo khi làm sổ đỏ nhưng khu vực đó vẩn nằm chung trong vườn chỉ là khi đo làm sổ đỏ, vì vườn là sườn đồi nên địa chính không đo khắt khe sát góc cạnh mảnh vườn mà chỉ đo những chổ gần gần nhà ở).

Vậy xin luật sư tư vấn giúp em mấy vấn đề sau:

1. Hai bác làm như vậy có hợp pháp không?

2 Ông bà đã mất hơn 10 năm, vườn đã được cấp sổ đỏ đứng tên mẹ em thì các bác có quyền khởi kiện không? Nếu khởi kiện mảnh vườn đó có thuộc về gia đình em không?

3 Hành động vào vườn phá hoại như vậy em nên xử lý theo tình tự thế nào thì đúng pháp luật. Nếu làm đơn trình bày nhờ chính quyền can thiệp thì em nên viết như thế nào?

Rất mong nhận được tư vấn của luật sư! Gia đình em xin chân thành cám ơn!

– D.T.K

>> :

Trả lời :

Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến ,căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

-Theo của Quốc hội

Điều 224. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung

1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Điều 255. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật:

Điều 259. Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.

Điều 260. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại.

Điều 261. Bảo vệ quyền của người chiếm hữu mà không phải là chủ sở hữu

Các quyền được quy định tại các điều từ Điều 255 đến Điều 260 của Bộ luật này cũng thuộc về người tuy không phải là chủ sở hữu nhưng chiếm hữu tài sản trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề hoặc theo căn cứ khác do pháp luật quy định hoặc theo thoả thuận.

Điều 633. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

Điều 635. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Điều 645. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

-Theo Luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 của Quốc hội

Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

Điều 164. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án
;
l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

-Theo

1. Xác định quyền sử dụng đất là di sản

1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

c) Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

Như vậy trong trường hợp của bạn có thể thấy là cả ông và bà nội của bạn đều chết không để lại di chúc,do đó phần di sản mà 2 người để lại sẽ được chia theo qui định của pháp luật.Theo thông tin bạn cung cấp thì năm 1984 ông nội bạn mất,theo qui định pháp luật thì thời điểm mở thừa kế là kể từ thời điểm ông bạn mất.Những người có quyền thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.Người ra người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.Do vậy,khi ông bạn mất thì nhũng người thuộc hàng thứ nhất còn sống sẽ được chia những suất thừa kế như nhau.Những người thừa kế hàng thứ 1 trong trường hợp của gia đình bạn bao gồm : ba nội,bố bạn,2 bác trai,2 bác gái và cô của bạn (nếu còn sống tại thời điểm lúc ông bạn mất).Tuy nhiên kể từ ngày ông bạn mất đã hơn 10 năm nhưng giữa những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của gia đình bạn không có tranh chấp gì về quyền thừa kế và nếu như có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.Do vậy muốn được khỏi kiện yêu cầu tòa án chia di sản của ông bạn để lại thì phải có chữ kí của tất cả các đồng thừa kế thì di sản do ông nội bạn để lại chuyển thành tài sản chung của các thừa kế và tòa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.

Ngoài ra trong trường hợp của gia đình bạn,ông và bà nội của bạn phát hoang một mảnh vườn và không có một loại giấy tờ nào chứng nhận quyền sử dụng nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.Theo thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm có tranh chấp do đó có thể thấy gia đình bạn đã sử dụng đất hợp pháp và đúng theo qui định của pháp luật.Do vậy gia đình bạn có quyền yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế theo qui định pháp luật về chia tài sản chung và không áp dụng thời hiệu trong trường hợp này.Về nguyên tắc phần di sản ông bạn để lại sẽ trị giá bằng một phần hai giá trị của khối tài sản chung của ông và bà nội của bạn trừ trường hợp hai ông bà có thỏa thuận khác.Do đó theo qui định pháp luật thì phần di sản của ông bạn sẽ được chia thành 7 suất bằng nhau cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bà,bố,2 bác trai,2 bác gái và cô bạn (nếu còn sống tại thời điểm ông bạn mất).Trong trường hợp cô bạn mất trước khi ông bạn mất thì di sản của ông sẽ được chia thành 6 suất bằng nhau .

Thời điểm mở thừa kế thứ hai trong trường hợp của bạn đó là khi bà bạn mất năm 1999 và không có di chúc.Do vậy di sản của bà để lại bao gồm một nửa trị giá khối di sản chung của bà và ông nội bạn thuộc quyền sở hữu của bà bạn và phần di sản bà được thừa kế theo pháp luật khi ông bạn mất để lại sẽ được chia theo qui định pháp luật.Di sản của bà bạn sẽ được chia thành 6 suất bằng nhau cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu tại thời điểm à bạn mất cô bạn vẫn còn sống.Trong trừng hợp cô bạn đã mất trước bà bạn thì sẽ được chia thành 5 suất bằng nhau.Do đó 2 bác của bạn yêu cầu đòi chia mảnh vườn ra thành 3 phần như thông tin bạn cung cấp là không hợp pháp.Tuy nhiên mẹ của bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mẹ của bạn có thể thỏa thuận với các bác trong nhà thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ thanh toán bằng tiền hoặc tài sản khác có giá trị tương ứng với phần diện tích đất mà gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vượt quá phạm vi phần di sản thừa kế mà bố bạn được hưởng.Gia đình bạn hoặc các bác bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế.Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện bao gồm những nội dung sau:Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;Tên, địa chỉ của người khởi kiện;Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;Tên, địa chỉ của người bị kiện;Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Họ, tên,địa chỉ của người làm chứng, nếu có;Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án; Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.Về cách thức gửi có thể gửi trực tiếp tại tòa án hoặc gián tiếp thông qua đường bưu điện.

Ngoài ra theo thông tin của bạn cung cấp thì hai bác của bạn có hành vi tự ý vào vườn nhà bạn chặt phá.,uty nhiên chặt phá ngoài phạm vi đo khi làm sổ đỏ.Tức là không thuộc phạm vi đất mà mẹ bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng,tuy nhiên gia đình bạn vẫn đóng thuế đất và được nhà nước công nhận quyền chiếm hữu sử dụng hợp pháp mảnh vườn đó.Vì vậy bạn có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.Về hình thức nội dung đơn yêu cầu tòa án ơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi cho bạn có nội dung tương tự như trên đã tư vấn bao gồm:Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;Tên Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền nhận đơn yêu cầu;Tên, địa chỉ của người yêu cầu;Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật;Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với người có hành vi trái pháp luật , người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Họ, tên,địa chỉ của người làm chứng, nếu có;Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp;Các thông tin khác mà bạn xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;người yêu cầu phải kí tên vào cuối đơn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *