Mất bằng lái xe có được điều khiển phương tiện tham gia giao thông ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào Công ty xin giấy phép, tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp: Tôi bị mất bằng lái xe ô tô, tuần trước tôi có làm thủ tục cấp lại và được hẹn 60 ngày sẽ có bằng. Vậy trong thời gian này, nếu tôi điều khiển xe ra đường có bị xử phạt hành chính hay không? Tôi cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

 (văn bản mới: quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông)

2. :

Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Ngoài ra khi lái xe tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo giấy phép lái xe, đăng ký xe và một số giấy tờ khác.

“1.Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”.

Như vậy, giấy phép lái xe là một trong các loại giấy tờ bắt buộc người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 171/2013/ NĐ-CP của Chính phủ quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

“3.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a)Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy phép lái xe”.

Mức phạt này vẫn được giữ nguyên tại nghị định số 46/2016/NĐ-CP cụ thể tại khoản 3, điều 21 quy định như sau:

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;

Như vậy, nếu bạn không mang giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, cần phân biệt “không mang theo Giấy phép lái xe” và “không có Giấy phép lái xe”. Nếu bạn bị mất Giấy phép lái xe vào thời điểm bị kiểm tra và bạn đã có giấy hẹn ngày đến lấy bằng mới; thì giấy hẹn đó chỉ chứng minh bạn không thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe, để bị xử phạt hành chính với mức phạt cao hơn mà thôi. Giấy hẹn ngày đến lấy bằng mới không có giá trị thay thế cho bằng lái xe đã bị mất.

Pháp luật hiện hành chỉ quy định 1 trường hợp được điều khiển phương tiện khi không có giấy phép lái xe là đó là trường hợp giấy phép bị tạm giữ. Khoản 2 Điều 75 Nghị định 171/2013.NĐ-CP quy định:

“2. Để bảo đảm thi hành hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật . Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ”.

Theo như quy định trên, nếu không bị mất quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian chờ giải quyết vi phạm thì giấy hẹn có giá trị thay thế cho những giấy tờ đang bị tạm giữ. Người không có giấy phép lái xe trong thời gian chờ xử lý vi phạm thì vẫn được phép điều khiển phương tiện. Nếu đã qua thời hạn xử lý vi phạm, người vi phạm vẫn không chấp hành các biện pháp xử phạt, mà điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt như trường hợp không có giấy tờ.

Trong trường hợp này của bạn, bạn bị mất giấy phép lái xe chứ không phải giấy phép lái xe của bạn bị tạm giữ. Nên bạn không thuộc trường hợp theo quy định của Điều 75 Nghị định 171/NĐ-CP. Nếu bạn điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi không có giấy phép lái xe thì bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định với mức phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *