Mã số mã vạch có phải đóng phí duy trì không? Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch bị xử lý thế nào?

mã số mã vạch là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt. Phí duy trì mã số mã vạch hàng năm, nộp sau khi đã được cấp sử dụng mã vạch nộp

Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tư­ợng cần quản lý một dãy số hoặc dãy chữ và số sau đó thể hiện dư­ới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc đư­ợc.

Mã số mã vạch gồm 2 phần:

  • Mã số GS1 là một dãy chữ số nguyên, trong đó có các nhóm số để chứng minh về xuất xứ hàng hoá như: đây là sản phẩm gì? do công ty, tổ chức nào sản xuất ? công ty đó thuộc quốc gia nào? Do cách đánh số nh­ư vậy, mỗi loại hàng hoá sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất trên toàn thế giới.
  • Mã vạch GS1 (BarCode) là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ đư­ợc thiết kế theo một nguyên tắc mã hoá nhất định để thể hiện mã số hoặc cả chữ lẫn số dư­ới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được còn còn gọi là thiết bị quét quang học. Thiết bị đọc được kết nối với máy tính và mã vạch đ­ược giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tiệp dữ liệu liên quan đến hàng hoá đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa.

Như vậy mã số mã vạch là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa với một loại mã hiệu đặc biệt.

Mã số hàng hóa nó được cấu tạo như thế nào?

Đến nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về mã số hàng hoá:
Một là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), được lưu hành từ thập kỷ 70 của thé kỷ XX cho đến nay.
Hai là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,…; trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống mã số hàng hoá EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và EAN-8.
+ Cấu trúc của EAN-13:
Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau (xem hình 1):
Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)
Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra

Phí duy trì mã số mã vạch

Phí duy trì mã số mã vạch hàng năm, nộp sau khi đã được cấp sử dụng mã vạch nộp trước ngày 30/6 của năm tiếp theo. Theo Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Theo ngày 01/11/2017 của Chính phủ)

Theo Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP

Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;

b) Không làm thủ tục gia hạn khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;

c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

đ) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công hoặc bao gói tại Việt Nam;

e) Không khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia; khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế của thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN;

g) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;

b) Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;

c) Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản;

b) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế;

b) Cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng mã số mã vạch GS1 hợp pháp;

c) Phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

5. Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa và loại bỏ mã số mã vạch vi phạm trên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, vật phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này”.

Theo Điều 33 Nghị định 119/2017/NĐ-CP

Điều 33. Vi phạm về sử dụng giấy chứng nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không đúng thẩm quyền;

b) Sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này”.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê

——————————————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *