Hàng xóm sửa nhà làm nứt tường nhà mình có yêu cầu bồi thường thiệt hại được không?

Chảo luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau: tháng 12/ 2018 nhà hàng xóm liền kề nhà của tôi có tiến hành sửa nhà. Tuy nhiên, đến nay nhà chúng tôi đã bị nứt một bên tường và có hiện tượng các mảng tưởng bị bong chóc. Tôi cho rằng do việc sửa nhà bên cạnh gây ra nên tôi có yêu cầu

Mục lục bài viết

nhà hàng xóm và yêu cầu bồi thường chi phí sửa chữa. Tuy nhiên, nhà hàng xóm cho rằng việc tường nhà tôi nứt không liên quan đến việc sửa nhà bên nên không bồi thường. Tôi muốn hỏi trường hợp của nhà tôi có được yêu cầu bồi thường thiệt hại không? và phải làm thế nào? Tôi xin cảm ơn.

TRẢ LỜI:

Trước hết thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật công ty Xin giấy phép cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã tìm hiểu và tư vấn như sau:

1. Việc xây dựng ảnh hưởng và gây thiệt hại đến bất động sản liền kề có phải bồi thường không?

Vấn đề nhà bạn bị hư hỏng, thiệt hại do việc xây dựng của nhà hàng xóm gây có thể thuộc vào trường hợp quy định tại Điều 605 B Về Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra:

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Tuy nhiên, để có thể yêu cầu bồi thưởng thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra phải thỏa mãn các điều kiện sau:

– Có sự kiện gây thiệt hại trên thực tế: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi mà có sự kiện gây thiệt hại trên thực tế.

– Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: sự kiện đó phải gây ra thiệt hại trên thực tế, có thể xác định, định hình được thiệt hại xảy ra.

– Phải có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện và thiệt hại trên thực tế: có nghĩa là sự kiện xảy ra phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại.

Hơn nữa, theo Điều 15 :

Điều 15. Xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư

1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại:

a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án;

b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại.

Căn cứ vào những quy định trên, nếu như tình trạng nứt, bong chóc tường của gia đình bạn có nguyên nhân là do việc nhà hàng xóm sửa nhà gây nên thì hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà hàng xóm bồi thường thiệt hại.

* Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: lỗi gây ra thuộc về bên thứ ba ( bên được thuê để tiến hành thi công sửa nhà ) thì bên thứ ba phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cùng với chủ sở hữu ngôi nhà đó.

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây nên:

– Trước hết, vấn đề bồi thường thiệt hại thì giữa các bên liên quan cần có sự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có thể gia đình bạn có thể khởi kiện ra tòa án.

– Các bước khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại:

Theo khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án thẩm quyền giải quyết vụ án tranh chấp dân sự:

Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, gia đình bạn làm đơn khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp quận ( huyện) nơi bị đơn cư trú và sẽ nộp tạm ứng phí cho cơ quan thi hành án dân sự. Sau khi xem xét đơn thì Tòa án có quyết định có thụ lý vụ án hay không.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *