Lưu ý khi đặt biển quảng cáo cho tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, tôi vừa hoàn thành thủ tục thành lập công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Bây giờ, tôi muốn được tư vấn về việc đặt biển quảng cáo cho công ty, tôi cần phải có những lưu ý nào ? Cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

;

sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 131/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định xử phạt hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định xử phạt trong lịch vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

2. :

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang muốn đặt biển quảng cáo cho công ty. Vậy bạn cần chú ý những nội dung sau:

Về biển hiệu phải đáp ứng được điều kiện như:

Điều 34. Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh

1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Địa chỉ, điện thoại.

2. Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.

3. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:

a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;

b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

4. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

5. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì biển hiệu của bạn cần phải có nội dung rõ ràng, tên cơ quan chủ quản trực tiếp, tên công ty của bạn theo đúng giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, địa chỉ và số điện thoại. Chữ viết phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới tiếng Việt. 

Trừ những trường hợp sau đây thì biển hiệu có thể không phải thể hiện nội dung bằng tiếng Việt như nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tiêng riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt.

– Nếu không tuân thủ theo những quy định trên, thì bạn có thể sẽ bị phạt tới 20.000.000 VNĐ theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Các mức xử phạt cụ thể là:

Điều 66. Vi phạm quy định về biển hiệu

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại;

b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;

b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;

c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;

d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;

g) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;

b) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;

c) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c, d và g khoản 2, khoản 3 Điều này

Như vậy, theo quy định trên thì bạn có thể bị xử phạt tối thiểu là 5.000.000đ đến tối đa 20.000.000đ tùy theo mức vi phạm cụ thể và buộc phải tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi tại khoản 1, các điểm a,b,c,d và g khoản 2 và khoản 3 điều này.

Về thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp Quận (huyện) hay Cơ quan Thanh tra chuyên ngành 

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Lưu ý khi đặt biển quảng cáo cho tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *