Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định thế nào về đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định thế nào về đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– 

– N

–  

2. Nội dung tư vấn :

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Theo thông tư 59/2015/ TT-BLĐTBXH có quy định:

“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

Chào Xin giấy phép. Tôi đóng bhxh được 7 năm tính từ tháng 8-2009 đến nay. Tháng 7 tôi bầu khoảng 4.5 tuần thì bị ra máu tôi đã đi khám và được nghỉ hưởng bhxh 5 ngày. Sau 5 ngày tôi lại làm đơn xin công ty cho nghỉ 1tháng không hưởng lương vì sức khỏe chưa được ổn định. Công ty tôi bảo là nếu sau 1 tháng mà không đi làm thì sẽ bị hủy hợp đồng. Vậy nếu giờ tôi viết đơn nghỉ việc thì có được hưởng chế độ thai sản sau sinh không ? Hiện tại tôi đang mang thai được 2.5 tháng dự kiến sinh là đầu tháng 4-2017. Tôi xin cảm ơn.

Dự sinh của bạn vào tháng 4.2017 do đó 12 tháng trước sinh được tính từ 4.2016 đến 4.2017, trong khoảng thời gian nay chị có 6 tháng đóng BHXH không cần liên tục thì bạn được hưởng chế độ thai sản.

2. Chế độ nghỉ hưởng thai sản khi vợ sinh con

Luật BHXH năm 2014 có quy định: 

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

“2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”

“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Tại thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tại điều 9, khoản 2 điều kiện hưởng chế độ thai sản

“2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.”

Chào luật sư. Tôi công tác trong quân đội. Vợ tôi mới sinh hồi tháng 2 năm 2016. Tôi tháng nào cũng đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Vậy hỏi luật sư. Tôi được hưởng gì từ luật bảo hiểm xã hội của chế độ thai sản không ạ ? Tôi được biết tôi được hưởng 2 tháng lương cơ bản. Vậy tôi xin tư vấn của luật sư. Cảm ơn luật sư.

Như vậy chỉ có cha tham gia BHXH và cha có khoảng thời gian đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh thì cha được hưởng trợ cấp 1 lần là 2 tháng lương cơ sở.

3. Chi trả viện phí khi sinh con

Theo thông tư 40/2015/TT-BYT

“Điều 11. Các trường hợp được coi là đúng tuyến khám chữa bệnh

1. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.

2. Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).

3. Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.

4. Trường hợp cấp cứu:

a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.

b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đãtiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.

5. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.

6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.”

Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 có quy định:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế.

….

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Xin chào, nhờ luật sư tư vấn giúp trường hợp của em. Em làm việc tại ngân hàng ACB được khoảng 5 năm, đóng BHXH, BHYT đầy đủ.Thời gian gần đây do có xích mích vì vấn đề công việc nên đã nghỉ việc (1/6/2016). Hiện nay em đang mang thai 5 tuần (thời điểm bắt đầu mang thai có lẽ là 1/8/2016) và đang ở nhà làm nội trợ. Em muốn hỏi 1 số ý về BHXH cũng như BHYT:1. Trong thời gian mang thai và nghỉ thai sản (sau khi sinh) thì em có được hưởng các khoản tiền như trong BHXH quy định không ? 2. Chi phí khám thai và sinh nở ( sinh thường / mổ) có được hưởng BHYT không ? (2 tháng này công ty đã thu lại BHYT và em cũng chưa đóng tiếp)3. Trường hợp em đi làm tiếp ở công ty khác có BHXH và BHYT thì có được hưởng chế độ BHYT và BHXH không ? Em xin cảm ơn.

– Đối với BHYT nếu bạn chấm dứt HĐLĐ với công ty thì chưa được hưởng quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh từ BHYT nữa.. Việc bạn làm tiếp tạ 1 đơn vị khác và được đóng BHXH thì bạn được hưởng các chế độ từ BHYT và BHXH.

Xin chào luật sư, xin luật sư trả giúp câu hỏi của em là : Công ty em ở quận 10 và đăng ký bảo hiểm ở quận 10 .Vậy em có thể đi khám thai và sinh ở bệnh viện khác có được hưởng thai sản không ?Cảm ơn luật sư.

Việc bạn khám thai và sinh con thì sẽ được hưởng quyền lợi từ BHYT tùy theo cơ sở khám chữa bệnh của bạn ở đâu để có mức hưởng khác nhau.

Mọi thông tin chưa rõ vui lòng liên hệ trực tiếp qua tổng đài tư vấn pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Mọi vướng mắc xin vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật lao động – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *