Liên tiếp hầu kiện vẫn chưa biết kiện!

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Sau khi bị phía Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)… áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực, các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội của Việt Nam vẫn còn hiểu biết “mơ hồ” trong việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) Đỗ Bá Phú khẳng định, DN có thể yêu cầu miễn phí cơ quan quản lý điều tra hàng nhập khẩu, nhưng cần chủ động cung cấp thông tin. Còn luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, giải thích, PVTM là nhóm công cụ duy nhất DN có quyền sử dụng nhằm bảo vệ sản xuất nội địa. Khả năng thành công cao do cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu có quyền quyết định cuối cùng, hiệu quả đạt được cũng mang tính lâu dài.

>>

 

Các điều kiện quan trọng đều thiếu

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép DN khởi kiện CBPG, chống trợ cấp và đề nghị áp dụng biện pháp tự vệ nhằm chống lại hàng nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh, hoặc lành mạnh song gây thiệt hại nghiêm trọng (nhập khẩu ồ ạt khiến sản xuất trong nước không “kháng cự” nổi). Tuy nhiên, DN Việt Nam mới tiến hành một vụ kiện đề nghị áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu và không thành công sau hơn 1 năm theo đuổi.
 

Một khảo sát gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, gần 70% DN không hiểu hoặc hiểu sơ sài nội dung cơ bản của các hiệp định trong khuôn khổ WTO, 50% chưa am hiểu các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam liên quan đến ngành mình, 81,4% không biết gì về diễn biến đàm phán của Việt Nam đang tiếp tục thực hiện trong khuôn khổ WTO… Luật sư Trần Hữu Huỳnh lý giải, Việt Nam đã hội nhập WTO gần 4 năm, hệ thống pháp lý đã tương đối hoàn chỉnh, song cả các hiệp hội lẫn DN vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về quyền được sử dụng, thủ tục, phương pháp, kỹ năng cần thiết… sử dụng các công cụ PVTM. Đồng thời, các DN có cùng lợi ích ít chịu liên kết cùng khởi kiện, thiếu tiền (cao không kém chi phí kháng kiện), kinh nghiệm thực tế, trợ giúp pháp lý (trong nước chưa có Cty luật chuyên tư vấn về lĩnh vực này)…
 

Ông Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam, ước tính, cao nhất mới có 50% hội viên hiểu biết “mơ hồ” về quyền PVTM nên áp dụng cũng “lơ mơ”. Một số hội viên cũng đã phản ánh những mặt hàng nhập khẩu “có thể” bán phá giá, song thông tin mang nặng cảm tính, sơ sài. Đồng thời, Hiệp hội mới “hỗ trợ” bằng động tác chuyển kiến nghị của DN tới các cơ quan chức năng.
 

Bà Vũ Thị Hải Anh, Trưởng Phòng Pháp chế, Tổng Cty Thủy tinh và Gốm xây dựng (một trong nhóm DN khởi kiện vụ kính nổi) phàn nàn, quá trình thu thập số liệu mặt hàng nhập khẩu này mang tính không chính thức vì hải quan không có nghĩa vụ cung cấp thông tin. Chưa kể, một số DN chuyên nhập khẩu cùng là hội viên Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam còn xung đột quyền lợi với nhóm DN khởi kiện.

 

Liên kết để kiện bài bản

Chuyên gia cao cấp của EU, Claudio Dordi, cho biết, đại đa số các vụ kiện CBPG đối với hàng nhập khẩu tại đây đều do một hoặc một nhóm Cty hàng đầu liên kết lại, hoặc thông qua các hiệp hội, liên minh để kiện. Đại đa số DN sản xuất trong nước của Việt Nam thuộc diện vừa và nhỏ nên cần chủ động liên kết chặt chẽ, thông qua hiệp hội nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cần thiết đi kiện, đáp ứng tư cách khởi kiện cũng như thu thập thông tin cần thiết. Đặc biệt, cần chuẩn bị chiến lược vận động “hành lang” phù hợp nhằm chống lại áp lực lớn từ các nhà sản xuất nước ngoài.
 

Ông James Lockett, đại diện Hãng Luật Baker&McKenzie (Mỹ) tại Việt Nam, khuyên nguyên đơn nên sử dụng cố vấn thương mại và luật sư chuyên ngành trong quá trình thu thập bằng chứng về bán phá giá và thiệt hại của sản xuất nội địa, xác định phạm vi sản phẩm bị khởi kiện, chuẩn bị phù hợp với yêu cầu của cơ quan điều tra, gửi hồ sơ yêu cầu tới các cơ quan Chính phủ liên quan…
 

Ông Cao Sĩ Kiêm cho rằng, Chính phủ cần xây dựng một chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức cho DN, hiệp hội trong lĩnh vực PVTM. Luật sư Trần Hữu Huỳnh cũng đề xuất, trong Luật Công bố thông tin (Luật Tiếp cận thông tin) cần quy định rõ DN hoặc hiệp hội có thể tiếp cận những loại thông tin nào do cơ quan quản lý (thống kê, hải quan…) nắm giữ trong quá trình thu thập chứng cứ khởi kiện, trách nhiệm cung cấp số liệu ra sao. Trong chương trình đưa ra nước ngoài đào tạo 50 luật sư quốc tế của Chính phủ, nên lưu ý đào tạo một số người chuyên sâu về lĩnh vực PVTM. Bên cạnh đó, cần tính tới thành lập những hiệp hội chuyên về nhập khẩu, xuất khẩu để bảo vệ quyền lợi hội viên chặt chẽ, tránh mâu thuẫn quyền lợi giữa các thành viên.
 

Ông Đỗ Bá Phú mong muốn, hằng năm sẽ họp với các DN sản xuất trong nước và hiệp hội nhằm rút kinh nghiệm, rà soát ngành hàng nhập khẩu nào có khả năng khởi kiện, sử dụng công cụ phòng vệ nào, đề xuất biện pháp hỗ trợ từ cơ quan quản lý…
 

Đại diện Cty Cổ phần Cao su Sao Vàng “tố” một số DN Việt Nam đặt hàng săm lốp ôtô Trung Quốc, Thái Lan chất lượng kém, khai báo gian dối để nên bán rất rẻ tại thị trường nội địa. Cty Sao Vàng từng nhiều lần kiến nghị cơ quan Nhà nước xây dựng rào cản kỹ thuật, nhưng không được đáp ứng.
 

Nhiều DN sản xuất thép lo ngại, hằng năm, một lượng thép khổng lồ nhập về Việt Nam. Ông Lê Phước Vũ, Tổng Giám đốc Cty Tôn Hoa Sen, cho biết, năm 2009, giá thép bán tại Trung Quốc trên 600 USD/tấn thì tại Việt Nam tụt xuống dưới 500 USD, do các nhà nhập khẩu thép có nguồn gốc Trung Quốc xả hàng. Giá thép của Việt Nam trồi, sụt bất thường đều do các Cty nhập khẩu gian lận thương mại, bán pháKẽ hở nhập lậu tiểu ngạch.

Nhiều nhà sản xuất rất băn khoăn về tình trạng hàng hóa nhập lậu theo đường tiểu ngạch vừa nhằm trốn thuế, vừa khó thống kê số lượng chính xác phục vụ đánh giá tác động cụ thể đối với sản xuất trong nước. Đây chính là lý do khó áp dụng PVTM. Ông Trịnh Minh Châu, Giám đốc Nhà máy Đường Sóc Trăng, lo ngại, hạn ngạch nhập khẩu đường cả nước chỉ khoảng 150.000 tấn, nhưng có tới 200.000 – 300.000 tấn từ Thái Lan, Campuchia nhập về với giá bán thấp hơn tại 2 nước này. Một số DN tự khảo sát thì thấy, có thời điểm, giá đường tại Thái Lan 18.000 – 19.000 đồng/kg, nhưng bán vào Việt Nam chỉ có 13.500 đồng, khiến hàng loạt nhà máy đường tại đồng bằng sông Cửu Long khốn đốn vì giá thành sản xuất đã là 14.500 đồng.

 

giá thị trường. Ông Vũ còn cảnh báo, do biến động về quy hoạch ngành Thép ở Trung Quốc, nhiều khả năng các DN nước này sẽ tìm cách “dồn” hàng sang Việt Nam…

 

Kẽ hở nhập lậu tiểu ngạch

Nhiều nhà sản xuất rất băn khoăn về tình trạng hàng hóa nhập lậu theo đường tiểu ngạch vừa nhằm trốn thuế, vừa khó thống kê số lượng chính xác phục vụ đánh giá tác động cụ thể đối với sản xuất trong nước. Đây chính là lý do khó áp dụng PVTM. Ông Trịnh Minh Châu, Giám đốc Nhà máy Đường Sóc Trăng, lo ngại, hạn ngạch nhập khẩu đường cả nước chỉ khoảng 150.000 tấn, nhưng có tới 200.000 – 300.000 tấn từ Thái Lan, Campuchia nhập về với giá bán thấp hơn tại 2 nước này. Một số DN tự khảo sát thì thấy, có thời điểm, giá đường tại Thái Lan 18.000 – 19.000 đồng/kg, nhưng bán vào Việt Nam chỉ có 13.500 đồng, khiến hàng loạt nhà máy đường tại đồng bằng sông Cửu Long khốn đốn vì giá thành sản xuất đã là 14.500 đồng.

 

 

 Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá

Những năm gần đây, song song với thương mại toàn cầu ngày càng tự do hoá thì các biện pháp CBPG cũng được áp dụng ngày càng tăng. Kể từ năm 1994 đến nay, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với 34 vụ kiện CBPG, trong đó có nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn như cá tra, basa, tôm và da giầy… Để giảm thiệt hại do các vụ kiện CBPG gây ra đối với Việt Nam, đồng thời giúp DN có thêm thời gian chuẩn bị và chủ động phòng, tránh các vụ kiện, trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của Chương trình Hỗ trợ Cạnh tranh toàn cầu cho DN Việt Nam (GCF), Cục Quản lý Cạnh tranh đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các vụ kiện CBPG đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, hệ thống đang trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ được hoàn thiện trong thời gian tới. Thông tin về hệ thống cảnh báo sớm có thể được truy cập trên website www.canhbaosom.vn hoặc www.earlywarning.vn

 

Các biện pháp phòng vệ trong thương mại quốc tế

Trong thương mại quốc tế, các biện pháp CBPG, chống trợ cấp và tự vệ được coi là 3 cột trụ của hệ thống các biện pháp PVTM và được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hoá nước khác. Về bản chất, biện pháp CBPG và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu.

Trong khi biện pháp CBPG là để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh thì biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu. Khác với 2 biện pháp CBPG và chống trợ cấp, biện pháp tự vệ thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp nhằm hạn chế những tác động không thuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu. Như vậy, biện pháp tự vệ có thể được áp dụng kể cả khi các đối tác thương mại thực hiện kinh doanh một cách chính đáng, không có tình trạng bán phá giá hoặc trợ cấp. Chính vì vậy, biện pháp tự vệ được áp dụng một cách khắt khe hơn so với 2 biện pháp còn lại. Nếu như yêu cầu về điều kiện để áp dụng biện pháp chống phá giá và chống trợ cấp chỉ dừng lại ở mức cơ quan điều tra phải chứng minh có tình trạng bán phá giá hay trợ cấp và việc bán phá giá hoặc trợ cấp đó gây thiệt hại “đáng kể” cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước thì trong các cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan điều tra phải chứng minh được tình trạng thiệt hại “nghiêm trọng” mà ngành sản xuất hàng hóa “tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp” trong nước phải hứng chịu do việc gia tăng “bất thường” của luồng hàng hóa nhập khẩu – Cục Quản lý Cạnh tranh.

 Tiến Ngân

Nguồn: http://thanhtra.com.vn

(MKLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)   

———————————————————-

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. .

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *