Không có hộ khẩu ở Hà Nội có được mua đất và xây nhà trên đất đó không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào Luật sư! Cho tôi hỏi một chút về vấn đề đất đai. Bố mẹ tôi muốn mua miếng đất ở Hà Nội nhưng không có hộ khẩu ở Hà Nội thì có được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nếu sau này bố mẹ tôi muốn xây nhà trên mảnh đất đó thì có cần có sổ hộ khẩu tại Hà Nội không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của

>>

Xin chào Luật sư! Cho tôi hỏi một chút về vấn đề đất đai. Tôi có 2 vấn đề cần hỏi. Thứ nhất, bố mẹ tôi muốn mua đất ở Hà Nội, tuy nhiên bố mẹ tôi không có hộ khẩu ở Hà Nội thì có được đứng tên trên hay không? Thứ hai, nếu mua đất đó mà sau này bố mẹ tôi muốn xây nhà trên mảnh đất đó thì có cần có sổ hổ khẩu mới được cấp phép xây dựng hay không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. :

1. Bố mẹ không có hộ khẩu ở Hà Nội mà mua đất thì có được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?

Hiện nay, không có quy định nào hạn chế quyền được mua đất ở tỉnh khác khi không có hộ khẩu thường trú, trừ trường hợp đó là đất trồng lúa. Vì vậy nếu như ba mẹ bạn có đầy đủ và hợp pháp thì hoàn toàn có thể đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Người được xét cấp giấy chứng nhận không có hộ khẩu thường trú nhưng đã nhận chuyển nhượng, nhận ở, đất ở thì vẫn được UBND quận, huyện cấp GCNQSDĐ nếu có đầy đủ giấy tờ theo quy định và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Về hồ sơ cần nộp để tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính gồm có:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực);

– Hợp đồng (02 bản có công chứng);

– Chứng minh nhân dân/hộ khẩu hai bên bán và bên mua (02 bộ có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/riêng như Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân (02 bộ có chứng thực);

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (01 bản chính);

– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính);

– Tờ khai (02 bản chính);

– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản chính);

– Tờ khai đăng ký thuế;

– Sơ đồ vị trí nhà đất (01 bản chính).

2. Nếu sau này bố mẹ tôi muốn xây dựng nhà trên mảnh đất đó thì có cần có sổ hổ khẩu mới được cấp phép xây dựng không?

Theo quy định về hồ sơ xin cấp phép riêng lẻ đô thị, không có yêu cầu nào liên quan đến việc phải có sổ hộ khẩu. Trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng gồm có:

1. Đơn đề nghị : Nhà ở riêng lẻ sử dụng mẫu sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở
(Sử dụng cho nhà ở riêng lẻ đô thị)

Kính gửi: ………………………………………….. …………
1. Tên chủ hộ: ………………………………………….. ………………………………..
– Địa chỉ liên hệ: ………………………………………….. ……………………………………..
Số nhà: …………….. Đường ………………..Phường (xã) ………………………………..
Tỉnh, thành phố: ………………………………………….. …………………………………….
Số điện thoại: ………………………………………….. ………………………………………..
2. Địa điểm xây dựng: ………………………………………….. ……………………………….
– Lô đất số:……………………………………Diện tích …………m2.
– Tại: ……………………………………. . …………………………………………
– Phường (xã) ……………………………………Quận (huyện) ……………………………….
– Tỉnh, thành phố: ………………………………………….. ………………………………….
3. Nội dung đề nghị cấp phép: ………………………………………….. ……………………
– Cấp công trình: …………………..
– Diện tích xây dựng tầng 1: ………m2.
– Tổng diện tích sàn:……….. m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
– Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
– Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế (nếu có): ………………………………………
– Chứng chỉ hành nghề số: ……………do ………….. Cấp ngày: …………………
– Địa chỉ: ………………………………………….. ………………………………………..
– Điện thoại: ………………………………………..
– Giấy đăng ký doanh nghiệp số (nếu có): ……………………..cấp ngày ………………
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………………. tháng
6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 –
2 – ……… ngày ……… tháng ……… năm ………
Người làm đơn
(Ký ghi rõ họ tên)

2. Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: Bản sao “sổ đỏ” có công chứng.
3. Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: (Bản vẽ này đơn vị thiết kế thường sẽ cung cấp đầy đủ cho chủ nhà)
– Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
– Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;
– Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Theo những giấy tờ trong hồ sơ trên có thể hiểu rằng việc xin cấp phép xây dựng nhà ở đô thị không cần phải có sổ hộ khẩu tại đó. Vì vậy nếu ba mẹ bạn đã đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hoàn toàn có thể xin cấp phép xây dựng nếu không thuộc trường hợp cấm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *