Lao động nữ mang thai có được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quy định của pháp luật lao động về chế độ làm việc của người lao động đang mang thai và nuôi con nhỏ như thế nào ? Điều kiện để hưởng chế độ thai sản, nghỉ dưỡng thai là gì ? Luật sư tư vấn và giải đáp một số vướng mắc pháp lý liên quan:

Mục lục bài viết

1. Lao động nữ mang thai có được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ không?

Thưa luật sư, luật sư cho em hỏi luật về chế độ thai sản: Đối với thai phụ mang thai tháng thứ 7 trở lên có được đi trễ hoặc về sớm 1 giờ hay không? Cảm ơn!

>>

Luật sư tư vấn:

Khoản 2 Điều 155 quy định:

“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương…”

Căn cứ vào quy định pháp luật trên thì công ty bạn phải chuyển lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 sang làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. Việc cho lao động nữ mang thai tháng thứ 7 được đi trễ hoặc về sớm 1h là do sự sắp xếp, thỏa thuận của công ty bạn với người lao động.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi tham gia BHXH vào tháng 12/2011 và đóng liên tục 1 năm. Đầu năm 2013 tôi nghỉ việc và tạm ngưng đóng BHXH (tôi nhận trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nhận BHXH sau 1 năm). Đến tháng 04/2014 tôi nhận việc ở cơ quan mới và tiếp tục đóng BHXH.

Vậy tôi có được tính thời gian đóng BH trước đó không? Thời gian dự sinh em bé của tôi là 02/2015 thì tôi có được nhận trợ cấp thai sản hay không?

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư!

Người gửi: Nguyễn Thị Huyền Trang

 Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản?

:

Trả Lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý:

Điều 87. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

b) Có việc làm;

c) Thực hiện ;

d) Hưởng lương hưu;

đ) Sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu mà không có lý do chính đáng;

e) Không thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật này trong ba tháng liên tục;

g) Ra nước ngoài để định cư;

h) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;

i) Bị chết.

2. Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này sẽ được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng giá trị còn lại của trợ cấp thất nghiệp quy định tại Điều 82 của Luật này.

3. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này thì thời gian đóng trước đó không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp lần sau.

Bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội một năm và đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng với khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội đó nên khoảng thời gian tham gia bảo hiểm này không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp lần sau nữa. Tuy nhiên các chế độ khác như thai sản, ốm đau, tai nạn lao động… bạn vẫn được sử dụng khoảng thời gian tham gia bảo hiểm này để ”cộng dồn” với thời gian tiếp tục tham gia bảo hiểm sau này để hưởng chế độ.

Tháng 12 năm 2015 bạn sinh em bé, 12 tháng trước khi bạn sinh em bé là từ tháng 12/2014 – tháng 12/2015, trong khoảng thời gian này bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội được 8 tháng (từ 4/2014 – 12/2015). Như vậy theo quy định tại điều 28 Luật bảo hiểm xã hội

“1. Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

thì bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi sinh con có nghĩa là bạn được hưởng trợ cấp thai sản và mức trợ cấp theo quy định tại điều 34 là hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Mọi vướng mắc vui lòng trao đổi trực tiếp với Chúng tôi qua số : để được tư vấn, hỗ trợ trực tuyến. Trân trọng./.

3. Nghỉ việc trước sinh có không ?

Chào luật sư ạ! Cho cháu hỏi là cháu đóng BHXH đến hết tháng 7 năm 2015 cháu nghỉ việc không đi làm nữa. Dự sinh của cháu là cuối tháng 6 năm 2016. Vậy cháu có được hưởng chế độ thai sản không ạ? Cháu nghe có người nói được, người nói không được nên không biết sao ?

Xin luật sư giúp cháu giải đáp thắc mắc. Cháu xin cảm ơn ạ!

Nghỉ việc từ năm 2015 thì có được hưởng chế độ thai sản không ?

Luật sư tư vấn:

Do bạn dự kiến sinh vào tháng 6/2016 nên chúng tôi tư vấn cho bạn dựa trên cơ sở quy định của có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.

“Điều 31: Điều kiện hưởng chế độ thai sản.

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt , hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.

Như thông tin của bạn, bạn dự kiến sinh vào cuối tháng 6/2016, chúng tôi xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2016. Chúng tôi không biết bạn đóng BHXH từ bao giờ, tuy nhiên để được hưởng chế độ thai sản bạn phải có từ đủ 06 trở lên tham gia BHXH trong thời gian 12 tháng trước khi sinh nói trên.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Tư vấn chế độ thai sản và điều kiện hưởng thai sản ?

Theo quy định tại điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì điều kiện được hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Theo đó, lao động nữ sinh con đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

+ Trường hợp người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì chị đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

+ Trường hợp người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám sửa bệnh có thẩm quyền.

Lưu ý: Chế độ thai sản là một chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu trường hợp lao động nữ chưa đủ 6 tháng đóng bảo hiểm bắt buộc thì người lao động chỉ có thể tiếp tục tham gia hợp đồng lao động để tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu đã nghỉ việc, người lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ không được tính cộng dồn đủ 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để hưởng chế độ thai sản.

Trân trọng ./.

5. Tư vấn chế độ ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi hiện nay hưởng bậc 3 bằng trung cấp. Tôi nghỉ thai sản từ 1/1//2015 đến nay. Tiền nghỉ thai sản được BHXH chi trả cùng với nhà trường. Vậy cho tôi hỏi cách tính phần chi trả của nhà trường là như thế nào? Trong đó có được phụ cấp khu vực không?

Tôi xin cảm ơn. Mong được luật sư tư vấn và giải đáp!

Người gửi: Liên

Tư vấn chế độ nghỉ thai sản?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau:

* Với trường hợp của bạn:

Điều 157 quy định, lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.

Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con; mức hưởng chế độ thai sản; chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi sinh quy định tại Điều 34 và Điều 37 Luật BHXH 2006 như sau:

– Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

– Người lao động hưởng chế độ thai sản khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

– Trường hợp lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung; phải nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung mức hưởng một ngày bằng 40% mức lương tối thiểu chung.

Theo Điều 3 , mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác từ ngày 1/7/2013 là 1.150.000 đồng/tháng

Khoản 1 Điều 94 Luật BHXH 2006 quy định:

“Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung”.

Theo đó, khoản phụ cấp khu vực không dùng để tính đóng BHXH, nên không được dùng làm cơ sở tính chế độ thai sản. Trân trọng./.

6. Công ty ép nghỉ việc, người lao động có được hưởng thai sản?

Thưa Luật sư, hiện tại tôi đang làm việc tại một công ty, theo quy định của công ty thì 6 tháng làm việc mới được mang thai. Nhưng tôi có thai khi mới làm được 5 tháng ở công ty, tức ngày 20/11/2014. Tính đến nay 20/4/2015 tôi đã đóng bảo hiểm được 8 tháng và đang mang thai tháng thứ 5. Nhưng công ty đã ép tôi viết .

Tôi rất muốn biết sau khi tôi nghỉ việc tôi có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Công ty ép nghỉ việc, người lao động có được hưởng thai sản?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất, về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của công ty.

Theo như thông tin bạn trình bày thì theo quy định của công ty thì 6 tháng làm việc mới được mang thai nhưng bạn có thai khi mới làm được 5 tháng ở công ty, tức ngày 20/11/2014, công ty đã ép bạn viết đơn xin nghỉ việc.

Điều 155, quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau

“1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố , mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong . Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”

Việc công ty yêu cầu người lao động cam kết thời gian sinh con đã hạn chế quyền làm mẹ của người lao động. Việc công ty yêu cầu bạn viết đơn xin nghỉ việc vi phạm nghiêm trọng điều cấm của pháp luật lao động.

Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bạn có thể khiếu nại đến cơ quan quản lý lao động hoặc Thanh tra lao động. Nếu bạn vẫn thấy chưa thỏa đáng thì có quyền khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Thứ hai, về việc bạn có được hưởng chế độ thai sản không?

Điều 28 quy định về điều kiện hưởng thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Bạn làm việc được 5 tháng thì có con, tức là bạn bắt đầu vào công ty làm và đóng bảo hiểm từ tháng 20/7/2014. Tính đến 20/4/2015 bạn đã đóng bảo hiểm được 8 tháng và đang mang thai tháng thứ 5. Bạn sẽ sinh vào khoảng đầu tháng 9 năm 2015.

Như vậy, bạn chỉ được hưởng thai sản khi bạn đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh (từ tháng 9/2014 đến tháng 8/2015). Theo tính toán, bạn đã đóng bảo hiểm được 8 tháng , cho nên bạn hoàn toàn đủ điều kiện hưởng thai sản.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *